Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 57 - 64)

- Đất dự trữ trồng rừng

4.4.4. Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng

lợi dụng rừng

4.4.4.1. Tổ chức đơn vị kinh doanh

Trong một đối tượng quy hoạch thường bao gồm nhiều trạng thái rừng, nhiều loại cây, mỗi bộ phận tài nguyên rừng phù hợp với từng loại biện pháp kinh doanh. Khi tác dụng khác nhau thì các biện pháp tác động cũng khác nhau. Để tổ chức những biện pháp kinh doanh thích hợp với những bộ phận tài nguyên rừng khác nhau ấy, cần phải xác định ranh giới của chúng, tổ chức thành những đơn vị có mục tiêu kinh doanh và cùng hệ thống biện pháp kinh doanh, tức là tổ chức các đơn vị kinh doanh rừng. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quy hoạch lâm nghiệp.

Tổ chức đơn vị kinh doanh và xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng tài nguyên rừng là nội dung trung tâm của công tác quy hoạch lâm nghiệp, nó xác định và cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh cho từng bộ phận tài nguyên rừng, nó là cơ sở cho việc tổ chức và quản lý kinh doanh được cụ thể, có hệ thống và đơn giản hơn rất nhiều [19].

1). Khu kinh doanh

Do đặc điểm điều kiện tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, điều kiện kinh tế - xã hội của các đối tượng cũng khác nhau, phương hướng kinh doanh lợi dụng rừng khác nhau và do đó các đơn vị kinh doanh được tổ chức cũng khác nhau. Trước hết, trong phạm vi một đối tượng quy hoạch, căn cứ vào phương hướng kinh doanh và cường độ kinh doanh tổ chức thành những đơn vị gọi là khu kinh doanh.

Do đặc điểm tài ngyuên rừng của cụm và định hướng kinh doanh trong 15 năm tới, chúng tôi tổ chức thành 2 khu kinh doanh rừng đó là:

- Khu kinh doanh rừng lấy gỗ (gồm rừng khai thác cộng với rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt).

Do khu kinh doanh rừng lấy gỗ, gồm nhiều loại rừng khác nhau, chúng tôi tiến hành tổ chức thành các loại hình kinh doanh sau:

2). Loại hình kinh doanh

a). Loại hình kinh doanh rừng kín thường xanh như: Vên vên, Sao đen, Sang đá, Cằm xe, Giáng hương, Chò chỉ, Gụ mật ...

b). Loại hình kinh doanh rừng khộp như: Dầu trà beng, dầu lông, dầu trái, dầu mít, vên vên nghệ.

c). Loại hình kinh doanh rừng trồng Cao su. d). Loại hình kinh doanh phục hồi rừng. e). Loại hình kinh doanh rừng nghèo.

Tổ chức đơn vị kinh doanh mới chỉ là việc làm giải quyết vấn đề về hình thức. Sau khi tổ chức được các đơn vị kinh doanh thì việc tiếp theo hết sức quan trọng là xác định các nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng cho các đơn vị kinh doanh cơ bản, đây là việc làm giải quyết vấn đề nội dung mà dựa vào nó mới có thể tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng cụ thể theo từng đơn vị được.

4.4.4.2. Xác định nguyên tắc kinh doanh lợi dụng rừng

1). Loại hình kinh doanh rừng kín thường xanh a). Chọn loài cây chủ yếu

Loài cây chủ yếu là loại cây phù hợp nhất với mục đích kinh doanh trong những điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên của đối tượng quy hoạch. Việc lựa chọn loài cây chủ yếu để tổ chức sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng, nếu lựa chọn đúng, sản xuất mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và mặt môi trường và ngược lại. Nếu lựa chọn không đúng thì sẽ không phát huy được hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Loài cây khác nhau thì các biện pháp kinh doanh sẽ khác nhau. Vì vậy sau khi tổ chức kinh doanh cần lựa chọn loài cây chủ yếu để tổ chức sản xuất kinh doanh.

