Tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 47 - 49)

Theo thống kê tỉnh Quảng Bình trồng rừng cây bản địa với 2 phương thức trồng chính là thuần loài và hỗn giao trên đất trống và trồng cục bộ theo rạch hoặc theo dải trên đất Ic. Phương thức trồng hỗn giao được áp dụng phổ biến là: Trồng hỗn giao 2 loài cây bản địa với nhau, hỗn giao theo hàng, hỗn giao theo băng trồng.

Tập đoàn loài cây bản địa trồng trên địa bàn tỉnh gồm 6 loài cây: Huỷnh, Vạng Trứng, Lát hoa, Muồng đen, Trầm hương và Gụ lau.

* Về tình hình sinh trưởng của cây bản địa.

- Phương thức trồng thuần loài trên đất trống đồi trọc:

Diện tích Muồng đen mật độ hiện hiện còn không cao, cây trồng sinh trưởng kém, rừng trồng thất bại. Nguyên nhân chính là do trồng trên lập địa kém, đất không còn tính chất đất rừng, độ che phủ của lớp thảm thực bì thấp, tầng đất bị xói mòn, tầng mùn không còn.

Diện tích Trầm hương trồng năm 2002 sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt 90%. Những diện tích này có lập địa tốt hơn, đất còn tính chất đất rừng, thực bì có độ che phủ cao. Thực bì chỉ thị là những loài cây ưa ẩm như lau lách, cỏ lào và một số cây bụi. Tầng đất dầy, độ ẩm cao.

Lát hoa trồng thuần loài mật độ 1.000 cây/ha, khả năng sinh trưởng chậm. Tỷ lệ sống còn không cao.

- Phương thức hỗn giao:

Phương thức hỗn giao cây bản địa sớm nhất và mang tính đại diện nhất là Lâm trường Ba Rền, những loài cây chủ yếu được trồng là Huỷnh, Lát, Trầm, Vạng. Trong đó Huỷnh, Vạng chiếm ưu thế và đã được đưa vào trồng từ năm 1980, trồng theo băng trên diện tích rừng nghèo kiệt, tình hình sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao.

Huỷnh hỗn giao với Lát hoa được đưa vào trồng năm 2001 với mật độ là 625 cây/ha sinh trưởng tương đối tốt và có tỷ lệ sống cao.

Vạng trứng là loài dễ trồng, sinh trưởng tốt. Theo thông kế thì Vạng trứng và Huỷnh là 2 loài có khả năng đưa vào trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Cây Huỷnh dù trồng hỗn giao với Vạng trứng hay với Lát hoa thì đều sinh trưởng tốt, tăng trưởng chiều cao là 0,9 m/năm và đường kính gốc 1cm/năm.

Cây Lát hoa thì tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều, chỉ đạt chiều cao 0,2 m/năm và đường kính 0,3 cm/năm.

Như vậy đối với tỉnh Quảng Bình dù trồng theo phương thức nào thì các loài cây có triển vọng chọn để trồng rừng là Vạng trứng, Trầm hương và Huỷnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)