* Cơ cấu sử dụng đất của hai xã
Để đánh giá về cơ cấu sử dụng đất của xã và hộ gia đình. Đề tài đã tiến hành thu thập số liệu thống kê của bản, kết hợp với việc phỏng vấn hộ gia đình.
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Chiềng Lao và Mường Trai
TT Loại đất Chiềng Lao Tỷ lệ % Mường Trai Tỷ lệ %
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 12882,00 100,00 5507,00 100,00
1 Đất sản xuất nông nghiệp (ha) 3753,18 29,14 1856,82 33,72
1.1 Đất trồng cây hàng năm 386,92 3,00 264,32 4,80
1.2 Đất trồng lúa 95,34 0,74 74,98 1,36
1.3 Đất dùng vào chăn nuôi 428,07 3,32 127,17 2,31 1.4 Đất trồng cây hàng năm khác 933,28 7,24 633,28 11,50
1.5 Đất trồng màu 1329,22 10,32 649,72 11,80
1.6 Đất trồng cây lâu năm 580,35 4,51 107,35 1,95
2 Đất phi nông nghiệp (ha) 369,37 2,87 278,86 5,06
3 Đất lâm nghiệp (ha) 8267,00 64,17 2876,00 52,22
3.1 Đất rừng phòng hộ 6292,00 48,84 1937,00 35,17
3.2 Đất rừng đặc dụng 1975,00 15,33 939,00 17,05
4 Đất ở (ha) 57,15 0,44 35,48 0,64
5 Đất chuyên dùng (ha) 65,30 0,51 58,21 1,06
6 Đất chưa sử dụng (ha) 370,00 2,87 401,63 7,29
Nguồn: Số liệu thống kê của UBND hai xã Chiềng Lao và Mường Trai, năm 2005. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng cơ cấu sử dụng đất đai ở khu vực hai xã nghiên cứu có thể có một số nhận xét sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Chiềng Lao lớn hơn nhiều so với diện tích của xã Mường Trai nhưng tỷ lệ diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp lại thấp hơn
xã Mường Trai, diện tích đất đó tập chung chủ yếu vào diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 64.17% cơ cấu sử dụng đất.
Diện tích đất trồng lúa nước của cả hai xã đều rất thấp mà diện tích này sẽ bị mất hoàn toàn khi xây dung hồ chứa nước cho thuỷ điện Sơn La, năng suất không cao nên chỉ đủ ăn cho các hộ gia đình còn rất nhiều gia đình còn thiếu ăn khi đến thời gian giáp hạt. Để giải quyết vấn đề lương thực thiếu đói buộc người dân phải khai thác những nơi đất màu mỡ làm nương rẫy, khai thác các sản phẩm từ rừng để bán giải quyết vấn đề lương thực. Dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, các sản phẩm từ rừng ngày càng suy giảm do khai thác quá mức. Đây là một thách thức lớn trong việc giải quyết vấn đề lương thực cho người dân khi di dân đến vùng đất mới phục vụ cho dự án mang tính chất quốc gia.
* Thực trạng canh tác nương rẫy trên địa bàn
- Nguồn gốc nương rẫy là rừng tự nhiên do sức ép về dân số, nhu cầu về lương thực, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp do đó các hộ sống gần rừng hoặc trong rừng đã tàn phá rừng tự nhiên, do cháy rừng, con người đốt rừng có chủ định dẫn đến tài nguyên rừng ngày bị cạn kiệt trải qua thời gian trạng thái rừng tự nhiên không còn mà thay vào đó là trạng thái đất trống đồi núi trọc, diện tích đất trống này đã dần hình thành canh tác cây nông nghiệp và trở thành nương rẫy. Đặc điểm đất đai của nương rẫy là vẫn còn mang tính chất đất rừng. Do đất canh tác một cách quá mức nên sau một thời gian đất bị thoái hoá bạc màu làm cho năng suất, sản lượng cây trồng bị giảm, thời gian canh tác hoặc bỏ hoá, tình trạng xói mòn đất, tình hình cỏ dại xâm lấn.v.v. ngoài ra còn cần xác định những nguyên nhân làm cho nương rẫy mang những đặc điểm đó.
