Đánh giá chung một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đồ án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn tại huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 80)

QHXDNTM tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Qua kết quả nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tại địa điểm nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng NTM tại huyện Thường Tín bao gồm các yếu tố sau:

* Yếu tố nguồn vốn (Chính sách đầu tư của nhà nước và huy động vốn xã hội)

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng đồ án là nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Không có vốn hoặc thiếu vốn thì quy hoạch không thể thực hiện. Yếu tố nguồn vốn ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch trên phương diện kinh phí thực hiện các nội dung quy hoạch đã được duyệt.

- Kinh phí lập đồ án:

Kinh phí lập quy hoạch được duyệt chỉ gồm kinh phí lập quy hoạch và các kinh phí liên quan bao gồm: Chi phí thẩm định nhiệm vụ và đồ án, chi phí quản lý nghiệp vụ đồ án, chi phí lấy ý kiến cộng đồng dân cư, chi phí công khai quy hoạch. Do kinh phí còn hạn chế nên không có kinh phí khảo sát và lập bản đồ hiện trạng theo yêu cầu về lập quy hoạch xây dựng. Nên đã sử dụng bản nền cũ không bổ sung những khu vực thiếu trong bản đồ hiện trạng

và sử dụng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, thiếu yếu tố địa hình, địa vật. Vì vậy, việc đánh giá rà soát còn nhiều thiếu sót, không sát thực tế. Công tác đánh giá hiện trạng không chuẩn thì đề xuất, định hướng quy hoạch sẽ không phù hợp.

- Kinh phí thực hiện sau khi đồ án được duyệt:

Sau khi các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được phê duyệt huyện mới thực hiện công bố quy hoạch, còn việc cắm mốc quy hoạch xây dựng thì chưa thực hiện được do kinh phí còn hạn chế dẫn đến việc vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra, biến động về đất từ năm 2012 đến nay là rất nhiều, đặc biệt là đất ở.

Căn cứ vào đề án điều chỉnh nông thôn mới của 2 xã tại điểm nghiên cứu cho thấy phần lớn kinh phí thực hiện quy hoạch là ngân sách nhà nước, đặc biệt là xã Tô Hiệu vốn ngân sách chiếm tới 74,9% tổng vốn đầu tư XDNTM. Tỷ lệ các hạng mục đã thực hiện được cơ bản thấp do thiếu nguồn lực thực hiện. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.26.

Bảng 3.26. Kết quả thực hiện đề án NTM khu vực nghiên cứu giai đoạn 2012 - 2019

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Phân chia nguồn vốn Tổng số đã thực hiện giai đoạn 2012 - 2019 Nguồn kinh phí Xã Tô Hiệu Xã Hồng Vân

Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ Tổng kinh phí 94.432,4 100,0 175.511,4 100,0 1 Nguồn Ngân sách nhà nước 70.727,0 74,9 101.539,5 57,9

NS Thành phố (hỗ trợ trực tiếp) 12.456,0 13,2 12.795,3 7,3

Ngân sách Huyện 33.630,0 35,6 52.198,7 29,7

Ngân sách Xã 3.801,0 4,0 22.236,6 12,7

Các chương trình nhiệm vụ

STT

Phân chia nguồn vốn Tổng số đã thực hiện giai đoạn 2012 - 2019 Nguồn kinh phí Xã Tô Hiệu Xã Hồng Vân

Kinh phí Tỷ lệ Kinh phí Tỷ lệ 2 Vốn ĐT của DN, HTX, tổ chức KT 22.010,0 23,3 30.935,0 17,6 3 Vốn đóng góp từ nhân dân 1.696,0 1,8 2.736,9 1,6 4 Vốn huy động đóng góp từ cộng đồng 40.300,0 23,0

Căn cứ vào bảng 3.26 cho thấy kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2020. Đến nay đã thực hiện được 8 năm. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa cao. Cụ thể xã Tô Hiệu 8 năm thực hiện được 94.432,4 triệu đồng đạt 47,5%. Xã Hồng Vân thực hiện tốt hơn xã Tô Hiệu được 175.511,4 đạt 94,4% do Hồng Vân được chọn là xã điểm về đích NTM nâng cao nên được quan tâm đầu tư. Qua đó cho thấy việc thực hiện đề án NTM tại xã Hồng Vân thực hiện tốt hơn xã Tô Hiêu về khối lượng và cơ cấu vốn theo đúng quy định.

* Yếu tố năng lực đơn vị tư vấn

Năng lực đơn vị tư vấn đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng đồ án QH xây dựng NTM. Đơn vị tư vấn là đối tượng trực tiếp tham gia nghiên cứu quy hoạch và là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một đồ án quy hoạch có chất lượng với đầy đủ ý nghĩa khoa học của nó. Vì vậy, người làm công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch cần phải có những phẩm chất nhất định về khả năng sáng tạo và kiến thức chuyên môn.

