Hoàn cảnh kinh tế của các hộ gia đình trong nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 29 - 31)

- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các

3.1.2. Hoàn cảnh kinh tế của các hộ gia đình trong nhóm đối tượng

Kết quả điều tra cho thấy, đối với các hộ gia đình nghèo trong 3 xã lựa chọn, để duy trì cuộc sống của mình, họ đã có nhiều hoạt động khác nhau. Tuỳ theo diện tích đất, điều kiện sinh thái, lực lượng lao động trong gia đình, khả năng hiểu biết về sản xuất...mà họ tiến hành các hoạt động thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, từ kinh tế vườn, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ và làm thuê. Với thời gian có hạn nên chúng tôi không thể thu thập thông tin từ tất cả các hộ gia đình trong các xã nghiên cứu mà chọn ra 20-25 hộ trong mỗi xã để thu thập thông tin. Trên cơ sở đó có thể hiểu được sơ bộ về tầm quan trọng của mọi hoạt động thu nhập trong kinh tế hộ gia đình. Các dữ liệu chúng tôi thu được có thể khẳng định rằng, qua 70 hộ gia đình lựa chọn để phỏng vấn thì có 50 hộ gia đình mà trong hoạt động kiếm sống của họ có thu nhập từ rừng (lâm sản ngoài gỗ) chiếm 69,39%, trong tổng số hộ được lựa chọn để tìm hiểu và thu nhập từ rừng chiếm khoảng 32,08% đến 50% (xã A Bung), 31,80% đến 51,40% (Tà Long), 25,75% đến 48,85% (Húc Nghì) trong tổng thu nhập của các hộ (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Trung bình thu nhập của hộ gia đình (%) Các hoạt

động

Tà Long Húc Nghì A Bung

Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo

Nông nghiệp 11,00 17,00 30,50 10,00 37,50 27,20 18,00 19,40 29,30 Vườn 27,50 16,00 9,10 0 0 2,80 32,70 17,42 2,30 Chăn nuôi 30,5 20,100 6,60 32,01 15,50 12,65 45,90 18,50 16,40 Rừng (LSNG) 15,0 31,80 51,40 23,28 25,75 48,85 0 32,08 50,00 Hoạt động khác 16,0 15,10 2,40 34,71 21,25 8,50 3,40 12,60 2,00 Các hộ gia đình khá giả ở các xã A Bung và Tà Long thường ít hoặc không tham gia vào khai các sản phẩm từ rừng. Thu nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động làm vườn, chăn nuôi hoặc các nguồn khác. Mặt khác những hộ gia đình trung bình và nghèo thì thu nhập của họ chủ yếu là từ rừng. Các hoạt động thu hái lâm sản từ rừng của người dân tộc Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã nghiên cứu chủ yếu là lấy cây thuốc, thu hái rau rừng và khai thác các loài dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ,…

Các hộ nghèo thường vào rừng nhiều hơn và họ thu hái tất cả các loại lâm sản mà họ có thể bán được. Vào thời vụ thu hái lâm sản nhiều hộ nghèo vào rừng từ 20 - 24 ngày, cá biệt có hộ vào rừng tới 28 ngày trong tháng. Giống như các cộng đồng dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, các hộ gia đình người Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã nghiên cứu sống quần tụ thành làng bản và cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào rừng. Khai thác lâm sản là một công việc được coi là nghề kiếm ăn để duy trì cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.

Việc tìm hiểu những kinh nghiệm, tập quán và tri thức truyền thống trong sử dụng thực vật nói chung, các loài cây có ích nói riêng của cộng đồng người Pa Kô và Vân Kiều ở 3 xã Tà Long, Húc Nghì, A Bung nói riêng sẽ góp phần

quan trọng đối với sử dụng bền vững tài nguyên trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều Tra, Đánh Giá Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác, Sử Dụng Hợp Lý Cây Có Ích Nhằm Góp Phần Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Đồng Bào Dân Tộc Pakô (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)