Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4.2 Đa dạng các loài cây quí hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt
Căn cứ vào Danh lục thực vật đã lập được, chúng tôi đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu theo Bảng 4.22 và Bảng 4.23.
Bảng 4.22. Danh sách thực vật quý hiếm, bị đe doạ ở khu vực Yên Tử Tên loài
Tên họ trạngTình
Tên Khoa học Tên Việt Nam
Aquilaria crassnaPierre ex Lecomte Trầm Thymelaeaceae E
Asarum glabrumMerr. Trầu tiên Aristolochiaceae E
Annamocarya sinensis (Dode.) J. Chò đãi Juglandaceae V
Leroy
Ardisia sylvestris Pit. Lá khôi tía Myrsinaceae V
Calamus platyacanthus Warb. et Song mật Arecaceae V
Becc.
Fibraurea tinctoriaLour. Hoàng đằng Menispermaceae V
Nageia fleuryi(Hickel) de Laub Kim giao Podocarpaceae V
Sindora tonkinensisA.Chev. ex K. et Gụ lau Caesalpiniaceae V S. Larsen
Smilax glabraWall. et Roxb. Thổ phục linh Smilacaceae V
Stephania cepharanthaHayata Củ bình vôi Menispermaceae V
Tinospora sinensis(Lour.) Merr. Dây đau xương Menispermaceae V
Caesalpinia sappanL. Tô mộc Caesalpiniaceae T
Altingia chinensis(Champ. ex Tô hạp Trung Hamamelidaceae R
Cinnamomuum balansaeLecomte Vù hương Lauraceae R
Paris chinensisFranch. Bảy lá một hoa Trilliaceae R
Podocarpus pilgeriFoxw. Thông tre lá Podocarpaceae R
ngắn
Cibotium barometz(L.) J. Sm. Cẩu tích Dicksoniaceae K
Dacrydium elatum(Roxb.) Wall. ex Hồng tùng Podocarpaceae K Hook
Madhuca pasquieri(Dubard.) H. J. Sến mật Sapotaceae K
Lamb.
Morinda officinalisHow Ba kích Rubiaceae K
Bảng 4.22 cho biết ở Yên Tử có 20 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe doạ cao, thuộc 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Dương xỉ có 1 loài là Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), ngành Thông có 3 loài là Kim giao (Nageia
fleuryi(Hickel) de Laub), Hồng tùng (Dacrydium elatum(Roxb.) Wall. ex Hook) và Thông tre la ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), còn lại 16 loài thuộc ngành Ngọc lan. ở mức độ nguy cấp (E) có 2 loài là Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và Trầu tiên (Asarum glabrumMerr.). Nhóm sắp nguy cấp (V) có 9 loài, trong đó có 3 loài thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Nhóm thực vật bị đe doạ (T) có 1 loài là Tô mộc (Caesalpinia sappanL.). Nhóm thực vật hiếm (R) và nhóm thực vật cần được bảo tồn nhưng chưa có thông tin chính xác (K) có 4 loài.
Số loài thực vật quý hiếm ở Yên Tử được khái quát theo công thức sau:
Tổng số loài: 20 = 2 E + 9 V + 1 T + 4 R + 4 K
Ngoài ra, ở Rừng đặc dụng Yên Tử còn có 6 loài được ghi trong Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ, thuộc nhóm thực vật IIA, (Bảng 4.23). Đó là các loài Gụ lau, Lim xanh, Củ Bình vôi, Vù hương, Thiên tuế, Hoàng đằng. Trong số đó có 4 loài thuộc nhóm thực vật quí hiếm đã được giới thiệu ở bảng 4.22 là Gụ lau, Vù hương, Hoàng đằng, Củ Bình vôi.
Bảng 4.23. Danh sách các loài thực vật có trong Nghị Định 32/NĐ-CP của Chính phủ
Tên khoa học Tên Việt Nam Tên họ Nhóm
Cinnamomuum balansae Vù hương Lauraceae IIA
Lecomte
Cycas sp. Thiên tuế Cycadaceae IIA
Erythrofloeum fordiiOliv. Lim xanh Caesalpiniaceae IIA
Fibraurea tinctoriaLour. Hoàng đằng Menispermaceae IIA
Sindora tonkinensisA.Chev. ex Gụ lau Caesalpiniaceae IIA
K. et S. Larsen
Stephania cepharanthaHayata Củ bình vôi Menispermaceae IIA
Phân bố và hiện trạng của một số loài thực vật quý hiếm ở Yên Tử
1. Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook ): ở khu vực Yên Tử còn khoảng trên 400 cá thể. Những cây này được trồng từ thời Vua Trần Nhân Tông đến tu hành tại Yên Tử. Hiện nay, chúng có kích thước lớn, đường kính trung bình 80cm, chiều cao trung bình 30m. Hồng tùng phân bố từ độ cao 350m đến 700m quanh các khu vực Đường Tùng, chùa Hoa Yên, chùa Một mái, Thác Vàng, Thác Bạc, Vườn Tùng. Đặc biệt ở quanh khu vực Vườn tùng (Am Hoa, Am thuốc) có khoảng 120 cá thể tập trung trên diện tích chừng 4ha. ở Yên Tử không phát hiện thấy Hồng tùng tái sinh. Hiện nay, có một số cá thể đã bước qua giai đoạn thành thục và đang bị cụt ngọn, rỗng ruột, đổ gãy. Cần có những nghiên cứu bảo tồn loài quí hiếm này, vì chúng gắn với lịch sử của dân tộc Việt Nam.
2. Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.): phân bố ở đai cao trên 700m, số lượng cây gỗ còn rất ít, chủ yếu là cây tái sinh với số lượng ít. Chúng tôi chỉ bắt gặp 2 cây to ở khu vực giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.
3. Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H. J. Lamb.): phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, tới gần khu vực An Kỳ Sinh, từ độ cao từ 50m đến 900m. Hầu hết là những cây tái sinh, cây nhỏ. Cây gỗ lớn còn ít.
4. Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen): số lượng còn nhiều, mật độ tái sinh cao, cây gỗ lớn còn nhiều. Chúng phân bố ở đai thấp độ cao dưới 700m, chủ yếu ở sườn dưới và sườn giữa từ 50m đến 400 m.
5. Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy), Ba kích (Morinda officinalis How), Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franch.): số lượng cá thể của các loài này còn rất ít, khó gặp, chủ yếu còn một số cây tái sinh.
6. Vù hương (Cinnamomuum balansae Lecomte), Trầm hương (Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte): phân bố từ độ cao 50m tới 700m, số lượng cá thể của loài còn ít, chủ yếu cây nhỏ, không bắt gặp cây lớn.
7. Trầu tiên (Asarum glabrumMerr.): phân bố ở lớp thảm thực vật dưới tán rừng trúc ở đai cao trên 700m. Hiện nay số lượng cá thể của loài không nhiều, vì hàng năm vào mùa lễ hội vẫn bị khai thác để bán lá tươi và khô cho khách hành hương.
8. Tô hạp trung hoa (Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv.): phân bố từ chân núi lên độ cao 500m, số lượng cá thể của loài còn nhiều. Những cá thể bắt gặp hầu hết là cây nhỡ.
9. Cẩu tích (Cibotium barometz(L.) J. Sm.): số lượng cá thể của loài nhiều, phân bố từ chân núi lên đỉnh núi, từ độ cao 100m đến 900m.