1.4.1 .Đặc điểm tự nhiên
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển du lịch Thái Bình
3.1.1. Những thuận lợi
So với những các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có diện tích đất tự nhiên thuộc loại hẹp nhƣng mật độ các di tích lịch sử văn hóa lại tƣơng đối cao (Thái Bình có diện tích hơn 1500km2 và có tới hơn 2200 di tích). Thái Bình còn là một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng mà lễ hội truyền thống đã có và hiện còn ở Thái Bình đáng đƣợc xem là tiêu biểu về số lƣợng, đa dạng về loại hình với hàng trăm lễ hội đƣợc lƣu giữ: hội chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Trần, hội chiếu làng Hới, hội đền Đồng Xâm… Đây là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch văn hóa Thái Bình.
Văn nghệ truyền thống ở Thái Bình cũng rất phong phú về loại hình. Thái Bình đƣợc xem là quê hƣơng của chèo và múa rối nƣớc. Hai loại hình nghệ thuật này là thế mạnh, là sinh hoạt phổ biến trong đời sống tinh thần của cộng đồng làng xã Thái Bình. Bên cạnh đó có thể kể thêm đến ca trù và chầu văn cũng là những loại hình nghệ thuật phát triển mạnh ở Thái Bình. Vì vậy, mà nó đã đƣợc nâng cao và mang tính chuyên nghiệp. Phong trào quần chúng hát diễn khá sôi nổi, nó dƣờng nhƣ thấm sâu vào tiềm thức, vào thói quen sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân.
Ngoài các loại hình kể trên thì các điệu hát dân ca, múa dân gian ở Thái Bình cũng mang nhiều nét đặc sắc, đặc biệt nổ rộ vào mùa lễ hội. Các điệu múa thông thƣờng là tái hiện lại hoạt động cuộc sống đời thời hoặc thói quen tập tục nhƣ: múa rồng, múa chèo đò, múa kéo chữ… Đây đều là những nét đẹp văn hóa, tài nguyên văn hóa vô giá mà Thái Bình đang gìn giữ để phục vụ cho đời sống tinh thần của nhân dân địa phƣơng và còn mang ra phục
vụ cho du khách thập phƣơng mỗi mùa lễ hội. Bên cạnh đó, Thái Bình còn có hàng trăm làng nghề truyền thống tồn tại lâu đời góp phần tạo nên bản sắc văn hóa thêm đa dạng trong văn hóa Thái Bình. Đó cũng chính là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng quý giá và có tiềm năng phát triển du lịch ở Thái Bình.
Ngoài tài nguyên nhân văn, du lịch biển Thái Bình cũng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch nhƣ: có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, có bờ biển trải dài, cảnh quan đẹp, cơ sở hạ tầng đã và đang đƣợc hoàn thiện… Đây là những thuận lợi để kết hợp nhiều loại hình du lịch cùng một lúc để phát triển du lịch Thái Bình.
Các cấp chính quyền Thái Bình đã nhận ra đƣợc tiềm năng của những di tích lịch sử -văn hóa của Thái Bình, vì vậy, đã có nhiều chính sách nhằm khai thác và thúc đẩy hơn nữa.
Theo ông Nguyễn Phúc Điền, phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình cho biết, Thái Bình đang đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch làng nghề. Đây là thế mạnh của tỉnh đang tiếp tục đƣợc quan tâm. Bên cạnh đó, Thái Bình cũng chú ý đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, không gian làng nghề, bãi đỗ xe, công trình công cộng, trung tâm giới thiệu sản phẩm.. để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vừa sản xuất, vừa quảng bá sản phẩm du lịch.
Các cơ quan ban ngành cũng có những đề xuất với Trung Ƣơng và địa phƣơng có chính sách đầu tƣ cự thể, tập trung quy hoạch các làng nghề, dựa vào cơ sở đó để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ. Một số làng nghề có thế mạnh, tỉnh tạo điều kiện để phát triển chƣơng trình du lịch cộng đồng.
Hiện nay, Thái Bình đang đề xuất và đƣợc sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch sẽ phát triển du lịch cộng đồng tại làng chạm bạc Đồng Xâm. Bên cạnh đó, Thái Bình tích cực chuẩn bị cho những hoạt động du lịch hàng năm nhƣ
hội đền Trần, chùa Keo, đền Tiên La… là những lễ hội lớn có thể gây đƣợc tiếng vang đối với quảng bá du lịch Thái Bình.
Thực tế cho thấy, Thái Bình khá đa dạng về các loại hình du lịch và nơi đây còn là nơi gắn với nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nƣớc nên Thái Bình cũng mang trong mình nhiều giá trị văn hóa lịch sử quan trọng. Chính vì vậy, hƣớng phát triển du lịch văn hóa, hay cụ thể theo đề tài nghiên cứu là du lịch di tích kiến trúc nghệ thuật là một hƣớng phát triển mang nhiều tiềm năng nhất.