Mô hình kinh tế có hiệu quả người dân ở địa bàn nghiên cứu tương đối giống nhau do đó kết quả đánh giá phân tích cùng với việc thảo luận với đồng bào hai bản nghiên cứu, UBND hai xã đề tài nghiên cứu đưa ra và so sanh hiệu quả kinh tế từ việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH cung cấp LSNG với canh tác nương rẫy trên cùng một trạng thái và với diện tích là như nhau.
Theo kết quả nghiên cứu chuyển hoá nương rẫy tại vùng hồ Hoà Bình của TS. Phạm Văn Điển (2004) [5], đã chứng minh chuyển nương ngô thành rừng NLKH cung cấp LSNG (tính cho 6 năm).
Trồng bên trong dịên tích: 200 cây Trám ghép + 200 cây Sấu ghép. Trồng hàng rào xanh: 3000 Mây nếp.
+ Năm 1: trồng ngô bằng nương ngô, năng suất đạt 4200 kg, cây lâm nghiệp chưa cho thu hoạch.
+ Năm 2: trồng ngô bằng 4/5 nương ngô, năng suất đạt 3200kg, cây lâm nghiệp chưa cho thu hoạch.
+ Năm 3: trồng ngô bằng 3/5 nương ngô, năng suất đạt 2280kg, Mây cho thu hoạch 200kg sợi.
+ Năm 4: trồng ngô bằng 1/2 nương ngô, năng suất đạt 1800kg, mây cho thu hoạch 300 kg sợi, trám cho thu hoạch 50 kg quả.
+ Năm 5: trồng ngô bằng 1/2 nương ngô, năng suất đạt 1750kg, mây cho thu hoạch 400 kg sợi, trám cho thu hoạch 100 kg quả, sấu cho thu hoạch 50 kg quả.
+ Năm 6: trồng ngô bằng 1/2 nương ngô, năng suất đạt 1200kg, mây cho thu hoạch 500 kg sợi, trám cho thu hoạch 150 kg quả, sấu cho thu hoạch 100 kg quả.
Bảng 4.20. So sánh hiệu quả kinh tế của nương và mô hình chuyển hoá
TT Loại hình canh tác Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
1 Nương ngô 5040000 4800000 4560000 4320000 4200000 4080000
2 Nương chuyển hoá 5040000 3840000 3536000 3610000 4350000 5090000
2.1 Ngô 5040000 3840000 2736000 2160000 2100000 2040000 2.2 Mây nếp 800000 1200000 1600000 2000000 2.3 Trám ghép 250000 500000 750000 2.4 Sấu ghép 150000 300000 Tỷ lệ % (Nương/NLKH) 100,0 125,0 129,0 119,7 96,6 80,2
Ghi chú: Năng suất ngô được tính theo bảng 4.6, (giá sản phẩm tính chung theo năm 2006) 1200đ/kg ngô, 4000đ/kg mây sợi, 5000đ/kg quả trám, 3000đ/kg quả sấu.
Qua bảng này ta thấy rằng theo dự kiến mô hình rừng NLKH sẽ mang lại hiệu quả ở năm thứ 5 trở đi và hiệu quả đạt được của mô hình cao hơn việc canh tác nương rẫy rất nhiều. Việc dự kiến của mô hình chỉ mang tính tương đối còn cụ thể
thì sẽ có rất nhiều thay đổi có thể là hiệu quả sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với dự kiến tuỳ thuộc vào việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật của người dân, Nhưng một điều chắc chắn có thể khẳng định là hiệu quả của mô hình rừng NLKH sẽ cho thu nhập cao hơn và ổn định hơn việc canh tác nương rẫy như hiện nay của đồng bào dân tộc và mô hình sẽ bền vững hơn cả về mặt kinh tế lẫn môi trường.
Phần 5
Kết luận, tồn tại và khuyến nghị
5.1. Kết luận
1. Về thực trạng và xu hướng canh tác nương rẫy
+ Nguồn đất đai và điều kiện tự nhiên trong khu vực tương đối thuận lợi, ẩn chứa nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp ổn định.Tuy vậy tiềm năng này hiện nay chưa được đồng bào chú ý đến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là vấn đề giải quyết lương thực cho người dân địa phương.
+ Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác nương rẫy
Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác không cao vì rất nhiều những nguyên nhân trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Năng suất cây trồng trên nương rẫy thấp, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ những sản phẩm tiêu thụ được thì giá cả thấp nên người dân có cuộc sống vất vả.
- Việc canh tác trên đất dốc, thời gian canh tác kéo dài, thời gian bỏ hoá ngày càng ngắn đi làm cho đất xói mòn mạnh, độ phì của đất giảm nhanh, nền sản xuất chỉ có khai thác bóc lột không có bồi bổ. Không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
- Cơ cấu cây trồng đơn điệu không có sự luân canh hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng, nguồn giống chủ yếu là giống địa phương cho năng suất thấp, cây trồng có thời gian canh tác dài.
+ Khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người dân không cao, người dân chỉ có việc làm theo mùa vụ còn thời gian rỗi người dân chỉ làm những công việc trong gia đình không có việc làm thêm, không tăng được thu nhập cho gia đình.