Các hoạt động kinh doanh trong địa bàn nghiên cứu hầu như không diễn ra, việc trao đổi giao lưu hàng hoá chủ yếu là Ngô, các thành phần lao động chính sau mùa vụ thì nam giới thường tập trung lại tổ chức các hoạt động xã hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, còn phụ nữ thường làm những công việc gia đình như may quần áo, chăn nuôi. Công việc nội trợ của các hộ gia đình trong bản thường là phụ nữ làm nhưng quyết định chi tiêu trong gia đình lại là người chồng quyết định.
Tóm lại công ăn việc làm của nhân dân các xã vùng cao hiện nay còn dư thừa thời gian nông nhàn nhiều hơn thời gian làm việc, trong một năm số ngày làm việc chỉ chiếm 1/3 số ngày của năm thời gian còn lại là không có công ăn việc làm. Vì vậy, việc sử dụng lao động vào hoạt động canh tác nương rẫy ở khu vực nghiên cứu ngày càng tăng.
- Mùa vụ canh tác nương rẫy của khu vực nghiên cứu chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên ưu đãi là chính. Thời gian lao động trong vụ bắt đầu từ đầu mùa mưa và kết thúc công việc vào cuối mùa mưa, công việc chính diễn ra hàng năm thường là phát nương, đốt, làm cỏ, cày đất, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch thời gian lao động thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 9 dương lịch hàng năm. Nương của các hộ thường làm trên đất của địa phương cấp cho. Công ăn việc làm của nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào canh tác nương rẫy. Sau thời gian làm nương rẫy thì thời gian còn lại của nhân dân bản là thời gian nhàn rỗi (do không có việc gì để làm). Một số hộ gia đình đã có ý thức việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình như đào ao nuôi cá, chăn nuôi lợn gà, trâu bò trong thời gian nhàn rỗi những công việc này chủ yếu là trẻ em và phụ nữ tham gia là chính. Phong tục tập quán của người dân bản đã đi sâu vào từng người dân nên muốn thay đổi cách suy nghĩ và lối sống phải trải qua một thời gian nhất định mới thay đổi được, mấy năm trở lại đây được sự quan tâm của giúp đỡ của đảng uỷ chính quyền mặt trận tổ quốc các đoàn thể xã đã cố gắng nhiều trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, đời sống nhân dân đã thay đổi đáng kể bên cạnh đó việc áp dụng những thành tựu khoa học đưa vào sản xuất vẫn chưa được người dân chấp nhận nhiều theo hướng làm ăn kinh tế mới, một số hộ gia đình vẫn làm ăn theo canh tác truyền thống nên thu nhập kinh tế của các hộ đó không cao.
- Canh tác nương rẫy là hình thức canh tác phổ biến của người dân địa phương chiếm một tỷ lệ lớn của khu vực, đặc biệt là việc canh tác nương rẫy trên đất dành cho lâm nghiệp. Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy rằng hoạt động nương rẫy là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm sự màu mỡ, thoái hóa đất đai trong khu vực một cách nhanh chóng. Nương rẫy trong khu vực phân bố chủ yếu ở những
nơi đất dốc với cơ cấu cây trồng đơn giản là lúa nương, ngô, sắn, đỗ tương. Việc canh tác không có kỹ thuật đã làm cho diện tích đất đai bị thoái hoá rất nhanh.
+ Lúa nước được trồng ở những khu vực gần sông suối, gần nhà, ở các vị trí thấp, diện tích lúa nước chiếm diện tích ít, nếu suối có nước thì lúa nước được trồng làm hai vụ, khu vực nào xa suối nhưng vẫn có thể trồng lúa được thì vẫn tận dụng để trồng nhưng chỉ trồng được lúa vào vụ mùa. Người dân thường sử dụng giống địa phương để trồng nên năng suất lúa nước đạt năng suất trung bình 20 tạ/ha/ vụ, có một số hộ gia đình đã sử dụng giống mới cho năng suất cao đạt năng suất bình quân 42 tạ/ha/vụ.
