Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp của Cụm

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 48 - 51)

15 Kín thường xanh 28, 46 13 16 29 13 77 16Kín thường xanh3,76181818

4.4.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp của Cụm

4.4.1.1. Cơ sở pháp lý, các luật, chính sách liên quan

Để quy hoạch lâm nghiệp một cách sát với thực tế và có tính khả thi cao, cần phải dựa vào một số căn cứ làm cơ sở cho công tác quy hoạch như sau:

+ Căn cứ vào luật lâm nghiệp, số 01/QH, ngày 11/10/1996 của nước CHDCND Lào. - Quản lý và bảo vệ rừng hợp lý và lâu dài.

- Khoanh nuôi phục hồi và làm giàu rừng. - Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. - Bảo vệ rừng.

+ Căn cứ quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ của nước CHDCND Lào về việc kinh doanh lâm nghiệp số 28/TT.CP, ngày 17/11/2003.

+ Căn cứ vào năng lực sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, trình độ quản lý và bảo vệ phát triển vốn rừng hiện có của cụm.

- Quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên lâu dài và có hiệu qủa kinh tế cao. - Đảm bảo trữ lượng cho việc khai thác.

- Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi, làm giàu rừng và bảo vệ rừng. - Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và du lịch sinh thái. - Phải hoàn thiện giao đất giao rừng cho người dân địa phương. - Cấm tuyệt đối không phát nương làm rẫy.

+ Căn cứ quy hoạch kinh doanh lâm nghiệp của cụm, số 102/ HĐND, ngày 11/10/2006.

- Mức tiêu thụ gỗ và sản phẩm ngoài gỗ trong cụm.

- Cấm chặt phá rừng bừa bãi và phòng chống cháy của cụm.

- Kế hoạch trồng rừng, làm giàu rừng để tăng trữ lượng của rừng bảo đảm số lượng khai thác.

- Quản lý bảo vệ rừng lâu dài.

- Bảo vệ và theo dõi bọn lâm tặc và có mức phạt nghiêm ngặt.

+ Căn cứ vào năng lực sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, trình độ quản lý và bảo vệ phát triển vốn rừng hiện có của cụm.

+ Căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của cụm.

4.4.1.2. Cơ sở về KTXH, sản xuất kinh doanh LN

+ Nền kinh tế xã hội của cụm đã có những bước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá hơn mấy năm trước, song so với tiềm năng và yêu cầu phát triển thì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

+ Kinh tế chủ yếu là từ nông nghiệp, sản xuất lương thực quy thóc mới chỉ đạt 1.290 kg/người/năm. Sản phẩm chăn nuôi chưa nhiều, nông lâm nghiệp chưa tạo được nguồn nguyên liệu có quy mô ổn định và chất lượng cho công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

+ Công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, sản xuất công nghiệp chưa vững chắc, sản phẩm hàng hóa chất lượng chưa cao và hiệu qủa thấp, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

+ Cơ sở vật chất hạ tầng nghèo nàn, yếu kém, chưa đồng bộ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ và quy mô lớn. Vẫn còn có hộ đói nghèo , lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định là một trong những vấn đề lớn cần tập trung giải quyết [19].

4.4.1.3. Cơ sở về điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng

Cụm Sỏm - Xóc Bo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Địa hình phần lớn tương đối bằng phẳng. Nhưng có một số vùng về phía Tây nam có độ dốc cao, đất đai màu mỡ độ dày của tầng đất là 50 cm. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa, mưa nhiều nhất là tháng 8 đo được 320 mm (1996). Hệ thống sông suối khá dày đặc trong đó sông lớn nhất là Nạm Xê Băng Phay đó là nguồn nước chính cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Tài nguyên đất của cụm thuộc hạng trung bình, đa dạng phong phú về chủng loại, diện tích các loại đất tốt khá lớn.

Tổng diện tích đất hiện trạng của cụm là 15.782,9 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 14.164,9 ha Chiếm 89,74 %, đất nông nghiệp là 1.387,6 ha. Chiếm 8,79 %, đất đai đang sử dụng có một số loại có khả năng cải tạo, chuyển đổi cơ cấu và mục đích sử dụng để mang lại hiệu qủa cao. Khi thủy lợi ổn định có khả năng cung cấp đầy đủ nước tưới, cần mở rộng và ổn định diện tích đất trồng lúa, tăng vụ lên từ 1 đến 2 vụ. Tăng cường đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa. Khai thác có hiệu qủa các loại đất chuyên dùng, cần quan tâm quy hoạch sử dụng đất đúng mục đích, khai thác có hiệu qủa cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của cụm.

Đất khác chưa sử dụng của cụm còn khá lớn có diện tích 179 ha chiếm 1,13 % tổng diện tích tự nhiên là một tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, có khả năng phát triển cho các nhu cầu nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho phát triển cây công nghiệp lâu

năm, cho trồng cây lâm nghiệp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội khác.

4.4.1.4. Tiềm năng đất đai

Trong những năm qua, các hộ gia đình đã nhận giao đất giao rừng để sản xuất nông- lâm nghiệp, đất đai chủ yếu là làm ruộng lúa nước và có một ít trồng cây cao su, còn đất lâm nghiệp thì khoanh nuôi và phục hồi để làm giàu rừng và sử dụng rừng bền vững, đồng thời cũng là một nhân tố trong hệ sinh thái nông nghiệp. Dựa vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thủy văn và phương hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của cụm. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên, tiếp tục trồng mới diện tích rừng những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất đai của cụm có thể khai thác triệt để đưa vào sử dụng tuy nhiên cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ và thị trường ổn định để nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình.

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)