Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 26 - 30)

4.1.2.1. Vị trí địa lý

Cụm Sỏm-Xóc Bo là một cụm thuộc huyện Xê Băng Phay cách trung tâm huyện khoảng 33 km về phía Bắc và cách trung tâm tỉnh Khăm muồn khoảng 40 km về phía Nam.

Tọa độ địa lý của Cụm Sỏm - Xóc Bo Từ 105o 40' đến 106o33' kinh độ Từ 17o35' đến 17o58' vĩ độ Có ranh giới giáp các huyện như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Thà Khách và huyện Ma Ha Xay có chiều dài khoảng 10 Km.

- Phía Nam giáp với cụm Na Tham, huyện Xê Băng Phay có chiều dài khoảng 10 Km.

- Phía Đông giáp với cụm Khăm Phương, huyện Ma Ha Xay và cụm Nhòi Thặp huyện Xê Băng Phay có chiều dài khoảng 22 Km.

- Phía Tây giáp với Bản Khăm Bun, huyện Thà Khách và Bản Hoải Lạng Mư, huyện Xê Băng Phay có chiều dài khoảng 16 Km.

4.1.2.2. Địa hình, địa thế

Địa hình cụm Sỏm - Xóc Bo mang những nét đặc thù riêng của khu vực, địa hình phần lớn tương đối bằng phẳng xen kẽ với sông suối và đồng ruộng nhưng có một số vùng về phía tây Bắc và có vùng có độ dốc tương đối cao, độ cao so với mặt biển là 152 - 175m. Điểm cao nhất là Khu khăn Na có nơi cao đến 289 m. Diện tích vùng này chiếm hơn 80% chủ yếu là rừng tự nhiên che phủ và một số ít đất canh tác.

Vùng thung lũng Nạm Xê Băng Phay và Hoải Xiêng Son đoạn dưới hướng về phía Tây địa hình tương đối phẳng vùng này chủ yếu là ruộng lúa nước và vườn tạp.

4.1.2.3. Địa chất, đất đai

Đất trong vùng Sỏm - Xóc Bo là đất cát lẫn bùn theo số liệu điều tra từ viện khảo sát và thiết kế đất nông nghiệp. Trong vùng này là loại đất Gleysols (GL) nghĩa là đất có nước ngập trong khoảng thời gian dài nửa năm hay là một năm. Đất này có nhiều trong vùng tương đối bằng phẳng, có nước ngập trong mùa mưa, đất có màu đen độ dày của tầng đất 50 cm. Được chia thành 2 loại đất như sau:

+ Dystric Gleysols (GLD), đất này thích hợp với sản xuất nông nghiệp như làm ruộng lúa nước.

+ Eutrie Gleysols (GLE), có độ PH trung bình đất giàu dinh dưỡng cao, đất này thích hợp với trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp.

4.1.2.4. Khí hậu

Khí hậu thời tiết của cụm Sỏm - Xóc Bo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu thời tiết như sau:

Nhiệt độ bình quân năm là 25,6oc (2000-2005) Nhiệt độ bình quân cao nhất tháng 5 là 31,5oC Nhiệt độ bình quân thấp nhất tháng 1 là 20,1oC

Độ ẩm không khí bình quân cao nhất năm là 98% và thấp nhất là 54% - Lượng mưa bình quân hàng năm đo được là 2.280mm.

Mưa nhiều nhất là tháng 8 đo được 320 mm (1996). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, cũng là thời kỳ gây trở ngại lớn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung khí hậu ở đây tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cho các loại cây.

4.1.2.5. Thủy văn

Hệ thống sông suối của cụm Sỏm - Xóc Bo là bố trí khá dầy đặc trong đó Nạm Xê Băng Phay là nguồn nước chính cung cấp nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng có nước cả năm chạy qua từ phía Bắc đến phía Nam. có thể làm đường thủy để giao dịch hàng hóa giữa huyện này với huyện kia. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ như: Hoải Xiêng Son, hoải Nạm Piêt và hoải Băng Bet..., cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi và nuôi dưỡng nguồn nước cho các suối lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cụm.

4.1.2.6. Tài nguyên sinh vật

1). Tài nguyên thực vật rừng

Các loại thực vật rừng của cụm tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng theo kết qủa khảo sát ngoài thực địa cùng với người dân và kết hợp với số liệu phỏng vấn một số người dân rất hiểu biết về rừng thì thực vật trong địa bàn, rất đa dạng và phong phú. Có nhiều loài thực vật thân gỗ quý hiếm như: Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Cà tee (Afzilia Xylocarpa)...., các loại lâm sản ngoài gỗ như: Tre, nứa, song mây và các loại dược liệu khác.

