Sự biến động về mật độ quần thể của một số loài côn trùng cánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần các loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptere) ở rừng keo lai, thông caribe và bạch đàn dòng PN2, u6 bằng phương pháp bẫy​ (Trang 70 - 76)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Động thái biến đổi về thành phần loài và mật độ quần thể của côn trùng

4.4.2. Sự biến động về mật độ quần thể của một số loài côn trùng cánh

cứng thu được theo các tháng trong năm

4.4.2.1. Sự biến động mật độ quần thể của loài Mọt gai (Dryocoetes villosus) Trong quá trình điều tra cho thấy gần như ở tất cả các tháng trong năm đều thu được loài Mọt gai, nhưng mật độ quần thể của loài này lại có sự biến động khá khác nhau giữa các tháng. Kết quả chỉ ra rằng rất có thể giai đoạn

vũ hoá chính của loài này có hai đợt trong năm, đợt thứ nhất vào các tháng4, 5 và 6, đợt thứ hai vào các tháng 8, 9 và 10 (hình 4.33).

Hình 4.33: Biểu đồ về sự biến động mật độ quần thể loài Mọt gai

4.4.2.2. Sự biến động mật độ quần thể của loài Mọt đít vát (Amasa sp.)

Trong quá trình điều tra và xử lý số liệu thu được cho thấy loài Mọt đít vát xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Điều này có thể nói nên rằng đó là giai đoạn mà loài này vũ hoá, nhưng mà thời điểm mà loài này vũ hoá mạnh và nhiều nhất là vào thời gian tháng 6 trong năm (hình 4.34).

4.4.2.3. Sự biến động mật độ quấn thể của loài Bọ ba vạch xám (Stigmatium sp1)

Trong quá trình điều tra và xử lý số liệu cho thấy loài Bọ ba vạch xám xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 12 trong năm. Đây cũng là giai đoạn vũ hoá của loài này, nhưng có thời điểm mà loài của loài bọ ba vạch mạnh nhất vào thời gian tháng 9 trong năm (hình 4.35).

Hình 4.35: Biểu đồ sự biến động mật độ quần thể loài Bọ ba vạch xám

4.4.2.4. Sự biến động mật độ quần thể của loài Voi voi xám (Shirahoshizo rufescens)

Dựa vào kết quả điều tra và xử lý phân tích số liệu cho thấy sự xuất hiện củaloài Voi voi xám có sự thay đổi khá khác biệt về mật độ quần thể thu được ở các tháng trong năm và được chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ tháng 1 đến tháng 4, giai đoạn thứ hai từ tháng 6 đến tháng 7 và giai đoạn thứ ba từ tháng 9 đến tháng 12. Điều này có thể nói lên rằng loài này có ba giai đoạn cũ hoá trong một năm mà thời điểm vũ chính của các giai đoạn này rơi vào các tháng 3, 6 và 10 (hình 4.36).

Hình 4.36: Biểu đồ sự biến động mật độ quần thể loài Voi voi xám

4.4.2.5. Sự biến động mật độ quần thể của loài Cánh cam nâu đen (Amara sp.)

Theo kết quả điều tra thấy rằng loài Cánh cam nâu đen xuất hiện vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 trong năm nhưng mật độ quần thể của loài này có giá trị lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6. Điều này có thể nói lên rằng đây là giai đoạn chính mà loài Cánh cam nâu đen vũ hoá trong năm (hình 4.37).

4.4.2.6. Sự biến động mật độ quần thể của loài Ba vạch vàng cam (Stigmatium sp2)

Theo kết quả điều tra và xử lý số liệu thấy được loài Ba vạch vàng xuất hiện vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm và tháng 7 là tháng mà mật độ quần thể của loài này thu được là lớn nhất. Điều này nói lên rằng tháng 7 chính là mùa vũ hoá chủ yếu của loài Ba vạch vàng cam (hình 4.38).

Hình 4.38: Biểu đồ về sự biến động mật độ quần thể loài Ba vạch vàng cam

4.4.2.7. Sự biến động của loài Mọt hồ lô (Xylosandrus sp.)

Theo kết quả điều tra nghiên cứu và qua quá trình xử lý số liệu cho thấy loài Mọt hồ lô xuất hiện vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm và tháng mà mật độ quần thể của loài này thu được nhiều nhất là vào tháng 6. Điều này nói lên rằng tháng 6 là mùa chính mà loài Mọt hồ lô vũ hoá (hình 4.39).

Hình 4.39: Biểu đồ về sự biến động mật độ quần thể loài Mọt hồ lô

4.4.2.8. Sự biến động mật độ quần thể của loài Mọt gai đầu đỏ (Sinoxylon sp.) Theo kết quả điều tra và quá trình xử lý số liệu thu được cho thấy loài Mọt gai đầu đỏ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, nhưng có hai tháng tháng 6 và tháng 10 là những tháng mà loài này xuất hiện với mật độ lớn nhất, điều này nói lên rằng rất có thể có hai thời mà loài Mọt gai đầu đỏ vũ hoá chính vào hai tháng trên trong năm (hình 4.40).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần các loài côn trùng bộ cánh cứng (coleoptere) ở rừng keo lai, thông caribe và bạch đàn dòng PN2, u6 bằng phương pháp bẫy​ (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)