Một trong các hình thức trình bày là sử dụng phương pháp minh họa trên bản đồ. Các đối tượng được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nông thôn, thể hiện cụ thể các yếu tố về vị trí phân bố, diện tích… Phương pháp minh họa bằng bản đồ có sử dụng các phần mềm chuyên dụng làm bản đồ (như Microstation, Autocad…).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Thường Tín
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý
Huyện Thường Tín hiện nay (bao gồm thị trấn Thường Tín và 28 xã), có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp sông Hồng và tỉnh Hưng Yên;
- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
b. Đặc điểm địa hình
Thường Tín là huyện đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch cao độ giữa các vùng không đáng kể. Địa hình có độ cao so với mực nước biển từ 5 - 8 m, có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, độ dốc khoảng 0,1 0,3%.
Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề mặt địa hình của phần lớn diện tích trong đồng thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị úng lụt vào mùa mưa.
Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo sông Hồng có hiện tượng xói lở, chia cắt làm bề mặt thay đổi về hình dạng vùng cũng như diện tích khu đất này.
c. Khí hậu, thời tiết
- Thường Tín nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5OC, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.000 - 8.500OC.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.700 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9.
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 92% và độ ẩm thấp nhất là 60%.
- Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.741 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp để canh tác nhiều vụ trong năm.
Thường Tín chịu ảnh hưởng của 2 loại gió là gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông và gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam.
d. Thủy văn
Địa bàn huyện có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ. Tuy nhiên, phần lớn diện tích địa bàn huyện Thường Tín nằm phía trong đê sông Hồng và không chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng.
- Sông Hồng nằm ở phía Đông chạy theo ranh giới huyện Thường Tín, với chiều dài khoảng 20 km, đóng vai trò quan trọng về giao thông đường thủy, là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Sông Nhuệ nằm ở phía Tây, cũng là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Mực nước sông Nhuệ, là yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định cao nền xây dựng trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Tô Lịch chảy qua với chiều dài 12 km, hiện tại lòng sông bị rác và thực vật che phủ nên tốc độ dòng chảy chậm. Hệ thống sông ngòi tự nhiên trên được nối với nhau bởi khá nhiều sông, kênh dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, giao thông thủy. Đồng thời, các hệ thống sông này cũng tạo nên một diện tích đất phù sa màu mỡ.
đ. Địa chất công trình, địa chất thủy văn
Đặc điểm nền đất trên địa bàn huyện Thường Tín, được hình thành bởi loại đất phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm, chủ yếu là đất bùn, sét pha,
cát pha sét nền đất yếu cường độ kháng nén kém. Đặc biệt một số khu vực ruộng trũng có lớp bùn dày nền đất rất yếu, khi xây dựng phải đắp nền và gia cố nền công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng. Cường độ chịu tải của đất thích hợp với công trình dân dụng thấp tầng. Khi xây dựng công trình trên 5 tầng, cần khảo sát địa chất để có giải pháp gia cố nền móng phù hợp.
Nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15 - 25 m, có thể khai thác vào mục đích sản xuất và sinh hoạt.
e. Địa chấn
Theo dự báo của Viện khoa học Địa cầu: Khu vực huyện Thường Tín nằm trong vùng động đất cấp 8. Vì vậy, khi xây dựng các công trình cần phải tính đến độ an toàn cho công trình nằm trong vùng dự báo có động đất như trên.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Thổ nhưỡng huyện Thường Tín chủ yếu được bồi đắp bởi 2 sông chính là sông Nhuệ và sông Hồng, được chia làm 5 loại chính như sau:
- Đất cát trắng: Có diện tích khoảng 122,22 ha chiếm 0,96% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, phân bố tập trung ở xã Tự Nhiên;
- Đất phù sa trung tính: Có diện tích khoảng 171,56 ha chiếm 1,34% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Được phân bố ở các xã có diện tích nằm ngoài đê như: Tự Nhiên, Ninh Sở, Thống Nhất, Hồng Vân, Chương Dương, Lê Lợi, Vạn Điểm;
- Đất phù sa chua: Có diện tích khoảng 6.059,48 ha, chiếm 57,45% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố tập trung ở trong đê, có trên tất cả các xã, thị trấn trong huyện;
- Đất phù sa trung tính gley: Có diện tích khoảng 1.711,06 ha chiếm 13,40% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố trong đê, trên địa bàn các xã Ninh Sở, Duyên Thái, Nhị Khê, Hiền Giang, Hòa
Bình, Văn Bình, Văn Phú, Tân Minh, Dũng Tiến, Duyên Thái, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Quất Động, Liên Phương, Minh Cường, Văn Tự;
- Đất phù sa gley chua: Có diện tích khoảng 386,92 ha chiếm 3,03% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất phân bố trong đê, có trên địa bàn các xã Dũng Tiến, Thắng Lợi, Tân Minh, Tiền Phong, Khánh Hà.
