đất có rừng tự nhiên khá lớn cùng với sự đa dạng của địa hình, khí hậu nên số lượng và chủng loại động vật còn khá đa dạng. Đặc biệt có những loài thú quý hiếm như: Culi lùn, Gấu chó, Gấu ngựa, Gà lôi, Gà tiền mặt vàng, Hồng hoằng, các loài bò sát như: Kỳ đà, Tắc kè, Trăn hoa... Tuy nhiên trong nhiều năm chưa được điều tra, số lượng và thành phần loài đã có nhiều suy giảm.
(Nguồn: Báo cáo đa dạng sinh học năm 2019 của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé)
3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Mường Nhé huyện Mường Nhé
3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở cấp huyện Mường Nhé Mường Nhé
Hệ thống tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện Mường Nhé được tập trung biên chế chủ yếu ở 04 đơn vị: phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và MT, Hạt kiểm lâm huyện và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Biên chế cụ thể ghi ở bảng sau:
Bảng 3.5. Tổ chức bộ máy và biên chế làm công tác QL rừng và đất LN Tên tổ chức Số tổ chức Số biên chế (người) Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng Trung cấp Chưa qua đào tạo 1. Phòng NN và PTNT 1 10 10 0 0 2. Phòng TN &MT 1 6 6 0 0
3. Hạt kiểm lâm huyện 1 28 18 10 0
4. BQL Khu BTTN
Mường Nhé 1 23 19 4 0
Ngoài ra 11 xã ngoài chức năng quản lý nhà nước chung về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn còn được UBND huyện giao quản lý, bảo vệ để hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng chưa đủ điều kiện giao, chưa quy chủ.
Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp của huyện Mường Nhé được mô tả theo hình sau đây:
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp →
Quan hệ hỗ trợ ↔
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR& đất LN ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Kiểm lâm địa bàn Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng UBND các xã trên địa bàn huyện Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé Phòng Nông nghiệp và Phòng, TN&MT
UBND huyện Mường Nhé
Nhóm nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng Tổ, đội
PCCCR cấp thôn, bản
* UBND huyện: Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Theo điều 2 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì Chủ tịch UBND huyện có nhiệm vụ:
- Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
- Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn...
- Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật..
* Phòng nông nghiệp và PTNT:
Là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện phối hợp các sở chuyên ngành của tỉnh tổ chức lập, thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện; tham mưu xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm để tổ chức bảo vệ và phát triển
rừng trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt; tham mưu đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng trên địa bàn.
* Phòng Tài nguyên & Môi trường:
Là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về quản lý toàn bộ diện tích đất đai trên toàn huyện, có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện phối hợp các sở chuyên ngành của tỉnh tổ chức lập, thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện; tham mưu xây dựng kế hoạch trung hạn, hàng năm để tổ chức sử dung hiệu quả diện tích đất trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt; tham mưu đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn.
* Hạt Kiểm lâm: Được tổ chức theo Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn:
+ Bảo vệ rừng, PCCCR, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; + Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn;
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về QLBVR và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng..
+ Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và UBND cấp huyện.. * UBND xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
Theo điều 2 quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chủ tịch UBND xã có nhiệm vụ:
- Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
- Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.
- Tiếp nhận và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.
- Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.
- Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể..
* Thôn/bản: Là đơn vị cuối cùng tổ chức thực hiện công tác QLBVR&PTR, đồng thời là chủ rừng với tư cách là cộng đồng bản nhận QLBVR&PTR được cấp huyện, cấp xã giao; có trách nhiệm quán triệt, triển khai các quy định của nhà nước về QLBVR tới nhân dân và các chủ rừng, cử lực lượng phối hợp cùng với chủ rừng tham gia quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện triển khai các dự án trồng, KNTS rừng trên địa bàn.
* Chủ rừng: Chủ rừng là những tổ chức, cá nhân được nhà nước giao rừng để quản lý bảo vệ và phát triển theo điều 8 của Luật Lâm nghiệp năm 2017 [13]. Trên địa bàn huyện có 01 chủ rừng là tổ chức nhà nước là Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé gồm 23 biên chế công chức, viên chức. Trong Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mương Nhé có 01 Hạt kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn, là đơn vị thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Chủ rừng có trách nhiệm QLBVR trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được nhà nước giao; xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng chống chặt phá rừng, săn bắt bẫy động vật rừng trái phép; PCCCR; phòng trừ sinh vật gây hại rừng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trong lâm phần được giao..
* Kiểm lâm địa bàn: Là công chức đang công tác tại Hạt Kiểm lâm được bố trí về các xã có rừng để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp. Hiện tại biên chế kiểm lâm địa bàn của cả 02 Hạt gồm Hạt kiểm lâm huyện và Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn là: 27 người phụ trách 11 xã. (Hạt kiểm lâm huyện 23 người; Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn 4 người).
* Tổ, Đội QLBVR của thôn/làng: Được thành lập ở các thôn để thực hiện nhiệm vụ QLBVR theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND xã, thôn bản hàng năm được củng cố kiện toàn theo tình hình thực tế của địa phương.
* Nhóm nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng: Là tập hợp các thành viên của các bản tham gia hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
Qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của lực lượng làm công tác QLR& đất LN của huyện Mường Nhé cho thấy, hàng năm được tổ chức rà soát, kiện toàn lực lượng theo quy định. Tuy nhiên lực lượng chuyên trách quá mỏng , địa bàn quản lý rộng nên hiệu quả chưa cao. Trên địa bàn có 02 hạt kiểm lâm, nhưng 01 hạt kiểm lâm lại trực thuộc đơn vị sự nghiệp dẫn đến chưa đồng nhất về sự lãnh đạo chỉ đạo của ngành, để khắc phục vấn đề này trên phạm vi cả nước Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, thống nhất hạt kiểm lâm cấp huyện trực thuộc kiểm lâm cấp tỉnh. Trong thời gian qua lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé chủ yếu là kiêm nhiệm, (viên chức của đơn vị sự nghiệp làm nhiệm vụ của kiểm lâm) chất lượng hoạt động hạn chế, các chính sách, chế độ bồi dưỡng cho lực lượng kiêm nhiệm chưa rõ ràng, chưa khuyến khích các thành viên tham gia; lực lượng chuyên trách thì quá mỏng, hiện tại trên địa bàn huyện có 35 biên chế kiểm lâm của Hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé và Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn trong đó có 08 biên chế lãnh đạo quản lý và nhiệm vụ văn phòng. Bình quân mỗi biên chế kiểm lâm trên địa bàn huyện phải phụ trách gần 3.600 ha rừng và đất lâm nghiệp, địa bàn luôn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về di cư và mất an ninh trật tự, địa hình lại không thuận lợi về giao thông nên việc quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng chuyên trách gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp, tự ý bán, nhượng trái phép đất quy hoạch lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua.