Lựa chọn các loài cây có ích có triển vọng để đưa vào phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 58 - 59)

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các

3.3.1. Lựa chọn các loài cây có ích có triển vọng để đưa vào phát triển

3.3.1.1. Tiêu chí lựa chọn

Các loài được chúng tôi lựa chọn để đề xuất phát triển kinh tế tại địa phương là các loài đã và đang được sử dụng trong các cộng đồng của địa phương và cần đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có thể phát triển thành hàng hoá và có được thị trường (có nhu cầu sử dụng cao ở trong và ngoài địa phương, có khả năng lưu thông đến các khu vực khác, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng xuất khẩu).

- Có giá trị kinh tế cao (các loại cây cho mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có thể góp phần phát triển kinh tế địa phương).

- Có thể tạo ra hàng hoá mang tính độc đáo của địa phương (giá trị truyền thống và kinh tế sẽ được khẳng định tốt hơn nếu các sản phẩm đưa ra thị trường mang tính độc đáo của từng khu vực. Về lâu dài, điều này sẽ giúp cho các sản phẩm dễ tạo được thương hiệu hơn).

3.3.1.2. Các loài cây có giá trị kinh tế cao cần đưa vào phát triển

Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, hiện tại ở khu vực nghiên cứu có một số cây trồng có chất lượng tốt và năng suất khá cao có khả năng phát triển để trở thành hàng hóa. Trên cơ sở kết quả điều tra và các tiêu chí lựa

chọn đối với các cây có giá trị kinh tế, bước đầu chúng tôi giới thiệu các loài cây sau đây (Bảng 3.19) có triển vọng phát triển tại địa phương góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của các cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.19: Các cây có triển vọng phát triển thành hàng hoá

TT Tên phổ

thông

Lợi thế phát triển và thị trường

1. Cà phê Giá trị cao, thị trường lớn nội địa và xuất khẩu 2. Hồ tiêu Giá trị cao, thị trường lớn nội địa và xuất khẩu

3. Cam Giá cao, một số giống là đặc sản, nhu cầu thị trường lớn

4. Bưởi Chất lượng cao, nhu cầu thị trường lớn 5. Quýt Chất lượng cao, thị trường nội địa lớn.

6. Dứa Đa tác dụng, giá khá cao, thị trường nội địa lớn 7. Rau rớn Đặc sản, giá trị cao, nhu cầu trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)