Nhận xét các nghiên cứu trước về bất ổn tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam bằng z SCORE (Trang 27 - 29)

Đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới vận dụng chỉ số Z-score để đo lường rủi ro ngân hàng, đo lường rủi ro phá sản của ngân hàng hay bất ổn tài chính của ngân hàng. Điểm giống nhau của các nghiên cứu này hầu hết là dựa vào số liệu tài chính được công bố của ngân hàng để tính toán chỉ số Z-score, sau đó hồi quy mô hình kinh tế lượng với Z-score vừa tính làm biến phụ thuộc trong xem xét với các yếu tố khác đang quan tâm, hoặc kết hợp với các phương pháp đo lường khác để có nhiều kết quả, qua đó so sánh, nhận định và kết luận về vấn đề nghiên cứu. Điểm khác biệt của các nghiên cứu đã thực hiện là công thức tính toán chỉ số Z-score, có nghiên cứu sử dụng Z’’ của Altman áp dụng đối với đa dạng các loại hình doanh nghiệp, cũng có nghiên cứu tính Z-score theo ROA, ROE và kết hợp thêm tính SDROA, SDROE, EQTA, CAR để đo lường độ bất ổn tài chính của ngân hàng, có nghiên cứu sử dụng lnZ-score trong bước hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Z-score là phương pháp đơn giản và hiệu quả về mặt thời gian và chi phí trong đo lường bất ổn tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến Z-score hoặc là tập trung vào một vài đặc điểm nội tại của ngân hàng, hoặc tập trung vào các biến số kinh tế vĩ mô, hoặc kết hợp cả yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại của ngân hàng. Các yếu tố mà những nghiên cứu trước đã tìm thấy mối liên hệ với chỉ số Z-score đó là quy mô ngân hàng, cơ cấu tài

sản, sở hữu nhà nước, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, hệ số an toàn vốn, hiệu quả quản lý chi phí, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Đôi lúc kết quả của từng nghiên cứu chỉ là thực nghiệm tại thời gian và không gian nghiên cứu đó, ứng với thời gian và không gian nghiên cứu khác, các yếu tố trên có thể không có mối liên hệ với Z-score hay hướng tác động lên chỉ số Z-score thay đổi. Do đó, nghiên cứu này sẽ kế thừa các nghiên cứu trước sử dụng chỉ số Z-score để khảo sát thực nghiệm độ bất ổn tài chính và các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bất ổn tài chính tại các NHTM Việt Nam với thời gian nghiên cứu dài hơn và bổ sung thêm biến SVOL (đo lường biến động của thị trường chứng khoán) trong xem xét mối quan hệ với Z-score. Đồng thời, nghiên cứu này chia nhóm các NHTM theo các tiêu chí hình thức sở hữu, quy mô vốn điều lệ và hình thức niêm yết có/không để qua đó so sánh và bình luận về mức độ bất ổn tài chính của các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và thực hiện hai bước phân tích cụ thể sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam bằng z SCORE (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)