Ảnh hưởng của Luật và chính sách đối với công tác quản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 68 - 70)

đất lâm nghiệp

Luật đất đai năm 2003, đến nay được thay thế bằng luật đất đai năm 2013, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 nay thay thế bởi Luật Lâm nghiệp năm 2017..., các chủ trương, chính sách đối với khu vực huyện đặc biệt khó khăn như Mường Nhé đều có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện. Công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch 3 loại rừng để quản lý bảo vệ, phát triển theo chức năng được quan tâm thực hiện, công tác tổ chức QLBVR từng bước thực hiện vận dụng có hiệu quả các quy định pháp

luật, hướng dẫn các thôn, làng xây dựng các Quy ước, Hương ước thôn/làng phù hợp với những quy định của pháp luật, mặt khác phát huy và thừa kế được thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân địa phương trong QLR; nhân dân tích cực tham gia nhận khoán rừng để QLBVR theo hướng ổn định, lâu dài. Còn đối với các Chính sách xã hội thì đã tạo điều kiện cho người dân được đầu tư vốn, cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ dân trí và được hướng dẫn kỹ thuật trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, do đó đã làm thay đổi nhận thức của người dân, trước đây chỉ biết phá rừng làm nương rẫy và thu hái các sản phẩm từ rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống; hiện nay đã từng bước biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất...

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện hiện nay việc vận dụng và thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được, vì Mường Nhé là huyện thuần nông, nguồn thu thấp, việc thu hút các Doanh nghiệp, các Nhà đầu tư vào đầu tư cho việc BV&PTR trên địa bàn huyện là một việc khó khăn. Trong những năm qua từ vấn đề hạ tầng cơ sở còn thiếu, việc trồng rừng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, người dân trồng rừng không tìm được đầu ra nên không mặn mà với việc phát triển rừng. Tình trạng cộng đồng nhận bảo vệ rừng, song chưa nêu cao trách nhiệm, vẫn để tình trạng khai thác diễn ra, dẫn đến tài nguyên rừng bị suy giảm, hàng năm tại một số xã vấn để xảy ra mất rừng khai thác trái phép, thể hiện trong luật lâm nghiệp năm 2017 quy định Cộng đồng thôn bản là một chủ rừng, nhưng nếu để xảy ra vi phạm thì lại không có đối tượng cụ thể để xử lý theo quy định.

Lực lượng bảo vệ rừng hiện tại trên địa bàn huyện gồm có Kiểm lâm thuộc hạt kiểm lâm huyện và hạt kiểm lâm Khu bảo tồn tuy nhiên kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn cũng thực hiện công vụ nhưng lại không được phụ cấp công vụ. Ngoài ra tại Ban quản lý Khu bảo tồn viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng như kiểm lâm nhưng lại không được

hưởng các phụ cấp của kiểm lâm đây là thiệt thòi cần quan tâm cho người trực tiếp bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)