Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn tại huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 29 - 31)

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, tài liệu đã được công bố qua các tài liệu:

- Niên giám thống kê từ 2012 - 2019 huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;

- Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng qua các năm 2012 - 2019 của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;

- Báo cáo tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn giai đoạn 2012 - 2019 của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện mà cơ quan thường trực là phòng Kinh tế;

- Báo cáo tình hình thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến nay của phòng Quản lý đô thị.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin chưa được công bố thông qua điều tra, phỏng vấn theo bảng hỏi, phỏng vấn bán định hướng. Đối tượng phỏng vấn là các bên liên quan đến công tác lập, quản lý, phê duyệt QHXDNTM, cán bộ cấp xã, thôn và người dân tại địa phương.

- Đối với người dân: Thu thập thông tin của nông dân để tìm hiểu đặc điểm của hộ, đánh giá những tác động của xây dựng NTM đến hộ cũng như những ý kiến góp ý của hộ với công tác thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện qua 2 nội dung chính về chất lượng đồ án NTM (trong đó điều tra về sự phù hợp của đồ án về quy hoạch sản xuất; Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội; Quy hoạch điểm dân cư nông thôn; Quy hoạch hệ thống kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt) và yếu tố ảnh hưởng đến đồ án.

- Đối với cán bộ xã: Thu thập thông tin của cán bộ cấp xã bao gồm chủ tịch UBND xã và phó chủ tịch UBND xã, địa chính về công tác lập quy hoạch, sự tham gia của cán bộ chuyên môn và lãnh đạo xã trong công tác lập quy hoạch XDNTM, nhận xét về khó khăn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch.

- Lãnh đạo huyện: Thu thập thông tin từ cán bộ chuyên viên các phòng NN&PTNT, phòng quản lý đô thị, phòng tài nguyên và môi trường về chất lượng đồ án, khó khăn, vướng mắc trong QHXDNTM cấp xã, nguyên nhân

ảnh hưởng đến chất lượng đồ án QHXDNTM, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong xây dựng NTM tại huyện (xã), đánh giá về kết quả xây dựng NTM mà huyện (xã) đã đạt được, kiến nghị, giải pháp gì để góp phần nâng cao chất lượng đồ án QHXDNTM giai đoạn tới năm 2030.

- Số lượng phiếu: 81 phiếu bao gồm 61 phiếu điều tra người dân và 20 phiếu điều tra ban chỉ đạo nông thôn mới của 2 xã và chuyên viên các phòng Quản lý đô thị, phòng tài nguyên và môi trường, phòng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn tại huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)