+ Lúa nương thường được trồng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch vào khoảng tháng 10 tháng 11. Người dân thường sử dụng giống lúa địa phương để trồng nên năng suất thấp chỉ đạt khoảng 12 - 15 tạ/ha, các năm sau đó năng suất giảm rõ rệt.
Nương rẫy được phát vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 sau đó đốt khi có mưa là họ bắt đầu cày đất gieo trồng. Trồng xong theo phương thức chọc lỗ bỏ hạt, chăm sóc một hai lần lúc nhỏ chỉ làm cỏ và xới đất cho đến khi thu hoạch.
+ Ngô được người dân trồng trên đất nương rẫy và đất lâm nghiệp được giao để trồng rừng. Thông thường sau khi đón tết cổ truyền xong thì tháng 2 bắt đầu đi phát nương đến đầu tháng 3 thì cày nương khi tháng 4 bắt đầu có mưa người dân bắt đầu gieo hạt vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 trồng xong làm cỏ hai đợt rồi chờ thu hoạch. Người dân chủ yếu sử dụng ngô giống mới để trồng nhưng do không có sự chăm sóc nên năng suất cũng không được cao, người dân ở đây rất thích trồng ngô vì họ thấy là ngô dễ bán và cho năng suất cao hơn các loài cây khác. Năng suất của ngô trung bình đạt khoảng từ 30 đến 35 tạ/ha tuỳ thuộc nơi trồng, nhưng các năm tiếp theo thì năng suất cũng giảm do không có sự chăm sóc bón phân.
+ Sắn nhà nào cũng giành ra một diện tích nương để trồng sắn, sắn trồng để phục vụ cuộc sống hàng ngày cho người dân để nấu ăn và nấu rượu, dùng cho chăn nuôi ít. Người dân sử dụng giống sắn điạ phương để trồng nên năng suất thấp, trồng không đánh luống và không thu hoạch hàng năm mà để lưu niên.
+Lấy củi để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân thường sau khi thu hoạch mùa vụ thì tháng 11 là tháng khô, và chuẩn bị ngày lễ của dân tộc nên người dân trong bản thường đi lấy củi tập chung vào tháng này là nhiều.
+ Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi già súc và gia cầm thường chăn nuôi gia súc như Bò, Trâu, để phục vụ việc cày nương và kéo gỗ về nhà sau mùa thu hoạch và chăn nuôi gà để kiếm thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn hàng ngày.
+Chặt gỗ – Tre, do nhu cầu sử dụng về nhà ở người dân bản đẫ vào rừng chặt gỗ và tre về để làm nhà, hiện nay các khu rừng thuộc khu vực khoanh nuôi đã nghiêm cấm chặt gỗ nhưng các hộ dân vẫn chặt nhưng với số lượng ít và khi chặt phải được nhất trí của trưởng bản, tre hiện nay đã có một số hộ trồng để bán lấy tiền tre thường chặt vào tháng 7 và tháng 8 là nhiều các tháng còn lại chỉ chặt khi lúc cần sử dụng.
+ Ao cá, một số hộ gia đình đã ý thức được vấn đề sinh hoạt hàng ngày nên đã đầu tư xây dựng ao cá và nuôi cá khi nào thức ăn trong nhà không có thì lại xuống ao đánh bắt để bữa ăn thêm phong phú hiện nay đã có được 1/4 số hộ có ao cá nhưng mới sử dụng ở mức độ gia đình chứ chưa chuyển ao sang mục đính kinh doanh.
- Phân bố của nương rẫy: Nương rẫy chủ yếu phân bố ở những nơi dốc lớn mà khu vực này mưa tập chung vào mùa hè mùa mà cây trồng trên nương còn nhỏ chưa che phủ được đất nhiều đã gây ra xói mòn nghiêm trọng, sau đó lại là khoảng thời gian khô hạn kéo dài làm cho canh tác nương rẫy gặp càng nhiều khó khăn.
- Việc sử dụng đất nương rẫy một cách lãng phí
Việc sử dụng đất nương rẫy thông qua lịch mùa vụ của nhân dân, nhìn chung vào bảng trên ta thấy rằng việc người dân ở đây sử dụng đất rất lãng phí mỗi năm chỉ trồng được một vụ rồi đất lại bỏ hoá đến năm sau mới trồng tiếp. Những diện tích đất nào mà nhiều cỏ tranh họ lại bỏ không trồng cây nữa.
