Hiện trạng khách du lịch tại một số điểm du lịch kiến trúc nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình​ (Trang 41 - 45)

1.4.1 .Đặc điểm tự nhiên

2.2 Hiện trạng du lịch tại một số điểm di tích kiến trúc nghệ thuật ở Thái Bình

2.2.1. Hiện trạng khách du lịch tại một số điểm du lịch kiến trúc nghệ thuật

Thái Bình

2.2.1. Hiện trạng khách du lịch tại một số điểm du lịch kiến trúc nghệ thuật nghệ thuật

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình, những năm gần đây, lƣợng khách đến với Thái Bình năm sau luôn tăng hơn so với năm trƣớc. Số liệu cập nhật năm 2016 là du khách đến Thái Bình ƣớc đạt gần 600.000 lƣợt khách, hơn một nửa trong số đó là đến các khu di tích kiến trúc nghệ thuật.

T Lƣợt

khách Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Khách quốc

tế 5000 5600 6000 6300

2 Khách nội

địa 305.000 386.000 575.000 610.700 Tổng 310.000 442.000 581.000 617.000

Bảng: Tổng lượt khách du lịch đến Thái Bình giai đoạn 2014-2017

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015

Năm

2016 Năm 2017 1 Doanh thu du

lịch Tỷ 133 141 147 158

Bảng: Bảng doanh thu du lịch của TP. Thái Bình trong giai đoạn 2014 – 2017

Với số liệu trên, có thể thấy đƣợc du lịch văn hóa nói chung và du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật nói riêng đang là một tiềm năng lớn, cần đƣợc quan tâm và khai thác đúng hƣớng. Để chứng minh Thái Bình đang là một điểm đến lý tƣởng đối với du khách, dƣới đây là số liệu thống kê do tôi thực hiện.

Tôi phát ra 40 phiếu khảo sát tại 3 điểm khảo sát về sự lựa chọn tham quan của du khách tại Thái Bình và nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: có 37/40 phiếu lựa chọn 3 điểm du lịch khảo sát trên. Còn lại 3 phiếu có những sự lựa chọn khác nhƣ: đền Đồng Bằng, đền Đồng Xâm và đền A Sào. Các du khách khi đến tham quan 3 điểm di tích trên đều có chung một cảm nhận về nét đẹp văn hóa của dân tộc. Chính sự cổ kính kết hợp với tâm linh đã đƣa du khách đến với những di tích trên để vừa đƣợc thỏa mãn về tri thức (đƣợc ban quản lí giúp đỡ nhiệt tình cùng với ngƣời dân địa phƣơng hiếu khách), vừa đƣợc thỏa

mãn về đời sống tinh thần (du khách khấn bái thể hiện lòng tin đối với thế giới tâm linh).

Theo điều tra thực tế, các du khách đến với những điểm di tích ở mọi lứa tuổi khác nhau từ 8-55 tuổi và hầu hết là những ngƣời đã nội trợ và hƣu trí (45%) và sinh sống tại Thái Bình và các vùng lân cận (Hải Phòng, Nam Định). Khi đƣợc hỏi về mong muốn quay lại với những điểm di tích trên không, có đến trên 70% câu trả lời là sẽ quay lại vào mùa lễ hội. Đây cũng là một số liệu đáng mừng cho du lịch Thái Bình.

Nhƣ vậy, lựa chọn 3 điểm du lịch lớn, có tiềm năng và đƣợc du khách biết đến để phát triển du lịch kiến trúc nghệ thuật là một lựa chọn đúng đắn cho phát triển du lịch văn hóa ở Thái Bình.

Với tiềm năng du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật phong phú và đa dạng, trên 2000 di tích lịch sử, văn hóa gắn với nó là hơn 400 lễ hội. Văn hóa phi vật thể cũng mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật tiêu biểu nhƣ: chèo, ca trù, múa dân gian, hát văn… và các du khách có thể đến vào bất kì thời điểm nào trong năm. Nhƣng vấn đề đặt ra vì sao Thái Bình vẫn chƣa trở thành điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch Việt Nam? Và du lịch Thái Bình mang tính mùa vụ rất cao, du khách vẫn chủ yếu là ngƣời nội tỉnh, thời gian đi lại và lƣu trú ngắn hạn. Khách ngoại tình thƣờng là đi tự do, kết hợp học tập hoặc công tác, thăm thân. Đó cũng là thực trạng đang thách thức du lịch tại Thái Bình.

Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhƣng những năm qua du lịch Thái Bình vẫn chậm phát triển. Các di tích kiến trúc lớn và tiêu biểu nhƣ chùa Keo và Khu lăng mộ thờ các vị vua Trần đã hoàn thiện các hạng mục công trình, vào mùa lễ hội rất đông du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan và dâng hƣơng chiêm bái. Tuy nhiên, khi mùa lễ hội qua đi, hàng ngày lƣợng du khách đến với những điểm du lịch này rất khiêm tốn. Điều này không chỉ xảy ra với 2 di tích quốc gia đặc biệt của tỉnh mà còn khá

phổ biến tại một số điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác ở Thái Bình nhƣ: đền Đồng Bằng, đền A Sào…

Vậy làm thế nào để thay đổi tƣ duy chỉ du lịch vào mùa lễ hội Thái Bình đang trở thành vấn đề cần tìm ra hƣớng giải quyết ngay để du lịch Thái Bình không còn quá tải vào mùa du lịch.

Ý thức của khách du lịch cùng là vẫn đề đáng lƣu tâm đối với ngành du lịch nói chung và du lịch di tích nói riêng. Ý thức của du khách đến tham quan các điểm di tích kiến trúc vẫn còn kém đặc biệt là hiện tƣợng chạm và sờ vào hiện vật mặc dù đã có các dải dây ngăn cách và biển cấm ngay bên cạnh nơi trƣng bày. Một số du khách còn trèo lên khu di tích hoặc trèo cây để chụp ảnh gây mất cảnh quan và hƣ hại đến các di tích (gác chuông chùa Keo là nơi du khách thƣờng xuyên trèo lên để chụp ảnh). Những hành động này đang làm phá hủy và gây hại nghiêm trọng đến những di tích cần đƣợc bảo vệ.

2.2.2.Hiện trạng cơ sở vật chất tại một số điểm du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật còn nghèo nàn. Hệ thống lƣu trú và dịch vụ ăn uống chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Chƣa có các khách sạn, nhà hàng lớn để phục vụ nhu cầu khách du lịch. Giao thông đƣờng bộ đã đƣợc xây đắp và sửa chữa nhƣng vẫn còn nhiều con đƣờng chƣa thật sự tốt và khó di chuyển.

Bởi vì du lịch mang tính thời vụ cao nên cơ sở vật chất phục vụ du lịch nhƣ nhà hàng, khách sạn… không đƣợc quan tâm chú trọng. Thái Bình có rất ít những nhà hàng và khách sạn để phục vụ cho một đoàn khách lớn. Hầu hết các nhà hàng thƣởng nhỏ, do ngƣời dân tự mở và rải rác xung quanh điểm di tích. Du khách hay các công ty du lịch muốn tìm đƣợc những dịch vụ tốt và chất lƣợng thì rất khó. Chính điều này đã làm hạn chế những đoàn du lịch lớn đến với Thái Bình do không có dịch vụ phục vụ du khách.

Giao thông hiện nay đã đƣợc nâng cấp và cải thiện rõ rệt. Các tuyến đƣờng dẫn đến các điểm di tích kiến trúc đã đƣợc khai thông và sửa chữa để thuận lợi cho việc di chuyển. Đây là một điều kiện thuận lợi đối với du lịch Thái Bình. Tuy nhiên, thiếu biển chỉ dẫn lại là một khó khăn cho du khách khi muốn tìm đến điểm tham quan. Hầu hết các đƣờng dẫn vào các khu di tích không có biển chỉ dẫn, đƣờng xá đã đƣợc nâng cấp nhƣng vẫn còn hạn chế. Phân luồng giao thông tại các điểm di tích chƣa thực sự tốt dẫn đến hiện trạng ùn tắc khi có một lƣợng lớn khách du lịch đổ về điểm di tích, gây ắc tắc giao thông hàng giờ đồng hồ vào mùa cao điểm.

Hiện nay, đƣợc đầu tƣ đúng mức về cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông thuận tiên, cơ sở y tế hiện đại nhƣng chỉ nhƣ thế thôi là vẫn chƣa đủ. Du lịch là một ngành mang tính liên ngành cao. Để phát triển du lịch thì phải chú trọng đầu tƣ nhiều hơn nữa về cơ sở hạ tầng nhƣng không đƣợc làm mất cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)