Kết quả nghiên cứu và thảo luận
YT/ VNSố loài % Số loài %
Số loài % Số loài % Polypodiophyta 28 3,9 644 6,1 4,35% Gymnospermae 8 1,1 63 0,6 12,7% Angiospermae 670 94,9 9812 93,3 6,8% Tổng số 706 100 10,519 100 6,7%
Qua Bảng 4.4 và 4.5 ta có thể nhận xét rằng: cũng như hệ thực vật Việt Nam, hệ thực vật ở Yên Tử khá đa dạng về các ngành thực vật, nhưng mỗi ngành chiếm một vị trí vai trò khác nhau, với số lượng và tỷ lệ phần trăm các loài, chi, họ khác nhau. Trong đó ngành Hạt kín là ưu thế nhất, chiếm trên 93% số loài trong toàn khu vực. Điều đó thể hiện rõ tính chất nhiệt đới của hệ thực vật khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, khi so sánh số loài trong từng ngành của hệ thực vật Yên Tử với hệ thực vật Việt nam, ta còn thấy ở Yên Tử ngành Hạt kín chỉ chiếm 6,83%, ngành Hạt trần 12,70%, ngành Dương xỉ chiếm 4,35% tổng số loài thực vật so với cả nước. Sở dĩ như vậy là do diện tích của Yên tử rất nhỏ (26,805 Km2) chỉ chiếm 0,00687% diện tích cả nước (330.000 Km2).
Khi nghiên cứu số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài thực vật thuộc ngành Hạt kín ta nhận thấy, tính chất ưu thế của ngành này là khác nhau giữa hai lớp Hai lá mầm và Một lá mầm (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Phân bố của các taxon trong ngành Hạt kín (Angiospermae)
Lớp Loài Chi Họ Số loài % Số chi % Số họ % Hai lá mầm - Dicotyledoneae 577 86,1 340 85,4 110 82,7 Một lá mầm -Monocotyledoneae 93 13,9 58 14,6 23 17,3 Tổng số 670 100 398 100 133 100 Tỷ trọng A/B 6,20 5,86 4,78
Bảng 4.6. cho thấy, ở khu vực Yên Tử, đối với hai lớp thuộc ngành Hạt kín, thì lớp Hai lá mầm ưu thế hơn về họ, chi và loài. Trong đó, lớp Hai lá mầm có số loài chiếm 86,12%, số chi chiếm 85,43%, số họ chiếm 82,71%. Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm lần lượt là 6,20 đối với số loài, 5,86 đối với số chi và 4,78 đối với số họ. Điều đó, một lần nữa khẳng định tính chất nhiệt đới của hệ thực vật khu vực Yên Tử.
So sánh tỷ trọng này ở Khu RĐD Yên Tử với các khu vực khác như: VQG Pù Mát, VQG Cúc Phương, ta cũng thấy các tính chất tương tự, nghĩa là sự ưu thế tuyệt
đối của lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) luôn luôn được thể hiện trong các khu hệ mang tính chất nhiệt đới của hệ thực vật Việt Nam (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. So sánh tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm trong ngành Hạt kín giữa hệ thực vật Yên Tử, Cúc Phương và Pù Mát
Lớp Yên Tử Cúc Phương Pù Mát
Số loài (%) Số loài (%) Số loài (%)
Hai lá mầm - Dicotyledoneae 577 86,1 1286 76,7 1938 83,9 Một lá mầm -Monocotyledoneae 93 13,9 390 23,3 371 16,1
Tổng số 670 100 1676 100 2309 100
Tỷ trọng A/B 6,20 3,30 5,22
(Nguồn : Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)
Để thấy rõ hơn tính đa dạng của hệ thực vật Yên Tử, ta đem so sánh với hệ thực vật Cúc Phương (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. So sánh tỷ lệ số họ, chi, loài của hệ thực vật Yên Tử với Cúc Phương
Chỉ tiêu so sánh Yên Tử Cúc Phương Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha) 2680,5 22.200 12,07
Số họ 152 188 80,85
Số chi 423 838 50,48
Số loài 706 1817 38,86
(Nguồn: Nguyễn Bá Thụ, 1995)
Bảng 4.8 cho thấy, diện tích của Yên Tử chỉ bằng 12,07% diện tích của Cúc Phương, nhưng số họ bằng 80,85%, số chi bằng 50,48% và số loài bằng 38,86% của Cúc Phương. Tỷ lệ các taxon ở bậc họ và chi giữa Yên Tử và Cúc Phương là tương đối cao, còn tỷ lệ taxon ở bậc loài thì thấp hơn.
Tính đa dạng thực vật của khu hệ còn được thể hiện qua các chỉ số họ, chỉ số chi, chỉ số chi/họ. Các chỉ số này được tính trung bình trên toàn khu hệ. Nếu các chỉ số này càng cao, nghĩa là tỷ lệ giữa số loài trong một khu hệ thực vật với số họ và số chi càng cao, thì khu hệ thực vật đó càng đa dạng. Tổng các chỉ số này càng cao thì mức độ đa dạng của khu hệ càng lớn.
Bảng 4.9. So sánh các chỉ số của hệ thực vật Yên Tử với các hệ thực vật khác của Việt Nam
Chỉ số Yên Tử Pù Mát Cúc Phương Phan Si Pan Bạch Mã
Diện tích (Km2) 27 911 222 298 220,31
Chỉ số họ 4,6 12,3 9,7 10,1 8,9
Chỉ số chi 1,7 2,6 1,9 2,8 2,2
CS chi/họ 2,8 4,6 5,0 3,8 4,2
Tổng 9,1 19,6 16,6 16,8 15,3
(Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)
ở khu RĐD Yên Tử, có 706 loài, 423 chi và 152 họ. Các chỉ số họ, chỉ số chi, chỉ số chi/ họ của khu hệ thực vật Yên Tử lần lượt sẽ là 4,6; 1,7 và 2,8. Tổng các chỉ số đó là 9,1. Như vậy khu hệ thực vật Yên Tử tương đối đa dạng. Tuy nhiên, khi so sánh các chỉ số này với các khu vực khác như: Pù Mát, Cúc Phương, Bạch mã, Sa Pa-Phan Si Pan, là những khu hệ thực vật đa dạng nhất của Việt Nam, thì ở Yên Tử còn kém đa dạng hơn. Sự kém đa dạng hơn qua các chỉ số chi, họ, chỉ số chi/họ của hệ thực vật Yên Tử một phần cũng do diện tích điều tra ở Yên Tử nhỏ hơn rất nhiều so với các khu vực nói trên.