Quy hoạch xây dựng nông thôn là công tác phức tạp liên quan đến nhiều ngành bao gồm: Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên căn cứ vào hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn thời điểm lập thì phần lớn là KTS, hạ tầng thiếu các chuyên gia về quản lý đất đai, nông nghiệp, về kinh tế và các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp và ngược lại.

Hoặc trong hồ sơ năng lực thì đầy đủ các thành phần trên. Giai đoạn 2011, 2012 do thành phố Hà Nội và các địa phương trên toàn quốc triển khai đồng loạt ở với khoảng 10.000 xã, vì vậy lựa chọn các đơn vị đủ năng lực (kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia các mảng) rất khó khăn. Có đơn vị nhận vài chục xã nên không đủ thời gian nghiên cứu kỹ đồ án. Nguyên nhân đơn vị tư vấn thiếu chuyên gia có năng lực, trình độ hiểu biết về quy hoạch nông thôn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng quy hoạch.

* Yếu tố năng lực tổ chức và năng lực cán bộ QLNN về QH

Đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc đầu tư thực hiện xây dựng nông thôn mới. Do đó năng lực quản lý, điều hành việc thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ từ Trung ương đến địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Việc tổ chức Hội đồng xét duyệt cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Trên thực tế, nhiều khi số lượng các thành viên hiểu về nội dung của đồ án quy hoạch chiếm tỷ trọng quá ít trong hội đồng xét duyệt, do đó các ý kiến không được tập trung và đôi khi đồ án được phê duyệt có chất lượng chưa tốt, gây ra những khó khăn trong quá trình đầu tư thực hiện. Hiểu rõ ý nghĩa của việc quy hoạch, cải tiến các thủ tục phê duyệt và tập trung dúng thời điểm cũng là một yếu tố để các đồ án quy hoạch đảm bảo chất lượng và tiến độ.

* Quy hoạch cấp trên và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình điều chỉnh đồ án QHXDNTM xảy ra tình trạng không Quy hoạch chồng chéo và không thống nhất giữa các quy hoạch là những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng đồ án. Theo cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn. Quy hoạch cấp xã phải tuân thủ các quy hoạch cấp trên như QHC huyện, QHSDD, QHC thành

phố và các QH phân khu chức năng. Cụ thể QHNTM của xã thực hiện 2012, QHC huyện được lập năm 2014 định hướng chung cho toàn huyện và cập nhật một số nội dung QHNTM 2012. Tuy nhiên đến nay qua quá trình thực hiện đến kỳ điều chỉnh QHNTM của xã rà soát có 1 số nội dung trong QHNTM không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng QH không khả thi cần điều chỉnh. Nhưng đối chiếu với quy hoạch chung huyện lại không phù hợp do QHC huyện cập nhật lại QHNTM được phê năm 2012. Nên dẫn đến các hạng mục định hướng được rà soát không phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung để thực hiện thì trong đồ án QHC huyện không có hoặc chưa đến kỳ điều chỉnh.

* Nhận thức và sự tham gia của người dân

Người dân được coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình thực hiện quy hoạch Nông thôn mới.

Theo quy định tại điều 23, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 quy định cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Qua đó người dân sẽ được tăng cường kỹ năng, năng lực trong quản lý, vì vậy mức độ tham gia vào quá trình xây dựng NTM của cộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM. Hơn ai hết, chính những người dân nông thôn sẽ hiểu rõ tiềm năng, nhu cầu và lợi ích của chính cộng đồng mình. Vì vậy, phát huy sự tham gia của người dân chính là góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đồ án.

Nhận thức của người dân có vai trò đặc biệt trong công tác thực hiện quy hoạch xây dựng NTM. Đây Là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân thì họ sẽ hăng hái tham gia xây dựng vào đồ án quy hoạch sao

cho phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương. Đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng và phát triển nông thôn ngày càng văn minh, sạch đẹp. Nhân dân là hạt nhân giúp thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, tăng gia sản xuất nâng cao thu nhập; tự nguyện đóng góp vào công cuộc xây dựng chung của toàn xã hội. Ngược lại, nếu nhận thức của người dân chưa đầy đủ thì sẽ rất khó huy động nội lực của cộng đồng cũng như hoạt động khác trong xây dựng NTM.

* Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi, biến dạng, chia nhỏ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, làm giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, lao động trong các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên; ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút một lượng khá lớn lao động nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến nhanh chóng, đặt ra nhiều vấn đề phát sinh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn...

