ở ba loại rừng.
Qua số liệu côn trùng cánh cứng thu thập ở mỗi loại rừng được phân tích, đánh giá về mức độ phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể trong mỗi loài côn trùng cánh cứng thu được và thống kê trong mẫu bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mức độ đa dạng của các loài côn trùng ở từng loại rừng
Tt Tên loài Rừng Thông caribê Rừng bạch đàn dòng PN2 và U6 Rừng keo lai Apinhi Cồn+ nhựa thông 9E15-1 Apinhi Cồn+ nhựa thông 9E15-1 Apinhi Cồn+ nhựa thông 9E15-1 1 ...
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI 3.1. Vị trí địa lý- địa hình
Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ nằm ở vị trí 21º20'- 21º25' vĩ độ Bắc, 105º45'- 105º50' kinh độ Đông thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm hiện đang quản lý 906,8ha đất lâm nghiệp phục vụ cho nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp.
- Phía Bắc giới hạn bởi đỉnh Tam Tương cao 368m có đường biên giới với Thôn Đồng Tâm, Đồng Câu, Đồng Trầm là hệ thống dông núi Tam Tương - Đỉnh Cột Cờ.
- Phía Tây và Tây Nam giáp với hồ Đại Lải.
- Phía Đông và Đông nam tiếp giáp với thôn Thanh Cao được phân chia theo ranh giới theo con đường ôtô đi Đèo Bụt.
- Phía Nam ranh giới được xác định là hồ nước cuối thôn Thanh Cao theo con suối qua đập tràn xuống hồ Đại Lại.
- Toàn bộ đất đai của Trung tâm thuộc vùng đồi núi thấp độ cao so với mặt nước biển phổ biến từ 25 đến 30m, có một số đỉnh cao hơn 300m đỉnh cao nhất là đỉnh Tam Tương cao 386m phần lớn có độ dốc 20, phù hợp với việc canh tác bằng cơ giới. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các thung lũng hẹp và ngắn chảy xuống hồ Đại Lải.
3.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng chung của toàn bộ khu vực Trung tâm. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng của Trung tâm cho thấy:
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1450mm với 151 ngày mưa.
- Lượng bốc hơi nước là 927mm và độ ẩm tương đối không khí là 80%. - Nhiệt độ không khí bình quân là 230C.
- Nhiệt độ tối cao bình quân không quá 33.5 C nhưng tối cao tuyệt đối lên tới 37,4 C.
Điều đáng chú ý là từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ không khí bình quân từ 25C đến 30 C đồng thời cũng là những tháng có lượng mưa cao (từ 188 đến 500mm). Đây là thời vụ thích hợp để trồng cây, những tháng còn lại có nhiệt độ thấp từ 16,2 C (tháng 1) đến 24 C (tháng 4) và lượng mưa cũng thấp từ 24,3 mm (tháng 3) đến 123 mm (tháng 11), mưa tập trung theo mùa.
Như vậy thời vụ trồng cây thích hợp nhất là khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 vì đây là thời gian có mưa tập trung độ ẩm đất cao, cây trồng có tỷ lệ sống cao, còn các tháng khác trong năm thì khô hạn hơn nên không thích hợp cho việc trồng cây.
3.3. Đất đai- thực bì
3.3.1. Đất đai
Đất đai ở đây chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, tầng đất mỏng đến trung bình (20- 50cm), rất ít nơi có độ dày trên 1m. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, tỷ lệ kết von từ 50 đến 70%, tầng dưới bị đá ong hoá nên rất cứng. Các kết điều tra phân tích cho thấy nhìn chung đất có tầng phong hoá dày trung bình, nhưng do bị xói mòn và laterit hoá mạnh nên thường có kết von cứng chiếm 50-70% bề mặt phẫu diện và hàm lượng sét không lớn khoảng 30% độ chua pH khoảng 3,9- 4,0.
