Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 87)

thanh tra ngân hàng.

Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi thực hiện thanh tra ngân hàng.

Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao va quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

3.3.2.3. Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp nghiệp

Hiện nay các loại thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHNN gồm : thông tin tổng hợp về khách hàng có dƣ nợ lớn (vƣợt 5% vốn tự có của TCTD), thông tin tổng hợp dƣ nợ từng ngân hàng, thông tin tài chính khách hàng vay, tình hình quan hệ tín dụng khách hàng, thông tin về xếp loại doanh nghiệp, thông tin cảnh báo sớm, bản tin CIC. Tuy nhiên trong các loại thông tin trên thì thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng và dƣ nợ hiện tại của khách hàng tại các TCTD đƣợc hỏi tin nhiều nhất. Các thông tin còn lại do thiếu dữ liệu của khách hàng nên thƣờng không đáp ứng đƣợc yêu cầu nên ít đƣợc hỏi tin. Vì vậy cần nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng tại CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Có những biện pháp tuyên truyền thích

hợp để các NHTM nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tin dụng. Theo đó :

+ CIC nên cập nhật đƣợc sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu (Hiện chỉ có CIC mới có đầy đủ nhất số liệu của khách hàng trên toàn thế giới, có quan hệ với các hãng luôn thu thập và cung cấp thông tin trên thế giới)

+ Nội dung cung cấp cần đa dạng, không nên dừng lại ở báo cáo tài chính, dƣ nợ tại TCTD, tình trạng nợ quá hạn…..mà cần có thêm thông tin về công ty mẹ ở nƣớc ngoài (nếu có), tình hình các ngành nghề, các thông tin cảnh báo….để giúp các ngân hàng thực hiện công tác thẩm định tín dụng và phân loại nợ tốt hơn, nhanh hơn và đồng thời cũng hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan nhƣ Thuế, Hải quan, Tòa án, Công an, các ngành….với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân và tổ chức, trên cơ sở đó, NHNN sẽ có cảnh báo, lƣu ý đối với các NHTM qua trung tâm CIC.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro nhƣng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro tức là không cho vay, mà phải tìm cách để hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn. Vì vậy, xây dựng đƣợc một hệ thống các giải pháp hữu hiệu có thể phát hiện, ngăn ngừa và kiểm sóat rủi ro tín dụng có ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào.

Mỗi giải pháp đƣợc đƣa ra cần đƣợc đánh giá, cân nhắc đúng đắn và cần đƣợc hỗ trợ triển khai từ nhiều phía. Sự cố gắng của bản thân mỗi cán bộ làm công tác tín dụng, những nỗ lực của Ban Giám Đốc và toàn Chi nhánh cần có sự động viên, hợp tác và hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mà trong đó, gần gũi, thiết thực và quan trọng nhất là sự hỗ trợ của Trung ƣơng và Ngân hàng Nhà nƣớc.

Mục tiêu của tác giả khi thực hiện luận văn này là nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất, mang tính khả thi cao nhằm cải thiện và nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc, nên những giải pháp ở Chƣơng 3 tác giả chỉ tập trung đề xuất đến 02 cơ quan quyền lực có quan hệ gần gũi và tác động trực tiếp nhất đến hoạt động Chi nhánh là Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Đồng thời, qua nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc và những rủi ro đã xảy ra trong thực tiễn, cũng nhƣ các biện pháp đã và đang thực hiện nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp vô cùng thiết thực, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé những nghiên cứu của mình vào sự hoàn thiện và phát triển bền vững của Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng việc ngân hàng đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đƣợc. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là phải tự lựa chọn rủi ro trong sức chịu đựng của mình và làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dƣ nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng. Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt đƣợc tỷ lệ lý tƣởng nói trên.

Dựa trên những cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc, phân tích những rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạt động hàng ngày nhằm giúp nâng cao chất lƣợng tín dụng. Bên cạnh đó, còn một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của Chi nhánh và rất cần nhận đƣợc sự động viên, ủng hộ và hỗ trợ từ Trung ƣơng và Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.

Đề tài đƣợc viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong công việc hàng ngày của tác giả. Do thời gian và năng lực nghiên cứu có giới hạn, môi trƣờng và điều kiện kinh doanh thay đổi hàng ngày nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót, rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn nữa những kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu, tận tâm của TS. Phan Ngọc Minh. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phan Ngọc Minh cùng các thầy, cô trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức rất hữu ích. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu nghiên cứu giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách, giáo trình

- GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống kê.

- Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê.

- PGS.TS Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng , NXB Thống Kê. - PGS-TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương Mại,

NXB Giao Thông Vận Tải

- Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ ngân hàng, NXB Phƣơng Đông, TPHCM

- Lê Thị Mận, Lý Hoàng Ánh (2013), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh

2. Các văn bản

- Báo cáo thống kê về tình hình cho vay năm 2014 đến năm 2016; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Bảo Lộc từ năm 2014 đến năm 2016.

- Các báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nhà nƣớc Tỉnh Lâm Đồng.

- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Chủ tịch Quốc hội. - Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc về quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng của BIDV.

3. Tạp chí

- Tác giả Hoàng Thị Duyên (2016): “Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu tại

ngân hàng”, Tạp chí Tài chính kỳ I, số tháng 8/2016

- Tác giả Đinh Thị Thu Thảo (2010), “Bàn thêm về giải pháp xử lý rủi ro

tín dụng của ngân hàng thương mại”, Thị trƣờng Tài chính tiền tệ, số 12 tháng

- Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thanh Tú - Đại Học Sao Đỏ (2016), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực

trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 6/2016.

4. Wedsite

- Website Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn/.

- Website Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: http://www.vnba.org.vn/

- Website Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: http://www.bidv.com.vn/

- Website Ngân hàng thế giới http://worldbank.org/

- Website Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: http://phattriendnnvv.mpi.gov.vn

- Website Sở kê hoạch và đầu tƣ tỉnh Lâm Đồng: http://skhdt.lamdong.gov.vn/

PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 1

Chi nhánh ngân hàng BIDV Bảo Lộc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 52 Lê Thị Pha, P.1, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG

Kính thƣa Quý Anh (Chị)!

Nhằm khảo sát thực tế về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và mong muốn có những ý kiến đóng góp quý báu từ Quý Anh (Chị) để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và BIDV Bảo Lộc nói riêng, tôi xin gửi đến Quý Anh (Chị) phiếu thăm dò ý kiến về vấn đề rủi ro tín dụng dƣới đây.

Rất mong đón nhận ý kiến đóng góp, kinh nghiệm của Quý Anh (Chị) thông qua việc tham gia trả lời vào Phiếu tham dò ý kiến.

Ý kiến của Quý Anh (Chị) là những đóng góp vô cùng quý báu cho quá trình nghiên cứu của tôi. Kết quả khảo sát sẽ đƣợc tổng hợp để đƣa ra các đề xuất và kiến nghị trong Luận văn. Tôi xin giữ bí mật tuyệt đối về những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Anh (Chị).

Nếu Quý Anh (Chị) có những đóng góp ngoài phạm vi phiếu khảo sát này, xin vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ email : Nglekimhieu@gmail.com

Hoặc số điện thoại: 0913.673.357 Xin chân thành cảm ơn Quý Anh (Chị)! Ngƣời thực hiện

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG

I/ Thông tin về Quý Anh (Chị)

Họ tên : ---

Chức vụ : ---

Công tác tại : ---

II/ Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nguyên nhân do khách hàng 1. Do khách hàng gian lận trong cung cấp số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 2. Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 3. Do khách hàng cố tình không trả nợ?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 4. Do khách hàng lừa đảo, bỏ trốn?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 5. Do khách hàng có trình độ quản lý kém dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 6. Do năng lực tài chính của khách hàng quá yếu kém?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 7. Do khách hàng bị rủi ro trong kinh doanh?  Thƣờng xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra 1.Theo quan điểm ủa Quý Anh (Chị) có những nguyên nhân khác, xin vui lòng ghi thêm : ---

---

---

---

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 87)