Đền Tiên La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình​ (Trang 39 - 41)

1.4.1 .Đặc điểm tự nhiên

2.1 Di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Thái Bình: Chùa Keo, Đền Trần,

2.1.3. Đền Tiên La

Đền Tiên La nằm tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 4000m2. Đền đƣợc công nhận là Di tích

lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1986 nhờ có quy mô lớn và lối kiến trúc độc đáo.

Đền Tiên La hay còn gọi cách khác là đền thờ Mẫu Tiên La thờ Bát Nạn tƣớng quân Vũ Thị Thục ( hay Bát Nàn tƣớng quân), một vị nữ tƣớng lừng danh dƣới thời Hai Bà Trƣng. Bà có công to lớn trong công cuộc đánh quân xâm lƣợc phƣơng Bắc bảo vệ dân làng. Cuối năm 43, cuộc chiến xâm lƣợc của Hai Bà Trƣng thất bại, nữ tƣớng Bát Nạn cùng nghĩa quân phải về cố thủ tại Tiên La. Tuy nhiên, do chênh lệch lực lƣợng nên căn cứ ở Tiên La bị phá, Bát Nạn tƣớng quân cùng chiến sĩ đã hy sinh. Để tƣởng nhớ công ơn của bà, nhân dân đã xây dựng và lập đền Tiên La.

Đền Tiên La đƣợc xây dựng theo cấu trúc “Tiền nhất- Hậu đinh”, từ cột kèo đến mái đao uốn công với kiểu dáng Lƣỡng Long Chầu Nguyệt. Mặt trƣớc đền hƣớng ra sông Tiên Hƣng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc, bao quanh đền là những rặng nhãn xum xuê, xanh tốt, tạo cảnh quan vừa huyền bí vừa tƣơi mát.

Đền Tiên La gồm các công trình chính nhƣ: tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Qua tam quan ngoại, sân đền là đến tam quan nội, hai bên có lầu cậu, lầu cô. Tiếp theo trục chính là nhà tiền tế gồm 5 gian, xây dựng bằng gỗ tứ thiết. Các họa tiết trên nội thất trong đền đƣợc chạm trổ công phu hình long-lân-quy-phụng đan xen với đó là “thông-trúc- cúc-mai”. Trong đền còn lƣu giữ nhiều bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trƣng Vƣơng và đức hạnh của nữ tƣớng Bát Nạn.

Mỗi tòa nhà của đền đƣợc xây dựng theo những kiến trúc khác nhau. Tòa trung tế của đền Tiên La đƣợc xây dựng kiểu nhà phƣơng đình, kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt nhất trong kiến trúc này là toàn bộ vật liệu xây dựng đều làm bằng đá nhƣ hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá… các cột, các kèo đƣợc chạm khắc vô cùng tinh xảo, trong đó 4 cột chạm tứ linh, 12 cột

chạm long vân, 8 xà chạm “thông-cúc-trúc-mai” đan xem “long-lân-quy- phƣợng”, sƣờn cột và kèo đá chạm điểm bằng hoa dây và chữ triện.

Cuối cùng là tòa hậu cung, nơi đặt ban thờ và tƣợng thờ Bát Nạn tƣớng quân. Hậu cung đƣợc kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, gồm 3 gian, trong đó gian giữa đặt ban thờ, trên có ngai vàng và tƣờng thờ Bát Nạn tƣớng quân, xung quanh thờ các tƣớng sĩ của bà. Gian bên trái của hậu cung thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của bà. Trên nóc hậu cung treo bức đại tự đề bốn chữ “Vạn Cổ Anh Linh”

Bên cạnh kiến trúc đặc sắc, di tích này còn lƣu giữ nhiều đồ tế khí, đồ thờ có niên đại hàng trăm năm lịch sử từ thời Trần, Lê.

Giống nhƣ lễ hội đền Trần hay chùa Keo, lễ hội đền Tiên La cũng là một trong những lễ hội thu hút khách du lịch thập phƣơng về dự, cùng tƣởng nhớ Bát Nạn tƣớng quân. Lễ hội đƣợc tổ chức công phu gồm các nghi lễ tế, các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc, đặc biệt là “hầu đồng” là một trong những nét đặc sắc nhất tại lễ hội đền Tiên La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)