3.3.2. Thực bì
Thực bì gồm nhiều loại cây nhưng chủ yếu là cây bụi và cây gỗ nhỡ như Thẩu tấu, Thành ngạnh, Sim, Tế guột… chiều cao trung bình từ 0,5 đến 2,5m nhiều tầng tán, xâm lấn và cạnh tranh mạnh với cây trồng nhất là khi giai đoạn cây trồng ở độ tuổi 1 và 2.
3.4. Một số đặc điểm vị trí tiến hành đặt bẫy
3.4.1. Rừng Thông caribê
Đây là một khu rừng giống Quốc gia có diện tích 30ha được trồng năm 1986- 1987 trên nền đất Feralit đỏ vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét với mật độ 350 cây/ha. Thực bì thưa thớt chủ yếu là Tế guột và Thành ngạnh.
3.4.2. Rừng keo lai
Rừng keo lai có diện tích gần 10ha, được trồng năm 1997 trên nền đất Feralit đỏ với mật độ 2000 cây/ha. Thực bì là một số các loài Sim, Mua, Thành ngạnh, Tế guột...
3.4.3. Rừng bạch đàn dòng PN2 và U6
Rừng bạch đàn có diện tích 15ha, được trồng năm 1997 trên nền đất Feralit đỏ vàng vơi mật trồng 2000 cây/ha. Thực bì ít phát triển chủ yếu loài Thành ngạnh, Sim, Mua...
3.5. Tình hình dân sinh kinh tế
Đại bộ phận dân cư ở đây là người dân tộc Sán Dìu, chỉ một bộ phận nhỏ là người dân tộc kinh. Thu nhập bình quân của người dân ở đây tương đối thấp, trung bình khoảng 500.000đồng/người/tháng. Họ sống chủ yếu dựa vào nghề canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc kết hợp với việc đốn củi trong rừng.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Danh mục các loài côn trùng cánh cứng bẫy thông qua việc sử dụng ba chất dẫn dụ ba chất dẫn dụ
Kết quả điều tra ở Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ- Ngọc Thanh- Phúc Yên- Vĩnh Phúc ở ba loại rừng keo lai (Acacia
hybrid), Thông caribê (Pinus caribaea) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) dòng PN2, U6 bằng phương pháp bẫy với việc sử dụng ba loại chất dẫn dụ đã thu được 3502 mẫu côn trùng cánh cứng. Sau đó tác giả tiến hành giám định và phân loại các mẫu này thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Danh lục các loài côn trùng Bộ cánh cứng TT
Ký hiệu mẫu
Tên khoa học Tên Việt nam
I Coleoptera Bộ cánh cứng
A Bostrychidae Họ mọt dài
1 M1 Sinoxylon sp. Mọt gai đầu đỏ
B Tenebrionidae Họ bọ đen
2 M6 Cylindromicrus sp. Mọt nâu lưng sọc
C Scolytidae Họ mọt hại vỏ
3 M3 Xylosandrus multilatus Mọt hồ lô
4 M4 Coccotrypes sp1 Mọt cám đen
5 M8 Coccotrypes sp2 Mọt cám nâu cánh gián
6 M7 Xylosandrus sp1 Mọt nâu đen
7 M10 Xylosandrus sp2 Mọt đen
8 M5 Amasa sp. Mọt đuôi vát
10 M9 Dryocoetesvillosus Mọt gai
D Carabidae Họ chân chạy
11 Cc1 Parena latecincta Chân chạy màu nâu cánh gián
12 Cc2 Panagaeus sp. Chân chạy hoa
13 Cc3 Amara sp. Chân chạy nâu đen
E Cleridae Bọ cánh cứng rô
14 Bb1 Stigmatium sp1 Bọ ba vạch xám
15 Bb2 Stigmatium sp2 Bọ ba vạch vàng cam
G Curculionidae Họ vòi voi
16 Vv1 Shirahoshizo rufescens Vòi voi xám
17 Vv2 Dyscerus sp. Vòi voi đen
18 Vv3 Lissorhoptrus sp. Vòi voi nâu
