* Các chỉ tiêu vật lý, hoá học của đất: dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, độ chua, hàm lượng mùn, đạm tổng số, các chất dễ tiêu được phân tích tại phòng phân tích đất trường đại học lâm nghiệp.
* Hiệu quả của các mô hình canh tác được xác định thông qua một số chỉ tiêu sau:
+ Giá trị hiện tại thuần tuý ( NPV- Net Present Value) NPV = n t t r Ct Bt 0 (1 )
+ Tỷ lệ thu nhập – chi phí ( BCR – Benefit Cost Ratio) BCR = CPV BPV r Ct r Bt t t ) 1 ( ) 1 (
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ ( IRR: Internal Rate of Return)
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa của một mô hình canh tác, nếu mô hình nào vay vốn với lãi xuất là IRR thì mô hình canh tác đó sẽ hoà vốn nghĩa là NPV= 0 thì r = IRR n t t r Ct Bt 0 0 ) 1 ( thì r = IRR
Trong đó: Bt là giá trị thu nhập ở năm thứ t ( đồng) Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
r là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay (%)
t là thời điểm thực hiện các hoạt động sản xuất (t = 0n năm) * Hiệu quả môi trường sinh thái của các mô hình canh tác: Để đánh giá được hiệu quả sinh thái của các mô hình canh tác thông qua việc xác định sự biến đổi một số tính chất vật lý hoá học của đất khu vực nghiên cứu.
* Hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác được xác định thông qua một số chỉ tiêu sau:
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hộ gia đình: Mô hình nào giải quyết càng nhanh những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hộ gia đình; lương
thực, thực phẩm, chất đốt... thì khả năng chấp nhận của hộ gia đình cho mô hình đó càng cao.
+ Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương: Chỉ tiêu này được xác định thông qua công lao động đầu tư vào mỗi mô hình canh tác trong quá trình sản xuất trên diện tích 1ha. Mô hình nào có số công lao động càng nhiều thì mô hình đó giải quyết công ăn việc làm cho người dân càng cao và hiệu quả càng cao.
+ Khả năng phát triển hàng hoá của các mô hình canh tác: Mô hình nào cho sản phẩm với số lượng và giá trị hàng hoá càng lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều hộ gia đình đầu tư vào làm và mức độ chấp nhận của người dân sẽ cao.
+ Vốn đầu tư ban đầu của hộ gia đình: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng đầu tư vốn của các hộ gia đình cho mỗi mô hình canh tác. Nếu mô hình nào có vốn đầu tư càng thấp thì dễ được các hộ gia đình chấp nhận hơn.
+ Khả năng phù hợp với phong tục tập quán địa phương: Mô hình canh tác nào mang lại hiệu quả kinh tế sớm nhất, phương thức kỹ thuật dễ áp dụng sẽ được người dân địa phương đó chấp nhận.
* Phương pháp đề xuất các giải pháp chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH.
+ Giải pháp về kinh tế xã hội:
- Xác định khả năng và điều kiện kinh tế của người dân trên địa bàn nghiên cứu để chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH.
- Xác định sự chênh lệch về kinh tế giữa canh tác hiện có trong khu vực với rừng NLKH cần có.
- Xác định giải pháp kinh tế xã hội tác động đến việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH.
+ Giải pháp về kỹ thuật: việc đề xuất giải pháp về kỹ thuật chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH được thực hiện thông qua các bước sau:
- Xác định khả năng và điều kiện kỹ thuật cho việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH.
- Xác định sự sai khác về cơ cấu cây trồng và điều kiện địa hình thổ nhưỡng giữa mô hình canh tác nương rẫy cần chuyển đổi thành mô hình rừng NLKH.
- Xác định phương hướng của các giải pháp lâm sinh tác động đến việc chuyển hoá nương rẫy.
- Sau đó thiết kế các biện pháp lâm sinh cụ thể để chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH.
* Phương pháp đề xuất mô hình chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH Việc đề xuất mô hình chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH được thực hiện thông qua các bước sau:
+ Lựa chọn mô hình đang canh tác nương rẫy hoặc đã bỏ hoá để chuyển hoá thành rừng NLKH.
+ Lựa chọn loài cây trồng đưa vào mô hình chuyển hoá nương rẫy. + Thiết kế mô hình rừng NLKH với các loài cây đã lựa chọn được.
+ Dự kiến kết quả của mô hình rừng NLKH, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình chuyển hoá đồng thời đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện việc chuyển hoá.
Phần 3
Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu