Với việc dự báo lượng CTRSH phát sinh trong thời gian tới đến năm 2030 là 160 tấn/ngày đêm sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý CTRSH sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình. Vì vậy, yêu cầu đề ra là phải có những biện pháp quản lý thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRSH sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công tác khác nhau như: Công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng… nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thành phố.
a. Mô hình phân loại CTRSH và việc tuyên tuyền, giáo dục nâng cao nhận thức việc phân loại rác tại nguồn
- Hoạt động phân loại rác tại nguồn phải tiến hành từ tất cả các đối tượng trong xã hội, từ các hộ gia đình, hộ kinh doanh trong chợ, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp… CTRSH được phân loại tai nguồn và chia làm 03 loại: CTR hữu cơ dễ phân hủy, chất thải nguy hại (CTNH).
Hình 4.8. Mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố
* Thiết bị lưu chứa CTRSH:
Sử dụng bao bì, nhãn hiệu thùng rác màu xanh để chứa CTRSH hữu có dễ phân hủy. Sử dụng bao bì, nhãn hiệu màu đen để chứa CTRSH còn lại.
Đối với CTNH: Với số lượng phát sinh không nhiều, nhưng tính chất độc hại của chất thải này đối với sức khỏe con người. Cần bố trí một thùng đựng chất thải nguy hại có nắp đậy kín và để nới kho giáo trong nhà. Định kỳ di chuyển ra ngoài để đội vệ sinh thu gom và đem đi xử lý.
Hình 4.9. Thiết kế túi đựng tương ứng với các loại CTRSH
Hình 4.10. Nhãn chất thải cho các thùng chứa CTRSH tại các nơi công cộng
Hình 4.12. Thùng lưu giữ CTNH cho các hộ dân
- Cùng với việc đưa ra mô hình phân loại rác, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm tới vấn đề về tuyên tuyền, giáo dục nâng cao nhận thức việc phân loại rác tại nguồn. Các phương pháp tuyên truyền như:
+ Tuyên truyền giáo dục trên hệ thống loa truyền thanh của thành phố, xã để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại CTRSH;
+ Triển khai việc phân loại rác trong các buổi họp thôn, tổ dân phố động viên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom, phân loại rác;
+ Đưa những quy chế phạt về tài chính đối với những hộ không phân loại rác trước khi thải bỏ;
+ Đưa vấn đề thu gom, phân loại CTRSH vào chương trình giáo dục đặc biệt mẫu giáo và cấp I thông qua tranh vẽ, các trò chơi giúp các em hình dung ra được cách thức thu gom, phân loại CTRSH tại gia đình và trên đường phố, tập cho các em ý thức được cần bảo vệ môi trường từ nhỏ;
+ Cử cán bộ đi hướng dẫn cho người dân cách thực hiện phân loại rác tại nguồn, có tờ rơi để người dân hình dung rõ hơn về loại chất thải phân loại và tác hại của CTRSH, CTNH và lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn.
* Lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn:
+ Giảm các tác động tiêu cực đến môi trường như giảm rủi ro trong quá trình rò rỉ nước rác, giảm ô nhiểm nguồn nước;
+ Sức ép CTR lên bãi chôn lấp được giảm bớt, giảm lượng khí nhà kính; + Tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost;
+ Giảm diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp do khối lượng CTR đem chôn lấp giảm đáng kể. Bên cạnh đó còn giảm chi phí cho việc xử lý CTR cũng như những vấn đề phát sinh sau xử lý;
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng;
+ Hình thành ở mỗi các nhân thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường; + Cộng đồng hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động xấu đến sức khỏe.
b. Đầu tư thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp với mô hình phân loại CTRSH tại nguồn
Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ.
Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen gom rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ). Đề xuất 02 phương án phân loại:
+ Phương án I: Thu gom cách ngày (01 ngày lấy CTRSH hữu cơ dễ phân hủy, 01 ngày lấy CTNH và CTRSH còn lại).
Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển. Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà hơn một ngày.
+ Phương án II: Thay đổi cách thức kỹ thuật thu gom rác để thu gom được toàn bộ rác trong cùng 01 ngày.
Theo khảo sát ý kiến các hộ dân, phương án II nhận được sự đồng tình và ủng hộ của người dân. Như vậy các điều kiện của phương án này là: Phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa; phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại; phương tiện không quá cồng kềnh và vừa cho công nhân thu gom hoạt động.