H Meloidae Họ ban miêu
19 Bm Mylabris cichorii Ban miêu khoang vàng
I Cerambycidae Họ xén tóc
20 Xt1 Paraphrus granulosus Xén tóc hung
21 Xt2 Pachylocerus sp. Xén tóc đen xám
22 Xt3 Cephalallus sp. Xén tóc nâu
23 Xt4 Pogonocherus sp. Xén tóc xám đất
K Scarabaeidae Họ bọ hung
24 Bh1 Xylotrupes gideon Bọ sừng
25 Bh2 Anomala sp. Bọ hung bầu dục
26 Bh3 Aphodios sp. Bọ hung đầu bẹt
27 Bh4 Oxycetonia sp. Bọ hung xanh đốm
28 Td Sp Bọ cánh cứng đen tròn
L Elateridae Họ bổ củi
29 Bc Melanotus sp. Bổ củi nâu đen
30 Md Platypus sp. Mọt gỗ chân dài Kết quả ở bảng trên cho thấy:
- Các mẫu côn trùng thu được bằng việc sử dụng ba loại chất dẫn dụ được sắp xếp và giám định là của 30 loài côn trùng cánh cứng ở 10 họ khác nhau.
- Đại đa số các loài côn trùng cánh cứng thu được đã xác định được đến giống, trong đó có 06 loài xác định được tên khoa học và chỉ 01 loài mới chỉ xác đinh được họ.
- Trong số các loài thu được, xác định được 21 loài của 18 giống có khả năng gây hại gỗ, vỏ gỗ và làm nguy hại đến sinh trưởng phát triển của cây như: giống Sinoxylon ở họ mọt dài (Bostrychidae). Giống Platypus ở họ mọt chân dài (Platypodidae). Các giống Paraphrus, Pachylocerus, Cephalallus,
Pogonocherus thuộc họ xén tóc (Cerambycidae). Các giống Xylosandrus,
Coccotrypes, Amasa, Dryocoetes ở họ họ mọt hại vỏ (Scolytidea). Các giống
Xylotrupes, Anomala, Aphodios, Oxycetonia ở họ bọ hung (Scarabaeidae); các giống Shirahoshizo, Dyscerus, Lissorhoptrus ở họ vòi voi (Curcurionidae) và giống Melanotus họ bổ củi (Melanotus)).
- Các giống có chức năng cải tạo đất làm tăng độ mùn của đất và ăn thịt một số loài động vật nhỏ như: các giống Parena, Panagaeus, Amara ở họ chân chạy. Loài Ban miêu khoang vàng (Mylabris cichorii) có chứa chất cantharidin là chất rất cần thiết trong y học dùng điều trị bệnh gan, bệnh ung thư thực quản, ung thư da....Giống Stigmatium ở họ cánh rô (Cleridae) là các săn mồi ăn thịt động vật như các loài ấu trùng của một số loài mọt, bọ hung xén tóc....
4.2. Mô tả đặc điểm hình thái các loài côn trùng cánh cứng thu được.
4.2.1. Họ vòi voi (Curculionidae)
Họ Vòi voi khá dễ nhận biết với cái vòi và vị trí nằm của râu đầu khá đặc trưng, đây là một họ có sự đa dạng về hình thức và kích thước. Trong họ
4.2.1.1. Loài vòi voi xám (Shirahoshizo rufescens)
a. Đặc điểm hình thái
Vòi voi trưởng thành có thân hình bầu dục tròn màu nâu xám. Kich thước: chiều dài thân khoảng 4-5 mm, chiều rộng 2-2,5 mm, trên cánh có một chấm đen to hình bán cầu, ngay giữa của rìa cánh trước. Phần lưng cong vồng. Vòi dài rất cong, làm thành một góc 45-500 so với bề ngang của đầu. Râu đầu hình rùi trống (hình 4.1)
Hình 4.1: Vòi voi xám.
b. Đặc điểmtập tính hoạt động
Trong quá trình điều tra cho thấy Vòi voi xám có ở cả ba loại rừng và thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm.
