* Tập đoàn loài cây trồng.
Theo kết quả điều tra cho thấy về cơ cấu loài cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 66 loài cây bản địa được đưa vào trồng rừng, với một số loài chính như sau: Dầu rái, Chò chỉ, Huỷnh, Sao đen, Sến trung, Ươi, Trâm sừng, Gội gác, Gội nếp, Bời lời, v.v…trong đó một số loài mang tính thử nghiệm, diện tích không đáng kế, và được trồng xen vào các diện tích khác. Trong đó:
- 14 loài cây nhập từ tỉnh khác, không thuộc vùng phân bố ở Thừa Thiên Huế là Vên vên, Dầu xà beng, Chai lá cong, Lát hoa, Dái ngựa.v.v…
- 52 loài còn lại là cây tự nhiên có ở rừng tự nhiên Thừa Thiên Huế.
* Phương thức và phương pháp trồng rừng.
Công tác trồng rừng cây bản địa lá rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng những phương pháp trồng rừng dưới đây:
- Phương thức trồng toàn diện trên đất trống Ia và Ib.
- Phương thức trồng rừng theo băng, rạch hoặc theo dải trên đất trống Ic. - Phương thức trồng rừng toàn diện dưới tán rừng trồng.
* Phương thức và phương pháp hỗn giao: Trồng hỗn giao nhiều loài cây bản địa với nhau, hỗn giao theo hàng, hỗn giao theo băng trồng. Trồng thuần loài cũng được áp dụng nhiều trên địa bàn tỉnh.
- Phương thức trồng hỗn loài giữa các loài cây bản địa, theo băng chặt 2m đến 8m, trên đối tượng đất trống, đồi núi trọc có mật độ trồng ban đầu là
- Phương thức trồng hỗn giao các loài cây bản địa với các loài Keo trên mật độ khác nhau là 1.111 cây/ha và 1.667 cây/ha có cơ cấu tỉ lệ cây bản địa từ 30 - 45% (500 cây bản địa trên 1 ha) với 2 loài chủ yếu là Sến và Sao đen.
- Trồng hỗn loài theo băng trên đất trống đồi trọc Ia và Ib. Băng chặt băng chừa theo khác nhau, mật độ trồng theo 2 loại khác nhau là 833 cây/ha và 1667 cây/ha, tỷ lệ cây bản địa hỗn giao từ 400 cây đến 550 cây (36 đến 45%).
* Tỷ lệ sống và khả năng thành rừng của các diện tích trồng cây bản địa. Mỗi loài cây theo phương thức trồng khác nhau có tỷ lệ sống khác nhau và tùy theo năm trồng tỷ lệ sống cũng khác nhau.
- Phương thức trồng rừng hỗn loài giữa các loài cây bản địa, theo băng, băng chặt 2m đến 8m, trên đối tượng là đất trống, đồi núi trọc, có thảm tươi che phủ cao (thực bì cấp V) hỗn giao 5 loài cây Sến trung, Bời lời, Muồng đen, Trám trắng và Trám hồng. Tình hình sinh trưởng kém, tỷ lệ sống thấp, sau 3 năm trồng không còn chế độ chăm sóc, thảm tươi che phủ mạnh trên các băng rạch có cây trồng, nếu không tiếp tục chăm sóc trồng dặm, rừng sẽ bị chèn ép không sinh trưởng được. Khả năng thành rừng không thành công.
- Phương thức trồng rừng hỗn giao các loài cây bản địa với các loài Keo trên 2 mật độ khác nhau, với 2 loài cây chủ yếu là Sến trung và Sao đen. Rừng sinh trưởng bình thường, tỷ lệ sống bình quân 70%, khả năng thành rừng cao.
- Trồng hỗn loài theo băng trên đất trống đồi trọc Ia, Ib. Băng chặt, băng chừa theo tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ cây bản địa hỗn giao từ 400 cây đến 550 cây (36 đến 45%), hỗn giao theo hàng (1 hàng bản địa, 1-2 hàng Keo), tỷ lệ sống tương đối cao, nếu rừng được chăm sóc thường xuyên trong 5 năm đầu khả năng thành rừng sẽ rất cao.
Nhìn chung tỷ lệ sống các loài cây bản địa là khá cao, đặc biệt là các loài Sến trung, Sao đen, Dầu rái. Điều kiện để công tác trồng rừng cây bản địa thành công là lập địa tốt, còn hoàn cảnh rừng và đất còn tính chất đất rừng.
Với những đánh giá ở trên thì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 loài cây bản địa có thể đưa vào trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh khoảng 20 năm, nếu tính gỗ dán là khoảng 15 năm là Huỷnh và Bời lời, các loài khác chỉ trồng rừng phòng hộ và đặc dụng không đáp ứng được nhu cầu trồng rừng kinh tế.