Phương pháp điều tra thành phần các loài côn trùng cánh cứng thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần các loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptere) ở rừng keo lai, thông caribe và bạch đàn dòng PN2, u6 bằng phương pháp bẫy​ (Trang 26 - 32)

1.2.1 .Nghiên cứu về côn trùng nói chung

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần các loài côn trùng cánh cứng thu

được bằng phương pháp bẫy

2.4.1.1. Mô tả bẫy và cách đặt bẫy a. Cấu tạo bẫy

Bẫy gồm các phần các bộ phận sau (hình 2.1): - Phần nón trên (C) được giữ trên phần thân bẫy. - Phần thân (D) được treo bởi dây treo (B).

- Phần nón dưới (F) có các lỗ hổng phía dưới và được gắn với khay đựng dung dịch (H) bởi các chốt giữ (G).

- Mồi nhử được đặt cố định ở lỗ hổng ở giữa thân (E).

b. Cách đặt bẫy

Trước khi tiến hành đặt bẫy cần phải chuẩn bị một số dụng cụ và trang thiết bị sau:

(1). Bẫy. (2). Mồi nhử.

(3). Dung dịch lưu giữ.

(4). Bìa cứng (ghi số hiệu của bẫy). (5). GPS (ghi vị trí đặt bẫy).

(6). Xô có nắp (pha trộn dung dịch). (7). Cốc đong (đong lượng dung dịch). (8). Dây thép (treo và cố định bẫy).

(9). Găng tay (trộn dung dịch và treo mồi nhử). (10). Rây (đổ mẫu và dung dịch).

(11). Xô (đổ dung dịch).

(12). Bình phun nước (rửa khay đựng dung dịch). (13). Vải sạch (lau chùi bẫy).

(14). Vải lọc (đổ mẫu).

(15). Túi ni lông hoặc lọ nhựa có nắp (lưu giữ mẫu). (16). Bìa cứng (ghi nhãn mác).

(17). Bút chì (ghi nhãn mác).

(18). Dung dịch dùng để cất giữ côn trùng bẫy được trong khay khỏi bị

hư hòng (khoảng 10 ngày tiến hành thay 1 lần). Thành phần trong dung dịch bao gồm: Ethanol, nước tẩy không mùi, glycerol và nước. Với tỷ lệ 400ml ethanol+ 20 ml nước tẩy không mùi+ 100 ml glycerol+ 1480 ml nước có thể chia cho ba bẫy [15].

Lựa chọn địa điểm có những cành thấp hoặc có thể dùng dây nối 2 cây với nhau (A) để treo bẫy và đảm bảo khay đựng dung dịch cao cách mặt đất khoảng 1m đến 1.5 m. Sau khi tiến hành đặt bẫy phải kiểm tra lại day treo đảm bảo không có kiến, đầu khoá giữa khay đựng dung dịch với các điểm nối của phần nón dưới đểm đảm bảo độ chắc chắn (hình 2.2).

Hình 2.1: Cấu tạo và cách treo đặt bẫy

c. Cách thu mẫu và vệ sinh bẫy

Tháo khay đựng dung dịch. Dung dịch lưu giữ được đổ qua vải lọc và rây đảm bảo rằng không có mẫu côn trùng nào bị bỏ sót.Sử dụng bình phun nước để rửa sạch khay đựng dung dịch. Vải lọc được gấp lại và cho vào túi ni long. Cho vào túi ni lông nhãn bao gồm các thông tin: địa điểm, ngày, người thu, số hiệu bẫy (chỉ được dùng bút chì). Không được dùng lại dung dịch lưu giữ mẫu, bắt buộc phải thay mới. Đặt khay lại đúng vị trí và đổ dung dịch mới vào. Lau chùi sạch bẫy bằng vải hoặc chổi lông. Kiểm tra mồi nhử và thay thế nếu mồi nhử bị hỏng hoặc khô. Mồi nhử được thay thế 10 ngày 1 lần, cũng là vào thời gian thu mẫu (lưu giữ mồi nhử trong tủ đá và luôn được duy trì trong điều kiện lạnh trong quá trình di chuyển. Phải sử dụng găng tay khi treo mồi nhử và cố định mồi nhử tại lỗ hổng ở giữa bẫy (hình 2.3).

d. Cách lưu giữ mẫu

Mẫu côn trùng thu được được cất giữ trong tủ đá tránh bị mất màu và bị hư hỏng. Nếu cần làm mẫu thì sau khi mang ra từ tủ đá cần phải giám định tên, ghi ngày tháng năm thu mẫu côn trùng vào phiếu. Sau đó mẫu phải được cắm bằng kim. Đối với côn trùng cánh cứng như Bọ rùa, Bọ hung…thì kim cắm có vị trí nằm phía ở phía đỉnh dưới của tám giác đều mà đáy của nó là chiều rộng của gốc cánh sát với phần ngực. Còn đối với côn trùng như mọt thì cần phải có keo dính rồi dính vào miếng bìa nhỏ hình tam giác. Cả hai loại trên sau khi làm xong công đoạn trên đều được để vào lò sấy ở mức nhiệt độ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng (thường 30oC).

2.4.1.2. Địa điểm đặt bẫy

Địa điểm đăth bẫy mà đề tài thực hiện ở ba loại rừng cần phải đảm bảo một số tiêu chí (hình 2.4):

- Lựa chọn địa điểm đặt bên trong hoặc gần với khu rừng mình muốn thu mẫu.

- Vị trí đặt bẫy phải là nơi có nhiều côn trùng bay qua như: nơi có lối đi hẹp hoặc những khoảng trống trong rừng và phải dễ dàng tiếp cận được với nơi đặt bẫy, nhưng lưu ý tránh khu vực đông người để giảm thiểu ảnh hưởng đến bẫy.

- Khoảng cách tối thiểu giữa các bẫy là 200m.

- Nơi đặt bẫy phải dễ quan sát được và có bóng dâm nhằm giảm sự bay hơi của dung dịch lưu giữ mẫu và mồi nhử.

- Bẫy phải được giữ cố định bằng cách buộc với những cây bên cạnh tránh tác động của gió.

Mỗi bẫy cần được gắn số hiệu rõ ràng cùng các thông tin về địa điểm đặt bẫy.

Hình 2.4: Một số địa điểm được tiến hành đặt bẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần các loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptere) ở rừng keo lai, thông caribe và bạch đàn dòng PN2, u6 bằng phương pháp bẫy​ (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)