Vậy ta cần thiết kế xe thu gom rác thành 03 phần tương ứng với 03 loại rác. Xe vận chuyển có thể bố trí riêng xe thu gom CTRSH hữu cơ và CTRSH khác. Với cùng một khối lượng rác thì số lượng xe vận chuyển rác được giữ nguyên, tuy nhiên quãng đường mỗi xe phải chạy sẽ dài hơn qua các điểm tập kết và chi phí vận chuyển sẽ tăng lên. Nhưng khi CTRSH được phân loại ngay tại nguồn thì chi phí xử lý sẽ giảm xuống do loại bỏ được khâu phân loại. Như vậy ta có thể bù đắp vào chi phí nâng cấp thiết bị, phương tiên thu gom.
Hình 4.13. Xe thu gom và phân loại CTRSH tại tỉnh Bình Dương
Trên cơ sở xác định tỉ lệ thành phần khối lượng CTRSH tại thành phố Hòa Bình. Việc thiết kế xe thu gom rác cải tiến để vừa thu gom và phân loại rác với tỉ lệ thể tích chỗ chứa như sau: 50% thể tích chứa CTRSH hữu cơ dễ phân hủy; 40% thể tích chứa CTRSH vô cơ; 10% thể tích chứa CTNH. Việc
phân chia thể tích như trên do khối lượng CTRSH vô cơ tuy nhiều chiếm khoảng 75% nhưng có thể ép xuống một thể tích dễ nhỏ hơn. Còn đối với CTRSH vô cơ tuy tỉ lệ ít nhưng khá cồng kềnh. Nên bố trí thể tích với chỗ chứa 40% là hợp lý.
Phương án III: Giữ nguyên tần suất thu gom CTRSH hữu cơ dễ phân hủy, bổ sung thêm đội thu gom CTRSH còn lại vào các ngày cố định trong tuần.
Do CTRSH hữu cơ dễ phân hủy không thế lưu giữ trong 01 ngày. Nhưng CTNH và CTRSH còn lại vẫn có thể lưu giữ được vài ngày. Vì vậy phương án đưa ra là giữ nguyên tân suất thu gom CTRSH hữu cơ dễ phân hủy vào các ngày trong tuần. Nhưng bổ sung thêm đội thu gom CTNH và CTRSH còn lại vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần.
Phương án này phải tăng chi phí về nguồn lực để thu gom nhưng không phải thiết kế và. Nhưng vẫn được sự ủng hộ của người dân và là phương án khả thi trong tương lai gần.
Việc phân loại rác tại nguồn là biện pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất thải và tận dụng được lượng chất thải có thể tái chế và sử dụng nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó cần thành lập tổ giám sát việc phân loại này. Người giám sát là những người thuộc các tổ chức của thôn, xóm, xã như trưởng thôn, Bí thư, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh.
c. Công tác thu gom, xử lý phế thải xây dựng (PTXD)
- UBND thành phố chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với phòng Quản lý đô thị, UBND các phường, xã tìm kiếm địa điểm để thiết lập các điểm tiếp nhận PTXD để thu gom toàn bộ khối lượng đất thải PTXD có khối lượng nhỏ lẻ phát sinh từ việc xây dựng nhà dân, hoặc sửa chữa các công trình công cộng nhỏ, lẻ.
- Phối hợp với đơn vị có chức năng tổ chức tổ xe cơ động thu dọn PTXD đổ bậy trên các đường phố, ngõ xóm.
- Quản lý PTXD tại nguồn bằng hình thức ký hợp đồng dịch vụ trọn gói (đào, xúc, vận chuyển, xử lý) với các chủ công trình xây dựng (hộ nhà dân, doanh nghiệp xây dựng các dự án… trên địa thành phố) trước khi được cấp phép xây dựng hoặc khởi công công trình.
d. Xây dựng trạm trung chuyển CTRSH
- Việc CTRSH trên địa bàn thành phố được công nhân thu gom và tập kết ngày trên các ngã tư, con đường lớn gây mất mỹ quan đô thị. Vì vậy, việc bố trí quỹ đất để xây dựng trạm trung chuyển CTRSH là vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đề xuất UBND thành phố lập quy hoạch vị trí trạm trung chuyển tập kết CTRSH trên địa bàn.
