Lựa chọn các loài cây có ích quý, hiếm cần đưa vào bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 59 - 75)

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các

3.3.2. Lựa chọn các loài cây có ích quý, hiếm cần đưa vào bảo tồn

3.3.2.1. Tiêu chí lựa chọn các loài cây có ích cần bảo tồn

- Các loài cây được lựa chọn để đưa vào bảo tồn là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang ở mức độ bị doạ cao ngoài tự nhiên.

- Các loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật, trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, năm 2006.

- Các loài nằm trong Nghị định số 32/ 2006/ NĐ- CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào tình hình khai thác, sử dụng và buôn bán tại địa phương để giới thiệu các loài có nguy cơ bị đe dọa trong khu vực nghiên cứu

3.3.2.2. Nguy cơ đe doạ đối với một số loài cây có ích

Qua kết quả điều tra cho thấy hiện có nhiều nguyên nhân (trực tiếp và gián tiếp) đe dọa tới các loài cây có ích và đa dạng sinh vật của khu vực. Tuy

nhiên hai nguyên nhân trực tiếp sau đây có tác động lớn nhất cần được quan tâm trong chương trình bảo tồn:

*Sự khai thác quá mức một số loài vì mục đích kinh tế

Do nhu cầu khai thác mạnh nhằm mục đích sử dụng và buôn bán, một số loài cây có ích đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tới sự tồn tại trong khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận. Chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình buôn bán một số loài của một số tư thương tại khu vực nghiên cứu (Bảng 3.20).

Kết quả ở bảng này cho thấy, chỉ với 8 loài cây được khai thác thì mỗi năm, tại khu vực nghiên cứu đã lưu thông tới hơn 144 tấn các sản phẩm từ rừng (trong thực tế, khối lượng các sản phẩm có thể còn cao hơn nhiều). Với mức độ khai thác để buôn bán như trên, chỉ trong vài năm nữa, một số loài cây khó có thể bắt gặp trong khu vực nghiên cứu hoặc ở các khu vực lân cận.

Bảng 3.20: Khối lượng hàng xuất khẩu của các tư thương (tấn/ năm)

TT Tên phổ thông Khối lượng Thị trường

1. Lan kim tuyến (cỏ nhung) 0,5 - 1 Nội địa

2. Củ một (bình vôi) 2-3 Nội địa

3. Sắn dây rừng 3-5 Nội địa

4. Hoàng đằng 3-5 Nội địa

5. Đay nhớt 15 Nội địa

6. Đót 30 - 35 Nội địa

7. Mây các loại 40 -60 Nội địa

8. Tre Lồ ô 15 - 20 Nội địa

Tổng 108,5 - 144

Cách đây 3- 4 năm, người dân chỉ cần đi vào rừng khoảng 1- 1,5km là có thể khai thác được Sắn dây rừng, Củ một (bình vôi), Hoàng đằng,... về làm thuốc và bán nhưng hiện nay, phải vào tận rừng sâu mới tìm thấy các loài cây này.

Tương tự, cỏ Nhung (Lan kim tuyến) trước đây, người dân chỉ cần vào rừng khoảng 1-2 km là có thể khai thác được. Từ đầu năm 2005, loài này được các chủ buôn ở đồng bằng lên đặt hàng thông qua tư thương trên địa bàn thu mua với giá cao (23.000 - 25.000đ/ kg tươi). Nhiều người thường xuyên vào rừng để khai thác, có người đi rừng 3 ngày đã khai thác được 20 - 25kg tươi (cả cây). Không chỉ ở khu vực nghiên cứu mà cả các khu vực lân cận có nhiều cỏ Nhung cũng đang bị khai thác mạnh.

Đây là nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học rất nghiêm trọng nhưng rất khó kiểm soát, bởi vì thu hái và buôn bán các cây hoang dại đang là nguồn thu rất lớn của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nghiên cứu.