+ Căn cứ vào loài cây ưu thế hiện có. Nếu loài cây ưu thế phù hợp với phương hướng mục đích kinh doanh, chất lượng tốt thì lựa chọn làm loài cây chủ yếu.

Trong thực tế khu vực loài cây chủ yếu là cây bản địa được chọn là: Dầu mít, Chò chỉ, Cẵm xe, Vên vên, Chò đen, Sang đá, Cà tee, Gụ mật, Dầu trái...

b). Phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng là hệ thống các biện pháp lợi dụng rừng được xác lập trong điều kiện kinh tế và điều kiện tự nhiên nhất định nhằm đạt được mục đích kinh doanh đã định. Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng (PTKDLDR) có thể được phân loại theo nguồn gốc (Phương thức kinh doanh lợi dụng hạt, phương thức kinh doanh lợi dụng rừng chồi, phương thức kinh doanh lợi dụng rừng chồi hạt) phân loại theo phương thức khai thác chính (phương thức kinh doanh lợi dụng rừng khai thác chọn thô, phương thức kinh doanh lợi dụng rừng khai thác chọn tỉ mỷ, phương thức kinh doanh lợi dụng rừng khai thác trắng, phương thức kinh doanh lợi dụng rừng khai thác dần) phân loại theo sản phẩm gỗ (PTKDLDR gỗ lớn, PTKDLDR gỗ nhỏ) và các loại phương thức kinh doanh lợi dụng rừng khác (PTKDLDR tre nứa, PTNLKH).

Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng chính là thể hiện sự thống nhất giữa đặc điểm tài nguyên rừng với mục đích kinh doanh và biện pháp kinh doanh. Xác định phương thức kinh doanh lợi dụng rừng hợp lý sẽ giúp cho từng bộ phận tài nguyên rừng phát huy đầy đủ tác dụng đối với nền kinh tế. Căn cứ để xác định phương thức kinh doanh rừng hợp lý bao gồm:

+ Điều kiện kinh tế: Được phản ánh qua ý nghĩa kinh tế của rừng, mục đích kinh doanh, cường độ kinh doanh, điều kiện khai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

+ Điều kiện tự nhiên: Bao gồm những yếu tố của điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

+ Đặc tính sinh vật học, sinh thái học của loài cây: Loài cây khác nhau, mục đích kinh doanh khác nhau thì các biện pháp tác động cũng sẽ khác nhau.

+ Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng đã áp dụng trước đây: Nên kế thừa tránh việc thay đổi quá lớn gây khó khăn và tốn kém trong quá trình thực hiện.

+ Mục đích kinh doanh và yêu cầu về sản phẩm, phản ánh qua quy cách, chủng loại sản phẩm. Nếu kinh doanh gỗ lớn thì chặt chọn là phù hợp, nếu yêu cầu nhiều loại sản phẩm với quy cách khác nhau thì có thể chặt trắng.

- Từ những căn cứ trên, các loại hình kinh doanh này chúng tôi chọn phương thức kinh doanh lợi dụng rừng kín thường xanh: Dầu mít, Chò chỉ, Cẵm xe, Vên vên, Chò đen, Sang đá, Cà tee, Gụ mật, Dầu trái.., khai thác chọn thô, gỗ lớn, tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên.

c). Phương thức khai thác

Khai thác chính là quá trình khai thác cây rừng đạt thành thục và quá thành thục đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phương thức khai thác chính là trình tự khai thác cây rừng có đặc trưng nhất định (đạt thành thục và quá thành thục) theo một kỳ hạn nhất định và một phương thức bố trí không gian nhất định.

+ Phương thức khai thác chọn: Bao gồm phương thức khai thác chọn thô và phương thức khai thác chọn tỉ mỷ.