b. Tài nguyên nước
Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều:
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt đang sử dụng chủ yếu lấy từ sông Hồng qua trạm tưới Hồng Vân. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng nước tốt, rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Sông Nhuệ vừa là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng cũng vừa là nguồn tiêu thoát nước chủ yếu của huyện. Trên địa bàn huyện còn có một số sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Hòa Bình. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Thường Tín còn có các ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nhu cầu cung cấp nước tại chỗ;
- Nguồn nước ngầm: Theo khảo sát sơ bộ, nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15 - 25 m, có thể khai thác vào mục đích sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1.Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân tạo tiền đề cho phát triển tương lai.
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất của các nhóm ngành huyện Thường Tín giai đoạn 2017 - 2019
TT Phân theo ngành kinh tế
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 1 Nông nghiệp - Thủy sản 1.433 7,63 1.477 6,75 1.707 7,11 2 Công nghiệp và XD 9.715 51,73 11.402 52,11 13.032 54,28 3 Thương mại - Dịch vụ 7.634 40,65 9.002 41,14 9.272 38,62 Tổng giá trị sản xuất 18.782 100,00 21.881 100,00 24.011 100,00
(Nguồn: UBND huyện Thường Tín, 2019)
Năm 2019, tổng giá trị sản xuấtđạt 24.011 tỷ đồng, tăng 9,73% so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: 54,28 - 38,62 - 7,11%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm trọng ngàng nông lâm - thủy sản (giảm 0,52% so với 2017), công nghiệp và xây dựng tăng từ 2,55% so với năm 2018; thương mại và dịch vụ giảm 2,03% so với năm 2017.
3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số huyện Thường Tín giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2017 2018 2019
Tổng dân số Người 220.689 223.690 226.669
Tổng số lao động trong độ tuổi Người 116.435 118.592 121.900
Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,39 1,36 1,3
Dân số nông thôn Người 214.112 217.024 219.914
Dân số đô thị Người 6.577 6.666 6.755
Tốc độ dân số của huyện ngày càng giảm đi. Tính đến năm 2019 dân số toàn huyện là 226.669 người tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số tương đối cao so với mặt bằng của thành phố. Tổng số lao động trong độ tuổi chiếm 53,77% tổng dân số toàn huyện. Tạo điều kiện dồi dào về nhân lực trong phát triển ngành nghề. Tuy nhiên, cũng tạo ra thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm.
Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng cao. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện có 1 thị trấn với tổng diện tích 78,63 ha, chiếm 0,60% tổng diện tích toàn huyện. Thị trấn Thường Tín là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần hoàn thiện. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng… cũng tăng lên khá nhanh. Ở khu vực này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất của huyện.
Tuy nhiên, có thể thấy, diện tích đô thị của huyện nhỏ, kiến trúc không gian dân cư đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Các khu nhà trong thị trấn hầu hết đều do nhân dân tự xây dựng bám theo các trục đường chính, đường nội khu vực… làm cho bộ mặt tuyến phố lộn xộn, nhiều nơi nhà ở còn tạm bợ, chưa được xây dựng kiên cố, làm ảnh hưởng chung mỹ quan đô thị.
Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của huyện, xứng đáng với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cần cải
tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Huyện có 28 xã, một số khu vực, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế (đặc biệt là thương mại, dịch vụ) và là cơ sở hình thành các thị tứ. Vì vậy, nhu cầu mở rộng quy mô các điểm dân cư tập trung như trên cũng cần được tính đến trong tương lai.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng như trường học, y tế, chợ, sân thể thao… còn thiếu. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần bố trí quỹ đất hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông
Thường Tín có hệ thống giao thông khá hợp lý, ngày càng được hoàn thiện nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
- Đường tỉnh lộ bao gồm các tuyến sau:
+ Quốc lộ 1A: Có chiều dài qua huyện là 17,2 km, chiều rộng mặt đường 8 m, kết cấu bê tông nhựa atfan, có chất lượng tốt, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế của huyện;
+ Tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Có chiều dài qua huyện là 17 km, chiều rộng khoảng 40 m với 6 làn xe chạy cùng với 2 cầu vượt (1 cầu trên đường 427 địa phận xã Liên Phương và 1 cầu trên đường 429 địa phận Vạn Điểm - Minh Cường), có kết cấu bê tông nhựa atfan, hai đường gom rộng 10 m, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho giao thông, lưu thông hàng hóa và trong cả nước. Hiện tuyến đường đang được mở rộng;
+ Tỉnh lộ 427 chạy từ Bình Đà qua xã Hiền Giang, Thị trấn đến cảng Hồng Vân nối liền huyện Thanh Oai với huyện Thường Tín có tổng chiều dài qua huyện là 12 km, mặt đường rộng 7 m, trải nhựa, chất lượng tốt;
+ Tỉnh lộ 429 từ chợ Tía (xã Tô Hiệu) đi Quán Tròn (huyện Thanh Oai), qua huyện có chiều dài 3,54 km, mặt đường rộng 7 m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Đường huyện quản lý bao gồm: Tổng chiều dài 49 km, gồm 14 tuyến chính sau:
+ Đường Nhị Khê - chợ Đám, chiều dài 3 km, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt;
+ Đường Quán Giai - chùa Đậu, chiều dài 4,4 km, chiều rộng mặt đường 4 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Một Thượng - Nghiêm Xuyên, có chiều dài 5,5 km, chiều rộng mặt đường 4 m, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt;
+ Đường Hòa Bình - Khánh Hà, chiều dài 4,4 km, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Duyên Thái - Ninh Sở, chiều dài 3,7 km, chiều rộng mặt đường 3,5 km, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt;
+ Đường Liên Phương - Ninh Sở, chiều dài 1,7 km, chiều rộng mặt đường 3 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Vân Tảo - Ninh Sở, chiều dài 5,4 km, chiều rộng mặt đường 3 m, kết cấu bê tông nhựa;
+ Đường Vân Tảo - Chương Dương, chiều dài 2,2 km, chiều rộng mặt đường 3 m, trong đó 0,5 km kết cấu bê tông nhựa, 1,7 km kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp;
+ Đường Đào Xá - An Cảnh , chiều dài 3,1 km, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Quất Động - Chương Dương, chiều dài 4,7 km, chiều rộng mặt đường 3 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Tía - Bến Dấp, chiều dài 2,7 km, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt;
+ Đường Thống Nhất - Vạn Điểm, chiều dài 3 km, chiều rộng mặt đường 3 m, kết cấu bê tông xi măng, chất lượng tốt;
+ Đường Tiền Phong - Tân Minh, có chiều dài 2 km, chiều rộng mặt đường 3 m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp;
+ Đường Chùa Đậu - Ba Lăng, có chiều dài 3 km, chiều rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp.
- Đường do xã quản lý:
Tổng chiều dài các tuyến đường do xã quản lý là 152,90 km, trong đó trên 90% đã được bê tông hóa.
- Giao thông đường thủy:
Huyện Thường Tín có lợi thế về đường sông với hai con sông lớn chảy