Hệ luật điều khiển dựa trên ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểu khiển hạ độ cao vật bay sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử (Trang 43 - 44)

- Lập luận theo quan hệ mờ:

2.2.2 Hệ luật điều khiển dựa trên ngữ nghĩa

Theo tiếp cận sử dụng ngữ nghĩa của ĐSGT, mô hình mờ (2.2) được xem như một tập hợp các “điểm-luật mờ”, với việc sử dụng các ánh xạ ngữ nghĩa định lượng v và mỗi

điểm của mô hình mờ trên có thể được biểu diễn bằng một điểm của siêu mặt thực, và tập các điểm thực cho ta một mô hình gọi là bộ nhớ liên hợp ngữ nghĩa định lượng (Semantization Associate Memory) gọi tắt là SAM.

Sử dụng toán tử kết nhập để kết nhập các điều kiện trong mô hình mờ, khi đó ta có thể chuyển siêu mặt thực về đường cong thực trong mặt phẳng, đường cong này còn được gọi là đường cong ngữ nghĩa.

Do đó, bài toán điều khiển ban đầu sẽ chuyển về bài toán nội suy theo đường cong ngữ nghĩa và phương pháp này được khái quát qua các bước như sau:

Bước 1) Xây dựng các ĐSGT AXi cho các biến ngôn ngữ đầu vào Xi và ĐSGT AU cho biến ngôn ngữ đầu ra điều khiển U với các ngữ nghĩa định lượng tương ứng.

Bước 2) Sử dụng các ánh xạ ngữ nghĩa định lượng Xi U chuyển đổi mô hình mờ FAM về mô hình ngữ nghĩa SAM

Bước 3) Sử dụng một phép kết nhập đưa mô hình SAM về đường cong Cr,2 gọi là ngữ nghĩa định lượng.

Bước 4) Ứng với giá trị đầu vào thực hoặc mờ ta xác định giá trị định lượng tương ứng, sử dụng phép kết nhập và xác định đầu ra tương ứng của phép nội suy ngữ nghĩa tuyến tính trên đường cong Cr,2, việc giải nghĩa định lượng đầu ra của phép nội suy ngữ nghĩa sẽ cho kết quả điều khiển.

Phương pháp điều khiển dựa trên ngữ nghĩa theo tiếp cận ĐSGT hàm chứa rất nhiều các yếu tố mở cho người sử dụng lựa chọn như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểu khiển hạ độ cao vật bay sử dụng lý thuyết mờ và đại số gia tử (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)