Hình 4.14. Trạm trung chuyển CTRSH (minh họa)
- Việc xây dựng trạm trung chuyển CTRSH cần phù hợp với kinh phí hiện tại, quy mô khối lượng CTRSH tại các xã, phường trên địa bàn và phải đảm bảo những yêu cầu về vị trí, khoảng cách, quy cách thiết kế theo đúng quy định tại QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng. Cụ thể như sau:
+ Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt không cố định phải đảm bảo thời gian vận hành không quá 45 phút/ca và không quá 3h/ngày; việc bố trí trạm trung chuyển CTR sinh hoạt không cố định phải đảm bảo khi vận hành không gây ảnh hưởng đến giao thông và môi trường khu vực;
+ Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt cố định quy hoạch mới phải có tường bao, mái che, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống lọc và khử mùi đảm bảo không phát tán chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh; trạm trung chuyển CTR sinh hoạt cố định phải đảm bảo yêu cầu tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng CTR sinh hoạt trong phạm vi bán kính thu gom đến cơ sở xử lý tập trung trong thời gian không quá 2 ngày đêm;
+ Loại và quy mô trạm trung chuyển CTR sinh hoạt được quy định tại sau:
Bảng 4.14. Loại và quy mô trạm trung chuyển CTR sinh hoạt Loại và quy mô
trạm trung chuyển Công suất (tấn/ngày đêm) Bán kính phục vụ tối đa (km)
Diện tích tối thiểu (m2)
Trạm trung chuyển không cố định
Cỡ nhỏ < 5 0,5 20 Cỡ vừa 5 - 10 1,0 35 Cỡ lớn > 10 7,0 50 Trạm trung chuyển cố định Cỡ nhỏ < 100 10 500 Cỡ vừa 100 - 500 15 3.000 Cỡ lớn > 500 30 5.000
+ Trạm trung chuyển CTR không cố định phải đặt cách công trình nhà ở và các khu vực thường xuyên tập trung đông người ≥ 20 m;
+ Nhà, công trình chứa dây chuyền trung chuyển, nén ép, lưu chứa CTR và công trình xử lý nước rỉ rác, khu rửa xe và thiết bị của trạm trung chuyển CTR cố định phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 20 m;
+ Các trạm trung chuyển CTR, cơ sở xử lý CTR hiện hữu không đảm bảo các quy định trên khi thực hiện về khoảng cách ATMT phải thực hiện đánh giá tác động môi trường để bổ sung các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh theo quy định;
+ Trong vùng ATMT của các công trình xử lý thuộc trạm trung chuyển CTR cố định, cơ sở xử lý CTR chỉ được quy hoạch các công trình giao thông, thủy lợi, tuyến và trạm điện, hệ thống thoát nước, XLNT và các công trình khác thuộc trạm trung chuyển CTR cố định, cơ sở xử lý CTR, không được bố trí các công trình dân dụng khác.
4.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý CTRSH
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý, trách nhiệm của các cấp, các ngành để xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Gắn ý thức trách nhiệm và kết quả bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, bình bầu thi đua, khen thưởng tập thể và cá nhân người đứng đầu.
- Có kế hoạch bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn về môi trường trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp từ thành phố đến cấp xã để đảm nhận tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Quan tâm đề xuất có cán bộ công chức môi trường cấp xã, để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở từng địa phương.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm do Công ty Môi trường thực hiện trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH rắn sinh hoạt theo pháp luật hiện hành.
4.3.4. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý CTRSH
Nhận thức của người dân về vấn đề quản lý CTRSH và các tác động đến môi trường, sức khỏe của con người do ô nhiễm CTRSH trên địa bàn
thành phố còn ở mức thấp bởi vậy việc nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường hay công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH là việc làm cần thiết. Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua một số biện pháp sau:
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp;
- Phổ biến cho người dân biết thế nào là rác hữu cơ dễ phân hủy, rác hữu cơ khó phân hủy, chất thải nguy hại; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc phân loại CTRSH thông qua các tổ chức chính trị, phát tờ rơi;
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tác hại do CTRSH gây ra cho môi trường và sức khỏe con người thông qua hệ thống thông tin của thôn như: Báo, đài, tivi, áp phích tại địa phương...;
- Tổ chức các hoạt động, chương trình, phong trào làm vệ sinh môi trường: ngày môi trường thế giới, ngày giải phóng thủ đô 10/10, các dịp lễ, tết trong năm... giữ gìn đường phố xanh - sạch - đẹp, tháng thanh niên hành động vì môi trường...;
- Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày;
- Giải pháp được đưa vào áp dụng thực tiễn sẽ không phát huy hiệu quả nếu không có sự ủng hộ của người dân. Người dân là chủ thể chính tác động lên môi trường đồng thời cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động từ