2). Tài nguyên động vật rừng

Rừng ở cụm Sỏm - Xóc Bo nói riêng và huyện Xê Băng Phay nói chung phân bố tương đối nhiều. Theo số liệu của hạt kiểm lâm huyện năm1992 thì khu hệ động vật ở đây vẫn còn rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên từ trước đến nay số lượng và thành phần các loại động vật đã giảm đi rất nhiều, các loại thú quý hiếm còn lại rất ít, một số loại đã bị tuyệt chủng do săn bắn bừa bãi, không quản lý bảo vệ được như hổ, báo, khỉ, hươu, nai..., các loại khác

cũng khan hiếm dần. Từ năm 1996 trở lại đây Đảng và Nhà nước Lào ra quyết định cấm săn bắn động vật các loại và thu lại vũ khí săn bắn.

- Ngày 11 tháng 09 năm 1996 Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ra quyết định số 1074/BT. NL về quy chế bảo vệ và quản lý động vật, cấm săn bắn, bắt về nuôi và thu lại các loại vũ khí săn bắn động vật quý hiếm, và quyết định ngày thả cá và cấm săn bắn động vật quốc gia, đó là ngày 13 tháng 7 hàng năm.

Hiện nay, nhìn chung động vật rừng ở đây còn rất đa dạng và phong phú đó là việc giữ gìn tính đa dạng sinh học và ổn định cho các hệ sinh thái trong tương lai. Bởi vì mỗi hệ sinh thái muốn ổn định và bền vững thì ngoài sự đa dạng về thực vật, động vật cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong sự cân bằng các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng. Thế những người dân ở đây vẫn tiến hành săn bắt động vật để dùng hoặc bán, qua điều tra 30 hộ trong một thôn số lượng động vật săn bắt trong một năm như biểu sau:

Biểu 4.1: Số lượng và giá cả động vật được khai thác sử dụng (trong một thôn 30 hộ điều tra, năm 2006)

TT Loại động vật Đơn vị Số lượng Đơngiá (kíp) Thành tiền (kíp)

1 Lợn rừng Kg 150 25.000 3.750.000

2 Gà rừng Con 30 15.000 450.000

3 Các loại chim Con >100 3.000 300.000

4 Sóc Con >100 10.000 1.000.000 5 Chuột Con >100 3.000 3.000.000 6 Con nhím Con 5 50.000 250.000 7 Sóc bay Con 3 80.000 240.000 8 Kỳ đà Con 50 40.000 2.000.000 9 Cày Con 5 30.000 150.000

10 Con rùa Con 20 30.000 600.000

11 Các loại rắn Con 12 30.000 360.000

12 Con ba ba Con 3 130.000 390.000

3). Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ

Trong công tác kinh doanh lợi dụng rừng với mục tiêu kinh doanh bền vững việc khai thác sử dụng các lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhiều lâm sản ngoài gỗ có sự cạnh tranh trên thị trường, lâm sản xuất khẩu đã có vai trò quan trọng trong thu nhập của nền kinh tế. Các loại lâm sản ngoài gỗ như: Măng nấm, song mây, tre và các loại dược liệu khác đã được người dân trên địa bàn khai thác sử dụng không hợp lý, gây lãng phí tài nguyên là do người dân chưa có ý thức chế biến các sản phẩm này thành hàng hóa trên thị trường.

Các loại cây có tác dụng làm thuốc chữa bệnh cũng còn tương đối nhiều nhưng người dân không biết nhiều, chỉ biết một số ít để làm thuốc chữa bệnh. Được phân chia theo nhóm tác dụng như trong biểu thể hiện dưới đây.

Biểu 4.2: Số loại cây thuốc phân theo nhóm tác dụng ở cụm Sỏm -Xóc Bo

STT Nhóm tác dụng Số loài 1 2 3 4 5

Các cây thuốc chữa đi lỏng, đau bụng Các cây thuốc chữa đau dạ dày

Các cây thuốc bổ Các cây thuốc khác Cây thuốc trị độc 3 3 9 2 1 Với hệ thực vật tương đối phong phú cả về dạng sồ lẫn thành phần loại và giá trị sử dụng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng phục vụ cho việc xây dựng các mô hình kinh doanh rừng dưới dạng các hệ sinh thái bền vững, ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)