4.2.1.2. Loài vòi voi đen (Dyscerus sp.)
a. Đặc điểm hình thái
Vòi voi đen có thân hình bầu dục màu đen. Kích thước cơ thể có: chiều dài thân 17mm, chiều rộng 6,5 mm, trên mặt lưng có các nốt sần nổi khá rõ, vòi cũng tương đối cong khoảng 450 so với bề ngang của đầu. Râu đầu hình rùi trống (hình 4.2)
b. Đặc điểm tập tính hoạt động
Trong thời gian nghiên cứu Vòi voi đen chỉ thấy ở rừng Thông caribê và xuất hiện một lần duy nhất vào thời gian tháng 9 trong năm.
4.2.1.3. Loài voi voi nâu (Lissorhoptrus sp.)
a. Đặc điểm hình thái
Thân hình thuôn dài có màu nâu đất. Kích thước cơ thể có chiều dài 6mm, chiều rộng 2-2,5mm mặt trên của lưng có nổi các đường kẻ dọc. Vòi rất cong so với cơ thể khoảng 500. Râu đầu hình rùi trống. (hình 4.3)
Hình 4.3: Vòi voi nâu
b. Đặc điểm tập tính hoạt động
Trong thời gian nghiên cứu Vòi voi nâu chỉ xuất hiện ở rừng Thông caribê với một cá thể duy nhất vào thời gian tháng 8 trong năm.
4.2.2. Họ bọ cánh rô (Cleridae)
Họ bọ cánh cứng rô phân bố rộng, toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông cứng có nhiều mầu sắc (đỏ, vàng, cam và xanh). Râu đầu thướng là hình rùi trống. Trong quá trình điều tra ở khu vực nghiên cứu thu được hai loài nhưng chỉ ở một giống.
4.2.2.1. Loài bọ ba vạch xám (Stigmatium sp1)
a. Đặc điểm hình thái
Kích thước có chiều dài trung bình 9 -12mm, chiều rộng 3-3,5 mm. Toàn thân và 3 đôi chân phủ lông và có màu xám có xen lẫn 3 khoang màu
Hình 4.4: Bọ ba vạch xám
b. Đặc điểm tập tính hoạt động
Trong thời gian nghiên cứu thì loài này xuất hiện ở cả ba loại rừng với mật độ cá thể khá nhiều vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 12.
4.2.2.2. Loài bọ ba vạch vàng cam (Stigmatium sp2)
a. Đặc điểm hình thái
Kích thước có chiều dài trung bình 7-10mm, chiều rộng khoảng 3mm. Toàn bộ cơ thể được phủ bởi lông cứng và có ba vạch màu vàng và mầu cam xen lẫn với màu xám đen. (hình 4.5).
b. Đặc điểm tập tính hoạt động
Bọ ba vạch vàng cam có ở cả ba loại rừng trong qúa trình điều tra, chúng xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12 trong năm.
4.2.3. Họ mọt gỗ chân dài (Platypodidae)
Họ bọ cánh cứng hay còn gọi họ mọt hại gỗ chân dài là một trong những họ có các loài hại gỗ ở rừng nhiệt đới nghiêm trọng. Họ này có liên quan chặt chẽ đến họ Scolytidae (họ mọt hại vỏ), nhưng có thể phân biệt bởi
hình dáng dài hơn với đốt bụng ngắn hơn và phân đầu, ngực, bụng phân biệt rõ ràng. Mọt trưởng thành màu nâu, kích thước các loài trong họ có chiều dài biến đổi từ 2-12mm, chiều rộng từ 0,5- 3,1mm, thân hình trụ. Đầu có dạng hình trứng khi nhìn chính diện. Râu đầu dạng hình chỉ có 6 đốt, đốt cuối hình quả trứng hay hình quả táo. Cánh trước được ki-tin hoá ở mức độ cao. Nhìn từ mặt lưng có 7 đốt, nhưng nhìn từ mặt bụng thì có 5 đốt [8], [9]
Loài mọt gỗ chân dài(Platypus sp.)