- Về cơ cấu cây trồng: Chủ yếu là trồng một loài cây theo kiểu quảng canh là phổ biến vì tập quán canh tác của họ từ trước đến nay vẫn vậy, người dân lại không được tiếp cận nhiều với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên thói quen sản xuất chưa thay đổi được.
Bảng 4.2. Lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của khu vực nghiên cứu
Hạng mục cụng việc
Cỏc thỏng trong năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cỏc mựa trong năm Mựa khụ Mựa mưa Mựa khụ
Lịch trồng lỳa nước Để ải Vụ xuõn Vụ mựa Để ải đất
Lịch trồng lỳa nương Bỏ hoỏ Vụ xuõn Bỏ hoỏ
Lịch trồng đậu tương Bỏ hoỏ Trồng đậu tương,đậu xanh Bỏ hoỏ
Lịch trồng ngụ Để hoỏ Làmđất, gieo hạt Chăm súc, thu hoạch Để hoỏ
Lịch trồng sắn Làmđất, trồng Chăm súc Thu hoạch
Trồng cõy lõm nghiệp CB đất trồng rừng Trồng rừng Trồng dặm CB đất trồng rừng Ao cỏ Thả cỏ Chăn nuụi vàđỏnh bắt Thu hoạch cỏ
Chăn thả gia sỳc Thả rụng Chăn dắt Thả rụng
Nuụi thả gia cầm Nuụi thả gia cầm quanh năm
Qua bảng 4.2 cho thấy thời vụ canh tác nương rẫy của các hộ chủ yếu dựa vào thiên nhiên ưu đãi là chính. Thời gian canh tác nương rẫy chủ yếu diễn ra vào mùa mưa hàng năm, mùa lễ hội thường được tổ chức vào đầu năm mới và cũng là thời gian mùa khô do đó mọi hoạt động về canh tác nương rẫy của địa phương hầu như không diễn ra vào thời gian này. Các loài cây chủ yếu được trồng trong nương rẫy của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu thường có chu kỳ canh tác trong năm gồm các loài cây:
* Bỏ hoá + Lúa nương + Bỏ hoá * Bỏ hoá + Ngô + Bỏ hoá
* Bỏ hoá + Đậu tương + Bỏ hoá
* Bỏ hoá + Sắn + Bỏ hoá hoặc để lưu niên đến năm sau
Hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu rất thấp, vì canh tác nương rẫy phụ thuộc vào thiên nhiên ưu đãi là chính do đó thời gian bỏ hoá bằng thời gian canh tác đất, nương rẫy thường tiến hành triển khai vào đầu mùa mưa lúc này các giống cây trồng còn nhỏ, khả năng giữ và thấm nước của đất là rất thấp, khi xảy ra mưa lớn và kéo dài nương rẫy bị ảnh hưởng rất lớn đến xói mòn đất. Đến mùa thu hoạch cây trồng đất đai lại bỏ hoá nên xói mòn vẫn xảy ra mặc dù mưa ít nhưng gió cũng làm cho đất bị xói mòn do không còn vất che phủ đất.
Chăn nuôi gia súc chủ yếu là thả rông gia súc vào nương sẽ làm ảnh hưởng đến thành phần cơ giới đất và độ chặt của đất, khi làm nương người dân phải chăn dắt và sử dụng gia súc vào làm nương như cày, bừa đất sau thời gian canh tác nương rẫy gia súc được thả tự do ngoài nương rẫy, vì vậy chăn nuôi chỉ phục vụ cho sản xuất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Nương rẫy thường nằm khá xa nhà ở, mọi hoạt động sinh sống của người dân ở khu vực này đều phụ thuộc vào nương rẫy, ở khu vực nương rẫy có làm nhà tạm để bảo vệ trong thời kỳ gieo trồng và thời kỳ thu hoạch. Bảo vệ nương rẫy là công việc cần thiết hiện nay.