Các nhóm cây có ích và kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Pa Kô và Vân Kiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 34 - 51)

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các

3.2.2. Các nhóm cây có ích và kinh nghiệm sử dụng của dân tộc Pa Kô và Vân Kiều.

và Vân Kiều.

Đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã Tà Long, Húc Nghì, A Bung sử dụng các loài thực vật vào nhiều mục đích khác nhau. Trên cơ sở mục đích sử dụng cũng như tầm quan trọng của các loài đối với cộng đồng, chúng tôi xếp các loài cây có ích ở 3 xã điều tra thành 6 nhóm tài nguyên khác nhau.

Bảng 3.6: Các nhóm cây có ích của đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã Tà Long, Húc Nghì, A Bung

TT Nhóm cây Số loài Tỷ lệ %

1. Cây làm thuốc 214 64,5

2. Cây ăn được (bao gồm cây lương thực, thực

phẩm, làm rau, gia vị, ăn quả,...) 61 18,4

3. Cây có độc tính 14 4,2

4. Cây nhuộm màu 6 1,8

5. Các cây làm hàng thủ công mỹ nghệ 17 5,1 6. Các cây có công dụng khác (làm cây cảnh,

củi đốt, tín ngưỡng,...) 20 6,0

Qua kết quả ở bảng trên cho thấy, trong số 255 loài cây có ích thì nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là nhóm cây dùng làm thuốc với 214 loài (chiếm

64,5%). Khi đi nương rẫy hoặc vào rừng người Pa Kô cũng như người Vân Kiều thường có thói quen thu hái các loại rau, quả rừng về sử dụng trong gia đình, do vậy nhóm cây ăn được (lương thực, thực phẩm, làm rau, gia vị, quả ăn) chiếm một tỷ lệ đáng kể 61 loài (18,4%). Các nhóm cây còn lại như nhóm cây độc (chiếm 4,2%), nhóm cây nhuộm màu (chiếm 1,8%), nhóm cây dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ (chiếm 5,1%) và nhóm cây có công dụng khác (6,0%). Điều này hoàn toàn phù hợp với cuộc sống của người dân tộc ở các vùng nông thôn, miền núi. Do cách xa các trung tâm đô thị nên việc tự cung, tự cấp, giao lưu trong tiểu khu vực là rất cần thiết. Hơn nữa, ở những khu vực kinh tế còn khó khăn thì nhu cầu hàng đầu của con người là lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy nguồn tài nguyên được sử dụng vào mục đích cây làm thuốc và nhóm cây ăn được cũng chiếm phần lớn trong tổng số loài họ khai thác. Các nhóm cây còn lại ít nhiều cũng được khai thác, sử dụng nhưng với nhu cầu ít hơn hoặc chỉ tập trung vào một số cây nhất định. Kinh nghiệm và tri thức sử dụng các nhóm cây có ích được trình bày như dưới đây:

3.2.2.1. Nhóm cây sử dụng làm thuốc

Khai thác và sử dụng cây thuốc ngoài tự nhiên để chữa bệnh trong gia đình và cho cộng đồng là tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc ít người ở huyện Đakrông. Trong quá trình phát triển của cộng đồng, họ đã dần nhận biết các loài cây thuốc để chữa bệnh, qua quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy trong mỗi cộng đồng người Pa Kô và Vân Kiều thường có 2-3 lang y trong bản, ngoài ra phần đông các hộ gia đình người Pa Kô và Vân Kiều đều có khả năng sử dụng cây thuốc để điều trị một số bệnh thông thường hoặc sử dụng cây cỏlàm thuốc phục vụ cho mục đích bồi bổ cơ thể. Kết quả điều tra đã ghi nhận được 214 loài cây thuốc thuộc 70 họ, được người dân ở khu vực này sử dụng để điều trị cho 9 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó các họcó nhiều loài được sử dụng làm thuốc là họ Đậu (Fabaceae) -

15 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) - 14 loài, họ Cúc (Asteraceae) - 12 loài, họCà phê (Rubiaceae) - 10 loài và họ Hoà thảo (Poaceae) - 9 loài...

Kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở các xã nghiên cứu khá đa dạng và phong phú. Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Các nhóm bệnh được điều trị bằng cây thuốc nam của người Pa Kô và Vân Kiều

TT Nhóm bệnh Số

loài

Một số cây thuốc được dùng phổ biến

1. Các bệnh về đường tiêu hoá 40 Khôi, bí đỏ, bình vôi, đơn nem, ổi, hồ tiêu,..

2. Các bệnh liên quan tới hô

hấp 10

Rẻquạt, Cỏmần trầu, Tóc tiên, Đậu săng,...

3. Các bệnh ngoài da 35 Nổquả trắng, Thầu dầu tía, Bạch hạc, Dầu lai, Núc nác... 4. Các bệnh liên quan tới hệ vận

động (Xương, cơ, gân, khớp) 33

Dây ký ninh, Dây đau xương, Mít nài, Mặt quỷ,...

5. Các bệnh về thận, bài tiết 23 Tầm gửi, Ngấy hương, Cây tiết dê, Cam thảo đất,...

6. Các bệnh cho phụ nữ 18 Cối xay, Vông nem, Trinh nữ, Mít, Sả, Chanh,...

7. Các bệnh do động vật gây ra 12 Trầu không rừng, Mướp đắng, Đại tướng quân, bồ cua vẽ... 8. Các loại thuốc uống bổ mát 20 Thảo quyết minh, Thổphục

linh, Hà thủô đỏ,... 9. Các bệnh khác (cảm cúm, dị ứng, mẩn ngứa, chữa bệnh do động vật,..) 23

Bùng bục, Bưởi, Đu đủ, Ngải cứu, Sả, Gừng...

Giống như các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, do trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, ăn ở thiếu vệ sinh là

nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, bệnh ngoài da. Bên cạnh đó các tuyến đường như đường liên thôn, đường lâm nghiệp chưa phát triển nên việc đi lại khó khăn, đặc biệt là người dân thường xuyên vào rừng khai thác tài nguyên nên dễ gặp tai nạn, ảnh hưởng đến xương, cơ bắp. Những thống kê của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số loài cây thuốc dùng để chữa trị các bệnh về tiêu hóa (40 loài), bệnh ngoài da (35 loài) và các bệnh liên quan đến hệ vận động (33 loài) thường chiếm số lượng cao. Ngoài ra, các cây thuốc được người dân thu hái trong tự nhiên để làm rượu tăng lực, bồi bổ sức khỏe cũng chiếm số lượng tương đối lớn điều này cũng dễ hiểu bởi trong điều kiện về dinh dưỡng còn thiếu thốn lại phải lao động nặng nhọc nên người dân rất quan tâm tới việc phục hồi thể lực, duy trì sức khỏe để đảm bảo lao động.

Trong số các cây được đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều dùng làm thuốc ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi chưa phát hiện được cây thuốc nào mới. Tuy nhiên một số loài có nhiều công dụng chữa bệnh cũng như phương thức điều trị mới. Bảng dưới đây giới thiệu một số loài cây thuốc có công dụng chữa bệnh mới điển hình.

Bảng 3.8: Một số cây thuốc có công dụng mới

TT Tên phổ thông Tên khoa học Công dụng mới

1 Thổ phục linh Smilax glabraWall. ex Roxb.

Củ ngâm rượu uống bổ máu, chống hồi hộp.