Việc lựa chọn phương thức khai thác hợp lý sẽ giải quyết được mâu thuẫn giữa khai thác và tái sinh, giữa kinh doanh và lợi dụng rừng, phát huy được khả năng cung cấp gỗ và lâm sản kết hợp phát huy tác dụng phòng hộ và các tính năng có lợi ích khác của rừng. Xác định phương thức khai thác chính hợp lý và chu kỳ kinh doanh phù hợp là cơ sở việc thực hiện nguyên tắc tái sản xuất kinh doanh được ổn định lâu dài và liên tục. Cho nên trong thực tế phương thức khai thác chính của cụm là khai thác chặt chọn theo cấp đường kính. Đây là phương thức phù hợp nhất cho trạng thái rừng trên.

+ Phương thức khai thác các loại hình kinh doanh là phương thức khai thác chọn thô (chọn theo cấp kính và phải điều tra thực tế ở trong khu sản xuất) 26 .

d). Phương thức tái sinh

Tái sinh rừng sau khi khai thác và phục hồi rừng trên những diện tích không còn rừng là vấn đề then chốt đảm bảo cho việc thực hiện kinh doanh rừng lâu dài và liên tục.

+ Tái sinh tự nhiên: Hoàn toàn dựa vào hạt giống, cây con, sức đâm chồi của cây rừng để phục hồi rừng một cách tự nhiên không cần có sự tác động của con người. Đây là biện pháp tái sinh ít tốn kém nhất nhưng thời gian và loại cây tái sinh khó đạt được theo ý muốn của con người.

+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên: kết hợp lợi dụng khả năng tự tái sinh của rừng với sự tác động hỗ trợ của con người tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành việc tái sinh rừng.

+ Tái sinh nhân tạo:áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sau khai thác hoặc trồng rừng trên diện tích không có rừng. Đây là biện pháp tái sinh rừng có độ tin cậy cao nhất nhằm phục hồi theo ý muốn và có thể rút ngắn được thời gian tái sinh phục hồi rừng bằng các biện pháp kỹ thật hiện đại. Tuy nhiên biện pháp này rất tốn kém, khó áp dụng ở điều kiện kinh tế kỹ thuật thấp, những nơi xa xôi hẻo lánh. Hơn nữa để trồng rừng thành công cần nghiên cứu kỹ điều kiện lập địa kết hợp với đặc tính sinh vật học và sinh thái học loài cây để lựa chọn cây trồng phù hợp thì mới đảm bảo thành công. Vì vậy, phương thức tái sinh được xác định phải phù hợp với phương thức kinh doanh lợi dụng rừng và phù hợp với phương thức khai thác chính.

+ Đặc điểm tái sinh của loài cây chủ yếu và điều kiện tự nhiên: Phải căn cứ vào đặc điểm tái sinh của loại cây, căn cứ vào điều kiện lập địa để lựa chọn phương thức tái sinh thích hợp vì loại cây khác nhau thì năng lực tái sinh cũng khác nhau.

+ Phương thức tái sinh của loại hình kinh doanh là: Tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên.

e). Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thời gian cần thiết để khai thác liên tục hết những cây rừng thành thục trong đơn vị kinh doanh, đồng thời thông qua quá trình tái sinh, nuôi dưỡng tạo ra một thế hệ cây rừng đạt thành thục mới và lại tiếp tục khai thác được theo một chu kỳ mới trên cùng một đơn vị kinh doanh đó. Như vậy chu kỳ kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng cần được xác định khi tiến hành tổ chức sản xuất lâm nghiệp. Chu kỳ kinh doanh dài hoặc ngắn sẽ ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức sản

xuất. Xác định được chu kỳ kinh doanh hợp lý sẽ mang lại hiệu qủa không chỉ về mặt sinh thái và có cả mặt môi trường nữa.

+ Trong sản xuất lâm nghiệp, ở cụm Sỏm - Xóc Bo chu kỳ kinh doanh được xác định là 15 năm (đúng bằng thời hạn quy hoạch) và thời gian giãn cách giữa 3 lần khai thác, một lần là định kỳ 5 năm.