*Hiện tượng phá rừng để làm nương rẫy

Sức ép lớn nhất lên đa dạng sinh vật tại các xã nghiên cứu hiện nay là việc người dân phá rừng để làm nương rẫy. Đây là tập quán canh tác lâu đời của đồng bào dân tộc miền núi. Phá rừng làm nương rẫy là một trong những nguyên nhân chính làm diện tích rừng trong vùng bị suy giảm. Hiện nay, canh tác du canh còn rất phổ biến, thường mỗi hộ gia đình có từ 2- 4 mảnh nương, sau 1-2 vụ canh tác, đất bị bạc màu thì họ lại chuyển qua mảnh khác.

Hiện tượng phá rừng để lấy đất canh tác vẫn còn xảy ra, diện tích rừng bị phá chủ yếu là rừng ở vùng đệm. Đối tượng xâm phạm là rừng non và rừng phục hồi sau nương rẫy. Hầu hết các vụ phá rừng xảy ra ở xã Tà Long và xã Húc Nghì.

Bảng 3.21: Diện tích rừng bị phá và số hộ

Năm Diện tích (ha) Số hộ

2004 4,6 18

2005 3,1 12

2006 3,0 7

Lực lượng Kiểm lâm đã triển khai xác định vùng canh tác nương rẫy cho người dân địa phương, tuy nhiên chưa có quy hoạch sử dụng đất đai chính thức được tiến hành trong vùng.

Để lấy đất làm nương rẫy, người dân không ngại chặt phá cây rừng, kể cả các khu rừng được khoanh nuôi bảo vệ. Ngoài những tác hại trực tiếp do phá rừng, đốt rừng để làm nương rẫy, những ảnh hưởng gián tiếp của nó cũng gây ra hậu quả không nhỏ. Khi rừng bị tàn phá, môi trường sống, tiểu khí hậu xung quanh cũng bị ảnh hưởng, một số loài động thực vật sẽ không còn được sống trong điều kiện thuận lợi nữa, chúng sẽ bị ảnh hưởng dần và có thể đi đến tuyệt chủng.

Trên đây là hai nguyên nhân có tác động rất lớn tới các loài cây có ích và đa dạng sinh vật nói chung tại khu vực nghiên cứu. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, bảo vệ thích hợp và kịp thời chắc chắn sẽ gây ra hậu quả lớn trong những năm sắp tới.

3.3.2.3. Các loài cây quý hiếm cần đưa vào bảo tồn

Trong số 255 loài đã được ghi nhận, có 14 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và 6 loài vừa có tên trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006 vừa có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài được ghi trong nghị định 32/ 2006/ NĐ- CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Bảng 3.22).

Từ kết quả ở bảng này cho thấy, có tới 20 loài có tên trong các danh lục thực vật nguy cấp, hạn chế khai thác và cần được bảo tồn. Như vậy, hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu có giá trị cao cần được bảo tồn. Nếu tiếp tục được điều tra thì con số này có thể còn tăng lên. Giá trị bảo tồn ở đây không chỉ là bảo tồn về mặt thực vật quý hiếm mà còn cả giá trị về kinh tế, khoa học, văn hoá và kinh nghiệm sử dụng chúng, bởi khi bản thân các loài thực vật bị tuyệt chủng thì các kinh nghiệm về sử dụng chúng của người dân cũng dần dần bị lãng quên. Chính vì vậy, đây là các loài cần được ưu tiên trong việc bảo tồn và cần có sự quản lý chặt chẽ trong khai thác và buôn bán tại địa phương.

Bảng 3.22: Các loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ cây thuốc (DLĐCT) Việt Nam và Nghị định 32/2006/ NĐ - CP