2 Vông nem Erythrina variegataL. Hạt chữa đau bụng đi ỉa, lá làm an thai

3 Khế rừng Rourea minor(Gaertn.) Alston

Qủa chữa lỡ mồm lông móng gia súc

4 Cà độc dược Datura metelL. Lá giả với nước gạo nếp đắp chữa đau cơ

5 Cỏ xước Achyranthes asperaL.

Cả cây chữa thần kinh suy nhược, rễ đun nước uống chữa đái vàng, ngậm chữa đau răng

6 Bùng bục Mallotus barbatus

(Wall) Muell.- Arg.

Rễ chữa viêm ruột, sa dạ con, lá chữa dòi trâu

7 Ba gạc vòng Rauvolfia verticillata

(Lour) Baill.

Cành lá hơ nóng nằm lên chữa đau lưng, sát vào chân chống vắt cắn; lá đem giả cùng các cây khác uống chữa vôi hoá cột sống 8 Nhội Bischofia javanica

Blume

Lá đun rữa chữa viêm âm đạo, Thân võ rắc chữa vết sâu quảng mau lành

9 Dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis

L.

Cành, lá giả thêm nước gạo chữa tắc tia sữa

10 Dấp cá Houttuynia cordata

Thunb.

Cả cây giả uống, lá đắp có tác dụng hạ sốt, co giật.

Trên đây là những nét độc đáo về cách chế biến và sử dụng cây thuốc của người đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều mà chúng ta cần phải trân trọng, kế thừa và phát triển chúng.

Trong số 214 loài cây dùng làm thuốc, có cây chỉ được ghi nhận để chữa trị một bệnh nhưng cũng có cây được sử dụng để chữa trị hai hay nhiều bệnh khác nhau. Qua điều tra, phỏng vấn chúng tôi đã thống kê được 5 loài cây được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh.

Bảng 3.9: Một số cây được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh

TT Tên phổ thông Tên khoa học Công dụng mới

1 Cỏ xước Achyranthes asperaL.

Cả cây chữa kinh nguyệt không đều, chữa thần kinh suy nhược, rể đun nước uống chữa đái vàng, ngậm chửa đau răng.

2 Ba gạc vòng Rauvolfia verticillata

(Lour) Baill.

Cành lá hơ nóng nằm lên chữa đau lưng, sát vào chân chống vắt cắn; lá đem giả cùng các cây khác uống chữa vôi hoá cột sống.

3 Lưỡi rắn Hedyotis corymbosa

(L.) Lamk.

Cả cây chữa rắn cắn, đậu sởi, viêm họng,…

4 Màng tang Litsea cubeba

(Lour.) Rers.

Cành, lá nấu xông cho phụ nữ sau sinh mau khoẻ, lá giã đắp chữa đau đầu, trải cho lợn nằm chữa đậu mùa

5 Bồ kết

Gleditsia autralis

Hemls. ex Forbes & Hemls.

Quả chữa tiêu đờm, trị cấm khẩu, đau răng, xông đẻ, gội đầu,…

Từ những phân tích ở trên cho thấy cùng một cây thuốc nhưng mỗi người lại có kinh nghiệm, phương thức điều trị được nhiều bệnh khác nhau. Điều đó

cho thấy, nguồn tri thức về sử dụng thực vật ở đây rất phong phú và phương thức chữa trị bệnh khá độc đáo. Mỗi phương thức lại chỉ tồn tại trong một vài người, vài gia đình hay trong một cộng đồng nhỏ... Đây là nguồn tri thức quý giá nhưng có nguy cơ mai một cao khi những người này qua đời, do vậy cần phải có biện pháp thu thập và bảo tồn nguồn tri thức quý giá này.