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tác động mạnh mẽ đến công tác lập quy hoạch cũng như thực hiện quy hoạch. Khi quy hoạch xây dựng NTM cần xác định được tiềm năng, động lực và dự báo được điều kiện kinh tế xã hội trong kỳ quy hoạch. Trong quá trình xây dựng đồ án cần xác định được quá trình CNH, HĐH tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc xác định tiềm năng, động lực và dự báo được điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ án quy hoạch. Nếu xác định đúng các yếu tố trên thì các dự án và công trình xác định trong đồ án mới có tính khả thi.

* Yếu tố tự nhiên và hạ tầng cơ sở

Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân cũng như trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường. Hạ tầng cơ sở bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ và nhà ở dân cư là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác thực

hiện quy hoạch cũng như xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, qua đánh giá và phân tích yếu tố tự nhiên và hạ tầng cơ sở không ảnh hưởng lớn đến chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

3.3.4. Khó khăn vướng mắc khi lập và thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại điểm nghiên cứu

Để tìm ra các khó khăn vướng mắc trong quá trình lập và thực hiện QHXDNTM. Tôi tiến hành điều tra ban chỉ đạo nông thôn mới của xã và chuyên viên các phòng phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường. Kết quả điều tra cho thấy khó khăn vướng mắc trong quá trình lập và thực hiện đồ án ở địa điểm nghiên cứu bao gồm:

* Khó khăn trong quá trình lập đồ án quy hoạch:

- Cơ sở dữ liệu về hiện trạng không đủ, chưa chuẩn do thiếu ngân sách thực hiện:

+ Hiện trạng về điều kiện tự nhiên: Thiếu bản đồ hiện trạng chuẩn theo yêu cầu về lâp quy hoạch xây dựng, nhiều đơn vị không có chi phí khảo sát, không có chi phí lập bản đồ hiện trạng dẫn đến sử dụng bản đồ cũ, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, thiếu yếu tố địa hình, địa vật…;

+ Hiện trạng về kinh tế, xã hội: Số liệu hiện trạng về dân số, kinh tế, số hộ sản xuất trong các ngành nghề… của địa phương cũng không thống nhất, có khi mỗi nguồn cung cấp 1 kiểu;

+ Công tác đánh giá hiện trạng không chuẩn thì đề xuất, định hướng quy hoạch sẽ không phù hợp.

-Chủ đầu tư có nơi thờ ơ, phó mặc toàn bộ cho đơn vị tư vấn, thiếu sự kiểm soát.

-Đại diện cộng đồng dân cư được xin ý kiến cũng chưa quan tâm sâu sắc hoặc không hiểu biết để tham gia. Qua kết quả điều tra nhân dân 2 xã Tô Hiệu và Hồng Vân cho thấy kết quả thực hiện đồ án quy hoạch và phiếu điều tra nhân dân nghịch lý với nhau. Qua kết quả điều tra thì nhân dân cơ bản rất

đồng thuận và đánh giá cao về sự phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn. Tuy nhiên kết quả thực hiện đồ án được phân tích tại mục 3.2.2 cho thấy kết quả thực hiện các hạng mục quy hoạch chưa cao.

-Thời gian thực hiện và thẩm định quy hoạch kéo dài chưa đảm bảo xứ mệnh ''đi trước'' của quy hoạch. Qua điều tra cho thấy công tác lập và thẩm định quy hoạch thực hiện năm 2012 huyện Thường Tín thực hiện rất tốt đảm bảo tiến độ của thành phố giao và theo quy định. Tuy nhiên đến kỳ rà soát điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020 thì thời gian điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là đến hết năm 2017. Tuy nhiên, đến nay còn vướng mắc trong quá trình lập và thẩm định quy hoạch do định hướng quy hoạch điều chỉnh có một số nội dung chưa phù hợp với quy hoạch chung của huyện.

* Khó khăn trong quá trình thực hiện đồ án quy hoạch:

- Thiếu nguồn vốn thực hiện quy hoạch: Việc huy động nguồn vốn trong quá trình thực hiện quy hoạch giữ vai trò rất quan trọng. Nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quy hoạch. Vì không có kinh phí thì không thực hiện được quy hoạch;

- Khó khăn trong quy hoạch sản xuất ở việc quy hoạch cơ bản phù hợp, mang lại năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên, lại chưa tìm được nguồn ra cho sản phẩm. Dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thụ.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng ntm tại khu vực nghiên cứu

3.4.1. Giải pháp về nguồn vốn

Ưu tiên bố trí vốn đáp ứng yêu cầu của công tác quy hoạch, bảo đảm các khâu lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch được triển khai thực hiện và hoàn thành theo tiến độ.

Công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Lập quy hoạch phải là một nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện trong chương trình phát triển kinh - tế xã hội cũng như trong nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của địa phương, của các ngành và các cấp chính quyền.

Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng NTM và thực hiện quy hoạch sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn tại huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)