Khu vực tỉnh Sơn La là nơi có tiềm năng rừng tự nhiên thấp, diện tích nương rẫy chiếm đa số, thiên nhiên thuận lợi cho canh tác nương rẫy và thuận lợi cho việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp cung cấp lâm sản ngoài gỗ, nhưng cũng là nơi nghề rừng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và sức ép về kinh tế, xã hội. Việc lựa chọn huyện Mường La để đánh giá hoạt động và tổng kết kinh nghiệm chuyển hoá nương rẫy, hai xã trọng điểm để nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau của đề tài không những giúp cho việc khái quát hoá tình hình trên quy mô rộng lớn mà còn cụ thể hoá bằng những nghiên cứu điểm điển hình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và phát triển các ý tưởng nghiên cứu của đề tài bằng việc đề xuất xây dựng các mô hình rừng hợp lý trên đất nương rẫy mà không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại của người dân trong khu vực.
3.3.1. Khó khăn
- Nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.
- Cuộc sống của người dân còn mang tính tự cung, tự cấp việc giao lưu trao đổi mua bán mới ở mức độ nhỏ, lẻ chưa phát triển.
- Nguồn thu nhập của người dân thấp. - Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
- Chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
- Đa dạng nhiều thành phần dân tộc, phổ biến, triển khai xây dựng mô hình đến các hộ gia đình.
3.3.2. Thuận Lợi
- Tiềm năng đất đai lớn - Nguồn lao động đồi dào.
- Được sự quan tâm nhiều của Đảng và Nhà nước cùng toàn thể các cấp các ngành.
3.3.3. Cơ hội
- Nhiều chương trình, dự án đang được triển khai ở vùng đồng bào dân tộc miền núi như chương trình 135…
- Chương trình cho vay vốn với lãi suất thấp của nhà nước.