Giao thông, giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 43 - 47)

- Cơ sở hạ tầng.

+ Giao thông: Thị xã Sông Cầu nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn và

Tuy Hoà, cách Quy Nhơn gần 50km về phía Bắc và cách thành phố Tuy Hoà gần 50km về phía nam, có quốc lộ 1A đi qua là cầu nối giữa thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Có đường quốc lộ 1D Sông Cầu - Gành Ráng - Quy nhơn vừa được đầu tư xây dựng cách đây vài năm, rút ngắn được khoảng cách từ Sông Cầu đến thành phố Quy Nhơn, có Tỉnh lộ 642 và 644 chạy theo hướng Đông - Tây bắt đầu từ quốc lộ 1A, nối liền Sông Cầu với các thị xã Miền núi phía tây của tỉnh và các tỉnh Tây nguyên.

+ Thủy lợi: Thị xã Sông Cầu có 7 đập dâng: Đá Vải, Bà Ao, Suối Tre,

Thanh Minh, Long Thạnh, Thạch Khê và đập Lò Gốm; hiện đang khai thác tưới tiêu cho 3 vụ lúa/năm.

thế, 114 trạm biến áp và phụ tải với tổng dung lượng 18.972KVA. Hiện nay 11/11 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; trong đó 57/59 thôn có điện và trên 90% số hộ dân được dùng điện.

Nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho dân cư do nhà máy nước Sông Cầu với công suất 3.000m3/ngày đêm, là nguồn cung cấp nước chính cho thị xã Sông Cầu và các xã lân cận; Hồ chứa nước Xuân Bình đang thi công là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các xã phía Bắc của huyện và Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu. Toàn thị xã có 87% số hộ được dùng nước giếng hoặc nước máy.

+ Thông tin liên lạc: Toàn thị xã có 01 bưu điện, 02 bưu cục và 08

điểm bưu điện văn hoá xã, bình quân có 4,1 máy/100 người, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.

- Giáo dục: Tổng kết năm học 2009 - 2010, toàn thị xã có 51 trường học, với tổng số 22.424 học sinh/782 nhóm, lớp, giảm 406 học sinh so với đầu năm học.

- Y tế: Đã xây dựng hoàn thành Đề án kiện toàn cơ cấu, tổ chức biên

chế các trạm y tế xã, phường thuộc thị xã Sông Cầu. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức khởi công xây dựng dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa thị xã. Hội Đông y thị xã đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015.

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu:

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật, phát triển du lịch dịch vụ trong và ngoài tỉnh. Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất đai có nhiều thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

có đầy đủ điều kiện giao thông cả về đường bộ, đường biển, đặc biệt là Quốc lộ IA và đường sắt thống nhất chạy dọc qua địa bàn nên rất thuận lợi cho mở mang và phát triển sản xuất hàng hóa.

+ Dân số chủ yếu là người dân tộc kinh, lực lượng lao động dồi dào, nhân công giá rẻ là điều kiện thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện dự án.

+ Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: Được hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp như: dự án 661, JICA,…

+ Diện tích đất chưa có rừng còn nhiều, có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất.

- Khó khăn:

+ Sông Cầu là vùng chịu nhiều tác động của gió bão biển với tần suất và cường độ rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Có địa hình phức tạp, độ dốc cao, mặt khác do điều kiện khí hậu thủy văn vào mùa khô gió Tây Nam thổi mạnh, nhiệt độ cao trong lúc ẩm độ không khí thấp; mặt khác mạng lưới sông suối, ao, hồ ít, manh mún, diện tích lưu vực hẹp, ngắn, lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (80% lượng mưa cả năm), trong khi đó mùa khô thường xảy ra khô hạn gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của cây trồng rừng.

+ Nghành nghề sinh sống chủ yếu của người dân thị xã Sông Cầu chủ yếu là nghề thuần nông trong khi đó diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người lại rất thấp nên lực lượng lao động dôi thừa ngày càng nhiều.

+ Phần lớ n diê ̣n tích đất vùng đồi núi, đặc biệt là các diện tích vùng đồi núi ven biển có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng, nhiều đá lộ đầu, tỷ lệ đá lẫn cao,… do mất rừng lâu ngày nên khôi phục lại rừng trên những diện tích này rất khó khăn và tốn nhiều công sức, đặc biệt là trồng các loài cây bản địa.

lĩnh vực Lâm nghiệp, chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất của tỉnh và tạo áp lực lớn đến các chương trình, dự án phục hồi rừng bằng cây bản địa.

Cụ thể một số đợn vị và công ty hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh:

 Công ty cổ phần Trường Thành Xanh: Trồng rừng mới: 501,3 ha (trồng diện tích thiết kế năm 2010: 100 ha (huyện Sơn Hoà); trồng diện tích thiết kế năm 2009: 401,3 ha (huyện Đồng Xuân: 206 ha; huyện Phú Hoà: 195,3 ha); chăm sóc rừng trồng: 873,4 ha (năm 2009: 437 ha; năm 2008: 436,4 ha).

 Công ty TNHH Bình Nam: Chăm sóc rừng: 1.688,8 ha (năm 2009: 990,5 ha; năm 2008: 698,3 ha).

 Công ty cổ phần VRG (trồng cao su): Trồng rừng mới: 110 ha (huyện Đồng Xuân: 90 ha; huyện Tây Hoà: 18 ha; huyện Sông Hinh: 2 ha; chăm sóc rừng: 194 ha (năm 1: 65 ha; năm 2:101 ha; năm 3:28 ha).  Viện nghiên cứu cao su: Trồng rừng mới: 115 ha; chăm sóc rừng năm

1: 60 ha.

 Doanh nghiệp tư nhân Bảo Châu: Trồng rừng 63 ha (Keo lai).

(Trích nguồn: Báo cáo số 19/BC-CCLN ngày 29/3/2011 của Chi cục Lâm

nghiệp tỉnh Phú Yên về Kết quả thực hiện kế hoạch lâm nghiệp năm 2010 và

nhiệm vụ, kế hoạch năm 2011 tỉnh Phú Yên)

Từ những phân tích trên cho thấy, việc xây nghiên cứu xây dựng các mô hình trình diễn về lâm sinh cũng như các hoạt động thử nghiệm và trồng rừng mới, đặc biệt là trồng rừng bằng cây bản địa là rất quan trong và cần thiết, tăng cường khả năng thích ứng với biến đối khí hậu toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)