a.Đặc điểm hình thái
Cơ thể có màu vàng rán, đầu ngực bụng phân biệt rõ ràng ngay khi nhìn mặt lưng trên của cơ thể. Kích thước cơ thể có chiều dài 3,5mm, chiều rộng 1mm. Nhưng có điểm đặc biệt là phía cuối mặt lưng trên có đám lông cứng màu vàng nhạt được phân biệt khác hẳn so với màu sắc của cơ thể. (hình 4.6).
b.Đặc điểm tập tính hoạt động
Trong thời gian điều tra nghiên cứu Bộ cánh cứng có mặt ở hai loại rừng (Thông caribê và keo lai). Chúng xuất hiện ở hai tháng trong năm là tháng 6 và tháng 9.
4.2.4. Họ mọt dài (Bostrychidae)
Họ có bề ngoài tương tụ như bọ cánh cứng hại vỏ, được thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Mọt trường thành có hình trụ, thân dài từ 2-23mm có màu
đen, nâu cà phê. Râu đầu có dạng hình chuỳ gồm 10-11 đốt. Ngực trước phát triển và gồ cao về phần trước, nhìn từ trên xuống không thấy đầu. Ấu trùng thường phát triển trong sợi gỗ có dạng cong hình chữ “C” [9].
Loài mọt gai đầu đỏ (Sinoxylon sp.)
a.Đặc điểm hình thái
Mọt có thân ngắn, màu mận chín hình trụ, hơi rộng về phía sau, cuối thân đột nhiên vát cụt ở phía sau tạo thành mặt phẳng nghiêng cánh cứng. Đầu màu đỏ tươi và có đám gai cứng (khoảng 2-4 răng ở gần chân môi trên). Râu đầu có 10 đốt, các đốt chùy râu thường rộng về chiều ngang tạo thành hình gần như nan quạt. Ngực trước hơi gồ lên, phần trước của tấm lưng ngực trước có những hạt, vảy xù xì, phần sau của tấm lưng ngực trước có những chấm. Cánh cứng có những chấm liền nhau tạo thành những vết chạm trổ. Ở gần đường phân cánh, trên gần giữa mặt nghiêng cánh cứng, thường mỗi bên có 1-2 gai, ở mép bên của mặt nghiêng cánh cứng mỗi bên có 1-6 răng (hình 4.7).
Hình 4.7: Mọt gai đầu đỏ
b. Đặc điểm tập tính hoạt động
Mọt gai đầu đỏ có mặt ở cả ba loại rừng nhưng ở rừng Thông caribê thì chúng xuất hiện với mật độ cá thể nhiều chiếm chủ yếu so với hai loại rừng kia. Chúng xuất hiệnvào thời gian tháng 6, 7 và 10 trong năm.
4.2.5. Họ bọ đen (Tenebrionidae)
Đây là một họ khá đa dạng về kích thước (biến động từ 1mm đến 80mm), cơ thể thường có màu tối (biến đổi từ nâu đến đen), râu đầu hình rùi trống và có 9-11 đốt
Loài mọt nâu lưng sọc (Cylindromicrus sp.)
a.Đặc điểm hình thái
Cơ thể thuôn dài màu nâu cánh gián có 6 gạch dọc, đầu có màu nâu sẫm. Kích thước nhỏ có kích thước chiều dài khoảng 3-4 mm chiều rộng khoảng 1mm (hình 4.8).
Hình 4.8: Mọt nâu lưng sọc
b.Đặc điểm tập tính hoạt động
Trong đợt điều tra nghiên cứu cho thấyMọt nâu lưng sọc chỉ có ở rừng Thông caribê và xuất hiện vào tháng 4 trong năm.
4.2.6. Họ mọt hại vỏ (Scolytidae)
Là họ nhỏ trong Bộ cánh cứng, thường có cơ thể nhỏ hình ống, bán cầu