TT Tên phổthông Tên khoa học Sách đỏ Mức độDLĐCT NĐ 32

1. Gụ mật Sindora siamensisTeysm. ex

Miq. EN A1a,c,d IIA

2. Gụ lau Sindora tonkinensis A.

Chev. ex K. & S. Larsen EN A1a,c,d +2d IIA 3. Lim xanh Erythrophleum fordii

Oliv. IIA

4. Lá khôi Ardisia silvestris Pitard VU A1a,c,d+2d

5. Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour IIA

6. Rau sắng Milientha suavisPierre VU B1+2e 7. Ba gạc vòng Rauvolfia verticillata

(Lour.) Baill. VU A1a,c

VU.B2a,b (ii,iii,iv,v) 8. Ba gạc lá to Rauvolfia cambodiana

Pierre ex Pitard VU A1c VU.A4c 9. Trúc đen Phyllostachys nigra

(Lodd. ex Loud) Munro VU A1a 10. Song bột Calamus poilanei

Conrard. EN A1c,d+2c,d

11. Bình vôi Stephania spp. IIA

12. Thạch hộc Denrobiumnobile Lindl EN B1+2b,c,e VU.A1c,d IIA 13. Thông nàng Dacrycarpus imbricatus

(Blume) de Laub. VU.A2c,d

14. Vàng tâm Manglietia dandyi

(Gagnep.) Dandy VU A1c,d 15. Giổi bà

(Giôi lông) Michelia balansae (DC.)

Dandy VU A1c,d

16. Lát hoa Chukrasia tabularisA.

Juss. VU A1a,c,d+2d

17. Sến mật Madhuca pasquieri

(Dubard.) H. J. Lam EN B1+2b,c,e 18. Dẻ cau Lithocarpus fenestratus

(Roxb.) Rehd. VU A1c,d

19. Ô rô cạn

(Đại khế) Cirsium japonicumFish. ex DC.

VU.B2a,b (ii,iii,v) 20. Lan kim tuyến

(cỏ nhung) Anoectochilus setaceus

Trong đó, mức độ quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt nam, Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam và Nghị định 32.

- EN: Nguy cấp (Đang bị đe doạ tuyệt chủng) - VU: Sẽ nguy cấp (Có thể bị đe doạ tuyệt chủng) - IA: Nghiêm cấm khai thác và sử dụng

- IIA: Hạn chế khai thác và sử dụng

Trong số các loài ở trên thì chỉ có Ba gạc vòng và Rau sắng là còn gặp tương đối nhiều trong khu vực nghiên cứu, các loài khác chỉ còn gặp rải rác trong các khu rừng già, vùng núi cao.

Ngoài các căn cứ là các tài liệu bảo tồn trên đây, thực tế tại khu vực nghiên cứu còn một số loài cây khác đang phải đối mặt với nguy cơ bị đe doạ như Bổ máu, Sâm nam, Thổ phục linh...Cần sớm có kế hoạch bảo vệ và phát triển chúng.

3.3.2.4. Các giải pháp bảo tồn

Với mức độ đe doạ như ở trên đã trình bày, để tránh đi đến nguy cơ mất hẳn các loài thực vật nói chung và các loài cây có ích nói riêng, chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn chúng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu tại địa phương, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo tồn sau.

* Bảo tồn tại vười nhà - vườn rừng

Lựa chọn các loài có nguy cơ bị đe dọa cao đưa vào trồng, chăm sóc tại các vườn nhà hay vườn rừng. Xác định nhu cầu sinh thái của các cây cần bảo tồn, trên cơ sở đó lựa chọn các vườn có điều kiện thích hợp với từng loài đã lựa chọn. Các chủ vườn được chọn phải có nhận thức tốt về mức độ nguy cấp của các loài thực vật, đồng thời phải có những kiến thức, kinh nghệm nhất định về trồng, chăm sóc và bảo vệ vườn nhà cũng như vườn rừng.

sắng, Thổ phục linh, Sâm nam... Trong số này nếu chủ vườn chăm sóc tốt có thể tạo ra được thu nhập từ chính các cây bảo tồn của mình.

* Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Lựa chọn các khu rừng có mặt các loài cây cần bảo tồn, các khu vực này có diện tích che phủ và có điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ là nơi thích hợp cho việc tái sinh của các loài cây. Đồng thời, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, ta có thể đưa vào trồng một số cây như Hoàng đằng, Thổ phục linh, Sâm nam, Sa nhân, Gụ mật, Gụ lau, Sến mật, Lim xanh...

Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp lâm sinh để thúc đẩy sự phát triển các loài bị đe doạ và các loài có giá trị kinh tế cao.

