Ảnh hưởng của các tập quán canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 68)

Mường Nhé là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau với phong tục tập quán khác nhau:

Dân tộc Kinh: sống tập trung tại trung tâm huyện Mường Nhé và dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ. Đặc điểm chung của các hộ dân tộc Kinh là có cuộc sống ổn định có nhà và có đất sản xuất cố định, ngoài sản xuất các hộ này còn tham gia kinh doanh buôn bán hàng tiêu dùng.

Dân tộc H’Mông: Bản bao giờ cũng được bố trí trên các khu vực đất rộng lớn, địa bàn hiểm trở, mỗi gia đình chiếm giữ một quả đồi để làm nhà. Người H’Mông chủ yếu sản xuất trên nương rẫy, phong tục tập quán canh tác lạc hậu, thường di cư đi tìm vùng đất mầu mỡ khác thường là đất có rừng khi đất sản xuất đã bạc mầu, đây là vấn đề gây khó khăn nhất trong công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Trong những năm gần đây thực hiện sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn huyện người H’Mông được di chuyển hỗ trợ làm nhà tập trung tại các bản tái định cư, được huyện giao đất sản xuất ổn định nên hiện tượng di cư tự do cũng đã giảm xuống. Người H’mông đã bắt đầu làm ruộng nước, nhiều hộ đã chủ động mua ruộng của nhân dân bản địa để canh tác.

Dân tộc Thái, dân tộc Dao: Bản được xây dựng ở dọc các con suối, đặc trưng bởi nền canh tác lúa nước.

Dân tộc Hà Nhì: Tập trung tại các xã có đường biên giới giáp với Trung Quốc, có phong tục tập quán sống dựa vào rừng, trong năm có lễ cúng rừng, cầu cho mưa thuận gió hòa.

Các dân tộc ít người khác: Hiện tại trên địa bàn còn 02 dân tộc ít người thuộc diện được bảo tồn: Đồng bào dân tộc Si La sống tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Chung Chải, xen kẽ với đồng bào dân tộc Mông và Hà Nhì. Đồng bào dân tộc Cống sống tập trung tại xã Nậm Kè, có phong tục và tập quán giống với Người Dao và Người Thái.

Thành phần dân tộc đa dạng, tập quán sản xuất khác nhau là những khó khăn cho công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Khó áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trình độ dân trí không đồng đều khó

khăn cho việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, cũng như đào tạo nghề góp phần phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp tại huyện mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)