Những cây thuốc được điều tra không chỉ phong phú về thành phần loài mà còn rất đa dạng về dạng sống và bộ phận sử dụng, vì vậy đây cũng là vấn đề cần được quan tâm bởi việc sử dụng này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bảo tồn, duy trì và tái sinh của các loài thực vật. Nếu người dân chỉ khai thác cành lá hoặc thân thì chúng vẫn đảm bảo được sự sống của các cá thể nhưng nếu khai thác gốc, rễ hay củ thì đây lại là một nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học. Bảng 3.10: Bộ phận được sử dụng làm thuốc TT Bộ phận dùng Số loài Tỷ lệ (%) 1. Cả cây 15 7 2. Cành, lá 100 46,7 3. Rễ, củ 46 21,5 4. Hoa, quả, hạt 39 18,3 5. Khác (dịch thân, nhựa...) 14 6,5

Số liệu ở bảng 3.10 chứng tỏ, phần lớn bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc vẫn là cành lá (100 loài, chiếm 46,7%), tiếp đến là hoa, quả (39 loài, chiếm 18,3%), các bộ phận khác (nhựa, dịch thân, chiếm khoảng 6,5%). Như vậy, với hình thức khai thác này thì nhiều loài chưa bị đe doạ tác động trực tiếp từ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc khai thác một số loài cả cây hay rễ, củ vẫn còn tương đối lớn (7%, 21,5%). Đặc biệt phần lớn trong số đó lại là những cây lâu năm, có giá trị kinh tế cao đồng thời cũng là các loài có

nguy cơ bị đe doạ cao như Bình vôi, Hoàng đằng, Thổ phục linh, Lan kim tuyến... Đây là vấn đề cần được quan tâm vì điều này có liên quan rất nhiều đến duy trì, tái sinh và bảo tồn của thực vật.

3.2.2.2. Một số bài thuốc dân tộc

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 10 bài thuốc thường được người dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã nghiên cứu sử dụng.

Bài 1: Thuốc chữa dạ dày:

Vị thuốc hay dùng là Củ một (Stephania rotunda) cùng với dạ dày nhím tán bột, trộn với mật ong ăn hằng ngày

Bài 2: Thuốc chữa viêm đường tiết niệu:

Cũng bao gồm các vị như: Dứa dại (Pandanus odoratisimus), râu ngô

(Zea mays), rễ cỏ tranh (Imperata cylindrica) và một số loại khác mang tính chất lợi tiểu, nấu uống thường xuyên.

Bài 3: Chữa bệnh cảm cúm:

+ Dùng các loại lá xông bao gồm: lá có tác dụng hạ sốt như: Lá tre

(Bambusa balcooa), lá khế (Rourea minor) và các loại lá có tinh dầu như lá chanh(Citrus limonia),lá bưởi(Citrus grandis),lá sã(Cymbopogon nardus)...

+ Củ ném (Allium schoenoprasum) được người dân tộc ở đây sử dụng làm gia vị và nấu cháo khi cảm cúm

Bài 4: Chữa bệnh đau bụng xổ tả

+ Cách 1: Dùng hạt cây vông nem (Erythrina variegata) nướng chín tán bột uống với nước đun sôi mỗi lần uống 2 hạt, sau 3 đến 4 tiếng đại tiện không đỡ, thì uống tiếp 2 hạt nữa.

+ Cách 2: Hạt của cây bàm bàm (Entanda phasioloidess) bỏ vỏ lấy nhân nướng chín vàng tán bột uống mỗi lần khoảng 1/10 hạt.

Bài 5: Chữa bệnh sốt thương hàn:

cách bôi dọc cây ráy dại (Alocacia macrorrohizos)vào người mà không thấy ngứa thì đúng là bị bệnh sốt thương hàn. Lấy dọc cây ráy dại xát vào người, còn củ thì sao lên đun uống thay nước hàng ngày uống đến khi hết sốt. Bôi dọc cây vào người thấy ngứa và uống củ thấy ngứa họng lúc này bệnh đã khỏi.

Bài 6: Chữa bệnh Viêm gan:

Cách chữa: Dùng hạt bàm bàm (Entanda phasioloidess) đập bỏ vỏ lấy nhân nướng trên bếp than đến chín vàng, tán bột hoà với nước uống. Mỗi lần uống khoảng 1/10 đến 1/8 hạt, ngày uống từ 2 đến 3 lần. Uống đến khi đái được nhiều, hết mệt mỏi, không buồn ngủ, da, mắt không vàng thì thôi.

Phương pháp này có độ tin cậy cao, qua phỏng vấn những ông lang, bà mế và người bệnh đã được chữa khỏi cũng như người dân ở khu vực này.

Bài 7: Những vị thuốc dùng bồi bổ sức khoẻ:

Bao gồm: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), bổ máu (Bauhinia

sp.),... đây cũng là các vị thuốc có tác dụng bổ huyết, bổ thận nâng cao sức khoẻ

Bài 8: Chữa đau lưng nhức mỏi toàn thân:

Lấy nước thợ rèn thui đồ, tưới lên nồi than đỏ dưới giường, trên giường trải Lá lốt (Piper lolot) sau đó nằm lên xông hơi làm như thế từ 1- 2 lần bệnh sẻ khỏi

Bài 9: Chữa sâu ăn răng:

Lấy Hạt tiêu (Piper nigrum) rang nóng, lấy lá cây địa long chẻ đôi ra bỏ hạt tiêu vào úp lại để chừng 5 phút. Sau đó lấy tiêu ra giã mịn, dùng bông thấm tiêu và chấm vào lỗ sâu răng

Bài 10: Chữa lở mồm long móng (trâu bò):

Cách dùng: Lấy Lá khế (Rourea minor) chua giã nát trộn lẫn với quả chanh vắt, xát vào mồm, móng trâu bò.

*Nhận xét chung

Cách sử dụng thuốc nam của người đồng bào dân tộc Pa Kô và Vân Kiều khá phổ biến. Những bệnh thông thường thì các gia đình tự tìm kiếm và sử dụng. Chỉ có một số ít người hành nghề làm thuốc, nhưng số này thường giấu nghề do đó rất khó nắm bắt và nhân rộng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự thất truyền của một số bài thuốc quý.

Về định lượng, đơn vị đo lường thường là nắm đối với thuốc lá, đoạn đối với thuốc dây, là củ đối với thuốc củ, hạt đối với các thuốc hạt. Liều lượng đều mang tính ước lượng.

Cách chế biến cũng đơn giản thường là được sơ chế. Đối với các loại lá dùng tươi mang về rửa sạch đun uống thay nước. Dùng khô thường là các loại dây, thân, củ khi mang về rửa sạch thái miếng nhỏ phơi khô để trên gác bếp dùng dần, thường là đun uống thay nước

Loại là hạt thường phơi khô để trên gác bếp, khi dùng thì nướng lên hoà nước uống.

Nguồn dược liệu hầu hết đều được lấy ở rừng. Người đi lấy thuốc cũng không có ý thức trồng lại cây thuốc mình vừa khai thác. Mặt khác họ quan niệm lấy được thuốc là trời cho do vậy họ chưa ý thức được việc trồng cây thuốc ở rừng cũng như ở nhà. Nếu hình thức khai thác này vẫn tiếp diển, nguồn dược liệu sẽ cạn kiệt trong nay mai. Nếu chúng ta không có biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và gây trồng trong vườn nhà hoặc vườn rừng.

3.2.2.3. Những cây ăn được

Các cây ăn được bao gồm cây làm lương thực, thực phẩm, rau ăn, gia vị, cây cho hoa, quả, củ ăn trực tiếp hay gián tiếp hoặc qua chế biến thêm với một số thành phần khác. Trong số 61 loài cây ăn được tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê và phân ra các mục đích sử dụng như sau.

Bảng 3.11: Mục đích sử dụng cây ăn được

TT Mục đích ăn Số loài Ghi chú

1. Cây làm lương thực 8

2. Cây thực phẩm (bao gồm các loại rau) 15

3. Cây làm gia vị 12

4. Cây ăn quả 20

5. Các loại ăn khác 6

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 34 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)