Tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 51 - 53)

Quảng Nam là tỉnh có tỷ lệ trồng cây bản địa tương đối lớn với nhiều phương thức trồng và trên nhiều vùng lập địa khác nhau.

* Tập đoàn loài cây trồng.

Hiện nay có khoảng 19 loài cây bản địa được trồng tại tỉnh gồm các loài: Bời lời vàng, Chò nâu, Dầu rái, Dầu song nàng, Dẻ gai, Giổi xanh, Huỷnh, Kền kền, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen, Sao đen, Sến trung, Trám trắng, Trai Nam bộ, Trường săng, Ươi, Xoan ta. Mật độ trồng được ghi nhận là có nhiều loại mật độ được trồng theo nhiều phương thức khác nhau:

- Trồng hỗn loài giữa các loài cây bản địa với các loài cây khác như Keo, Quế theo băng trên đất trống đồi trọc Ia và Ib có mật độ 1.111 hoặc 1.667 cây/ha.

- Trồng thuần loại cây bản địa trên đất trống Ia, Ib với mật độ 500 đến 625 cây/ha, phương thức trồng này tỷ lệ sống thấp.

- Trồng hỗn giao theo đám trên đai phòng hộ theo tiểu địa hình mật độ 1.667 cây/ha.

- Rừng trồng năm 1999 trồng hỗn giao Sao đen với Keo mật độ trồng 1.667 cây/ha.

- Rừng trồng năm 2001 những lâm phần trồng thuần loài cây bản địa với mật độ 625 cây/ha. Những lâm phần trồng hỗn giao Keo hoặc Quế với mật độ 1.333 và 1.667 cây/ha. Sao đen trồng hỗn giao với Quế, Sao đen trồng hỗn giao với Keo lai, mật độ 1.667 cây/ha.

* Tỷ lệ sống và khả năng thành rừng ở tỉnh Quảng Nam.

Tỷ lệ sống: Các loài cây bản địa được trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bước đầu cho thấy tỷ lệ sống bình quân đạt trên 80%, chỉ có một vài lâm phần gần các khu dân cư, việc bảo vệ không được chặt chẽ bị trâu bò phá hoại nên có tỷ lệ sống thấp < 70%. Những mô hình có tỷ lệ sống cao là:

- Rừng trồng năm 1999 hỗn giao Sao đen với Keo.

- Rừng trồng năm 2000 có một số lâm phần hỗn giao với Quế và với Keo. - Rừng trồng năm 2011 những lâm phần trồng thuần loài cây bản địa. Những lâm phần trồng hỗn giao với Keo hoặc Quế. Rừng trồng Sao đen hỗn giao với Quế, Sao đen hỗn giao với Keo lai.

* Khả năng thành rừng.

Qua khảo sát và đánh giá chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công đối với một số loài cây bản địa lá rộng sau đây:

- Loài cây Sao đen: Kể cả 3 phương thức trồng thuần loài, hỗn giao và trồng dưới tán rừng nghèo kiệt các chỉ tiêu tăng trưởng bình quân đều xấp xỉ bằng nhau, về chiều cao biến động từ 0,7 - 0,8 m/năm, đường kính biến động từ 0,7 - 0,8 cm/năm. Tuy là loài cây tăng trưởng chậm nhưng với các chỉ tiêu tăng trưởng này, Sao đen có thể đáp ứng công tác trồng rừng phòng hộ và đặc dụng, đối với kinh doanh gỗ lớn thì chu kỳ lên đến 25 năm.

- Loài Giẻ được trồng theo phương thức hỗn giao với các loài khác có các chỉ tiêu tăng trưởng thấp nên không đáp ứng được yêu cầu trong công tác trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Cây Bời lời là loài được trồng theo phương thức hỗn giao, loài cây này có chỉ tiêu tăng trưởng cao từ 0,95 - 1,1 m/năm, về đường kính từ 1,03 - 1,2 cm/năm, là loài cây gỗ mềm có thể sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp ván dăm hoặc gỗ dán với chu kỳ kinh doanh dưới 15 năm.

- Kền kền là loài được trồng theo phương thức hỗn giao, có tỷ lệ sống thấp, tăng trưởng về chiều cao khoảng 0,6 m/năm và đường kính là 0,7 cm/năm. Tuy nhiên, đây là loài cây tăng trưởng chậm và đây mới chỉ là đánh giá bước đầu nên nhìn chung loài này chỉ phù hợp với trồng rừng phòng hộ và đặc dụng.

- Trám trắng là loài cũng được trồng theo phương thức hỗn giao, có tỷ lệ sống cao > 80%, chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao 1,25 m/năm, đường kính là 1,3 cm/năm. Trám trắng là loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, gỗ mềm có thể đáp ứng được cho nhu cầu kinh doanh gỗ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ dán với chu kỳ kinh doanh dưới 15 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KFW6 tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)