2.) Loại hình kinh doanh rừng trồng a). Chọn loại cây chủ yếu

Dựa vào điều kiện lập địa và đặc tính sinh vật các loại cây, chúng tôi chọn loài cây trồng là cây cao su và tếch...

b). Phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh rừng trồng cung cấp gỗ kết hợp nhựa cao su, tếch. Khai thác trắng, tái sinh nhân tạo.

c). Phương thức khai thác

Với diện tích rừng trồng không lớn nên phương thức khai thác ở đây là khai thác trắng.

d). Phương thức tái sinh Phương thức tái sinh nhân tạo. e). Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thời gian cần thiết để khai thác những cây rừng thành thục trong đơn vị kinh doanh, đồng thời thông qua quá trình tái sinh, nuôi dưỡng tạo ra một thế hệ cây rừng đạt thành thục mới và tiếp tục khai thác được. Chu kỳ kinh doanh rừng trồng là phụ thuộc vào loài cây, chu kỳ kinh doanh của cây cao su là 20 năm (Sau khai thác nhựa), còn cây tếch khoảng 25 năm, (Do điều kiện khí hậu, đất đai của nước Lào cây trồng phát triển chậm nên chu kỳ kinh doanh tương đối dài). 3.) Loại hình kinh doanh rừng khộp

a). Chọn loại cây chủ yếu

Chọn loài cây là: Dầu trà beng, Dầu lông, Chai, Cà chắc, Vên vên nghệ, Dầu trái, Dầu mít...

b). Phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh rừng khộp gỗ lớn, khai thác chọn thô, tái sinh tự nhiên. c). Phương thức khai thác

Phương thức khai thác là khai thác chọn. d). Phương thức tái sinh

Phương thức tái sinh tự nhiên. e). Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thời gian cần thiết để khai thác những cây rừng thành thục trong đơn vị kinh doanh, đồng thời thông qua quá trình tái sinh tự nhiên. Chu kỳ kinh doanh được xác định là 15 năm (cũng như rừng kín thường xanh).

4.) Loại hình kinh doanh rừng phục hồi a). Chọn loại cây chủ yếu

Chọn loài cây chủ yếu là cây bản địa như: Dầu mít, Chò chỉ, Cẵm xe, Vên vên, Chò đen, Sang đá, Cà tee, Gụ mật, Dầu trái, Dầu trà beng, Dầu lông, Chai, Cà chắc, Vên vên nghệ, Dầu mít...

b). Phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh rừng phục hồi chặt nuôi dưỡng, làm giàu rừng, tái sinh tự nhiên.

c). Phương thức khai thác

Phương thức khai thác là khai thác chọn tính hoặc để dự trữ. d). Phương thức tái sinh

Phương thức tái sinh tự nhiên. e). Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thời gian cần thiết để khai thác những cây rừng thành thục trong đơn vị kinh doanh, đồng thời thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và làm giầu rừng. Chu kỳ kinh doanh được xác định là 15 năm (cũng như rừng kín thường xanh).

5.) Loại hình kinh doanh rừng nghèo a). Chọn loại cây chủ yếu

Chọn loài cây chủ yếu là cây bản địa như: Dầu mít, Chò chỉ, Cẵm xe, Vên vên, Chò đen, Sang đá, Cà tee, Gụ mật, Dầu trái, Dầu trà beng, Dầu lông, Chai, Cà chắc, Vên vên nghệ, Dầu mít...

b). Phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh rừng nghèo trồng dặm, làm giàu rừng xúc tiến , tái sinh tự nhiên.

c). Phương thức khai thác

Phương thức khai thác là khai thác chọn hoặc để dự trữ. d). Phương thức tái sinh

Phương thức tái sinh là xúc tiến tái sinh tự nhiên. e). Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thời gian cần thiết để khai thác những cây rừng thành thục trong đơn vị kinh doanh, đồng thời thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và làm giầu rừng, vậy chu kỳ kinh doanh 15 năm (Bằng thời hạn quy hoạch).

Một phần của tài liệu ch­¬ng 1 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)