Việc canh tác nương rẫy ở đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng, hiện nay bà con nhận đất trồng rừng nhưng không trồng mà chủ yếu là trồng ngô họ cho rằng nhà nước không cấp giống cây rừng tốt và trồng ngô hiệu quả hơn, Hiện nay, việc canh tác nương rẫy không còn phù hợp nữa cả về vấn đề giải quyết lương thực nâng cao đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái nhất là khi
hồ thuỷ điện được xây xong. Điều này là nguyên nhân chính nói lên sự cần thiết phải chuyển hoá nương rẫy sang hoạt động khác để đạt được hiệu quả cao hơn.
2, Những điều kiện để người dân chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH
Trong điều kiện hiện tại và tương lai sau này việc chuyển hoá nương rẫy là một yêu cầu cần thiết đối với khu vực nghiên cứu cũng như khu vực khác.
+ Điều kiện về kinh tế: Người dân có vốn đầu tư thấp nên cấn có sự hỗ trợ của nhà nước như: cho vay vốn ưu đãi, cung cấp giống tốt, đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm…
+ Điều kiện xã hội: cần tạo ra những điều kiện thuận lợi về chính sách nhà nước, của địa phương để cộng đồng cùng tham gia chuyển hoá, cần có những quy định cụ thể về chính sách đầu tư và hưởng lợi trên đất người dân nhận khoán của nhà nước từ đó mới khuyến khích họ tham gia tích cực vào việc thay đổi tập quán canh tác truyền thống hiện nay.
+ Điều kiện về kỹ thuật:
Cần đầu tư mở các lớp tập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chuyển hoá, kỹ thuật tạo giống, chăm sóc bảo vệ các loài cây trồng… Đào tạo cho địa phương những cán bộ kỹ thuật để họ hướng dẫn cho người dân địa phương, đồng thời phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho những cán bộ địa bàn, để khuyến khích họ tích cực tham gia quá trình chuyển hoá.
3. Lợi ích của việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH
Khi thực hiện việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH người dân không những được hưởng lợi về hiệu quả kinh tế mà còn được hưởng lợi về môi trường sinh thái. Cuộc sống của người dân được ổn định lâu dài đồng thời Nhà nước cũng thu được hiệu quả về phòng hộ cho công trình thuỷ điện. Lợi ích của việc chuyển hoá là rất lớn nhưng để thực hiện thành công cần rất nhiều yếu tố một trong những yếu tố quan trọng là sự chấp nhận của người dân.
4. Mô hình rừng NLKH mong đợi
Mô hình rừng NLKH được đề xuất trên cơ sở lựa chọn những cây trồng hiện có của địa phương, đồng thời đưa thêm một số giống cây mới vào và thêm các biện pháp kỹ thuật cụ thể để đề xuất rừng NLKH mang lại hiệu quả cao: Rừng NLKH
được đề xuất dựa trên những quan điểm về sinh thái, kinh tế thông qua việc lựa chọn loài cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào rừng NLKH và xác định cấu trúc của mô hình để đảm bảo chức năng phòng hộ của mô hình đồng thời mang hiệu quả kinh tế cao vì vậy mô hình rừng NLKH mong đợi mang tính chất của mô hình rừng phòng hộ kinh tế tổng hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững hiện nay,
5. Về giải pháp kỹ thuật tác động cho việc chuyển hoá nương thành RNLKH
Việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật bắt đầu từ việc nghiên cứu điều kiện thực tế của người dân địa phương, người dân canh tác theo phương pháp truyền thống là chủ yếu chưa có các biện pháp kỹ thuật mới áp dụng, việc tạo cây con cũng hoàn toàn vào giải pháp kỹ thuật cho mô hình rừng NLKH bố trí cây trồng theo băng nhằm tạo ánh sáng thích hợp cho cây trồng phía dưới trong quá trình kinh doanh. Đồng thời, trong nghiên cứu chúng tôi cũng đề xuất một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao trong mô hình rừng NLKH mong đợi theo hướng phát huy được khả năng phòng hộ. Để tác động cho việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH mong đợi, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kỹ thuật như giải pháp bón phân , giải pháp về trồng các loài cây phân xanh, luân canh cây trồng nông nghiệp trong rừng NLKH nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phòng hộ.
6. Về việc đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH
Đề tài tiến hành một số giải pháp tác động đến quá trình chuyển hoá sau: 1. Giải pháp về vấn đề kỹ thuật chuyển đổi
2. Giải pháp về vấn đề tổ chức thực hiện ở địa phương
5.2. Tồn tại
Qua quá trình nghiên cứu của đề tài còn tồn tại một số vấn đề chính như sau: - Số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn chỉ mang tính điển hình cho một khu vực cụ thể, nên việc đánh giá khách quan cho toàn bộ khu vực nghiên cứu cũng mang tính chất điển hình.
- Đề xuất mô hình rừng NLKH nhưng thực tế chưa có sự so sánh với những mô hình thực tế trên địa bàn nghiên cứu vì vậy việc đề xuất mới chỉ trên cơ sở tính toán
lý thuyết chưa có sự chứng minh gắn kết giữa thực tế và lý thuyết, chỉ đưa ra một số nghiên cứu điểm dựa trên kết quả và thực tiễn đã chứng minh.
- Do thời gian thực hiện đề tài còn có hạn chế nên việc đi sâu vào nghiên cứu những quan hệ của một số nhân tố chủ yếu đến kỹ thuật chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH chưa sâu.