Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 83 - 85)

Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lƣợng hóa các đánh giá và đƣa ra quyết định phù hợp. BIDV đƣợc các chuyên gia tài chính thuộc WorldBank tƣ vấn trong xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân áp dụng tại các chi nhánh, do vậy mô hình này tƣơng đối phù hợp với tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới.Tuy nhiên, hiện nay BIDV chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng để đánh giá mức độ rủi ro của ngƣời đi vay nên kết quả vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh và thiếu sự đánh giá và phân tích chuyên môn của cán bộ tác nghiệp. Vì vậy BIDV cần phải có sự phối

hợp chặt chẽ giữa yếu tố con ngƣời và công nghệ trong xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả.

Bên cạnh đó, theo tác giả việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng nên đƣa vào áp dụng phân loại nợ để trích lập dự phòng rủi ro. Phân loại nợ hiện nay chủ yếu dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử việc thanh toán tiền gốc, lãi của khách hàng cho khoản nợ đó theo lịch trả nợ đã thoả thuận khi vay. Mặc dù ngoài tình trạng của từng khoản nợ, ngân hàng có thể căn cứ thêm khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ. Nhƣng vì chƣa chuẩn hóa, tự động hóa việc đánh giá này nên trên thực tế chỉ căn cứ chính vào tình trạng trả nợ thực tế. Xét ở khía cạnh này thì việc phân loại nợ là cho vay rồi mới phân loại nợ. Theo tác giả nên phân loại nợ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này là phƣơng pháp đánh giá định lƣợng, toàn diện và nhất quán về sức khỏe của khách hàng, trên cơ sở chấm điểm rất nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, không chỉ có tình trạng trả nợ nhƣ trƣớc đây mà còn đánh giá về các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lƣợng quản lý nội bộ... của khách hàng. Nội dung chỉ tiêu và thang điểm đƣợc xây dựng trên cơ sở số liệu thống kê thực tế của rất nhiều khách hàng, ý kiến của các chuyên gia... nên đảm bảo tính khoa học, đánh giá sát thực và quan trọng là có tính dự báo .

Theo cách phân loại nợ mới này, định kỳ (hàng quý) các khách hàng sẽ đƣợc đánh giá và xếp vào 1 hạng nào đó, ví dụ là AA, BB+ hay CCC. Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng này, ngân hàng sẽ phân loại toàn bộ dƣ nợ của khách hàng vào 1 nhóm nợ, ví dụ nếu là AA thì phân vào nhóm 1, nếu là CC thì phân vào nhóm 3. Cụ thể nhƣ sau :

Phân loại nợ theo yếu tố tình trạng khoản nợ Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ AAA,A A+,AA, A+,A,B BB BB+, BB,B+, B CCC,C C+,CC C+,C D

- Quá hạn 10-90 ngày Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 - Quá hạn 91-180 ngày

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu - Đƣợc miễn giảm lãi

Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5

- Quá hạn 181 – 360 ngày

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu và quá hạn < 90 ngày

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ 2

Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5

- Quá hạn > 360 ngày

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần 1 và quá hạn < 90 ngày

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn.

- Cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên

- Nợ khoanh, nợ chờ xử lý

- Tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản

Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5 Nhóm 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 83 - 85)