Các khu rừng khoanh nuôi bảo vệ cần được đảm bảo an toàn cao, hạn chế người dân ra vào, đồng thời cần bố trí lực lượng tuần tra, bảo vệ và ngăn chặn những người cố tình vào rừng khai thác, thu hái lâm sản.

*Giải pháp phát triển kinh tế địa phương

Việc phát triển kinh tế địa phương là giải pháp quan trọng, quyết định và bền vững nhất trong công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Phát triển kinh tế địa phương sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tạo thị trường lưu thông và tiêu thụ sản phẩm tốt, nâng cao giá trị hàng hoá, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của người dân trong vùng. Đây là yếu tố quyết định giảm sự phụ thuộc của người dân vào rừng từ đó giảm sức ép tác động xấu đến rừng và đa dạng sinh học.

* Thu hút cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.

* Tăng cường quản lý việc buôn bán các mặt hàng lâm sản, đặc biệt là các loài có tên trong danh sách cấm, hạn chế khai thác.

* Kiểm soát hoạt động phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy bằng cách quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy ổn định cho người dân, kiểm tra kiểm soát canh tác du canh trong mùa làm nương rẫy. Tuyên truyền, thuyết phục người dân ký cam kết không được phá rừng, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy.

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân hiểu biết về pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.

Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế. Mặt khác cần phải bảo tồn và phát triển tri thức bản địa như cách thức thu hái, sử dụng tài nguyên cây có ích một cách bền vững.

* Xây dựng và chuyển giao kỹ thuật cùng các mô hình sản xuất kinh tế như kinh tế vườn rừng, mô hình nông lâm kết hợp; Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như Dệt thổ cẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ...

* Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân như chính sách về giao đất giao rừng và chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất, nhận rừng.

Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá và tín ngưỡng đối với người dân.

Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn cao về công tác tại địa phương; Chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.

* Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, xây dựng quy ước, hương ước liên quan đến quản lý rừng.

Xây dựng và vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động, tham gia quản lý bảo vệ rừng. Giúp người dân xây dựng

hương ước về khai thác, thu hái, sử dụng và buôn bán các loài cây có ích. Trong đó sẽ quy định cụ thể các loài nào người dân cần hạn chế khai thác, thu hái và những loài nào cấm buôn bán.

Duy trì và phát triển các phong tục tập quán có tác động tốt đến công tác quản lý bảo vệ rừng như rừng ma, rừng cấm, thờ cúng một số loài động vật quý. Để có thể bảo tồn được các loài thực vật nói chung và các loài cây có ích nói riêng thì cần được phải thực hiện đồng thời tất cả các biện pháp trên.

Chương IV

KếT LUậN Và KIếN NGHị

4.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau: - Số hộ gia đình dân tộc Pa Kô và Vân Kiều trong 3 xã nghiên cứu có cuộc sống phụ thuộc vào rừng khá cao (50/70 hộ được phỏng vấn) chiếm 69,39%. Thu nhập từ rừng của các hộ gia đình này từ 25,75% đến 51,40% tổng thu nhập.

- Kết quả điều tra về thành phần loài cây có ích, đã xác định 255 loài với 203 chi, 79 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạnh được đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã Tà Long, Húc Nghì, A Bung sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trong đó ngành Ngọc lan chiếm đa số với 248 loài (chiếm 97,2%).

- Trong 255 loài cây có ích, nhóm cây làm thuốc được sử dụng nhiều nhất với 214 loài, điều trị cho 9 nhóm bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các bệnh về hệ tiêu hoá; bệnh ngoài da; các bệnh về hệ vận động (xương, gân, cơ); các bệnh cho phụ nữ,...

- Đã xác định được 61 loài cây ăn được, trong đó đáng chú ý là 15 loài dùng làm thực phẩm, 12 loài làm gia vị và 20 loài cây ăn quả.

- Đã thống kê được 14 loài cây độc, 16 loài cây được dùng trong xây dựng, 17 loài được khai thác làm hàng thủ công mỹ nghệ và các loài cây sử dụng vào mục đích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)