Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 83 - 86)

Kết quả nghiên cứu cơ sở đề xuất giải pháp theo bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.13. Tóm tắt các kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế về quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình

STT Kết quả đạt được Tồn tại, hạn chế

Bộ máy quản lý hành chính và chính sách trong quản lý CTRSH

1

Vấn đề vệ sinh môi trường tại thành phố Hòa Bình đã được tỉnh, thành phố và các cấp chính quyền địa phương quan tâm và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý và xử lý CTRSH.

Công tác tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm do nhiều nguyên nhân, khó khăn vì thiếu nguồn kinh phí, vốn nhà nước thì khó khăn, vốn doanh nghiệp khó thu hút nhà đầu tư vì hiệu quả dự án không cao do lượng CTRSH không nhiều.

STT Kết quả đạt được Tồn tại, hạn chế

2

Bộ máy hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã khá chặt chẽ. Có sự phân cấp rõ ràng và mang tính phối hợp cao giữa các cấp, các phòng, ban chuyên môn. Về số lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho công tác bảo vệ môi trường tại các cơ quan quản lý.

3

Các Văn bản ban hành về quy hoạch quản lý CTRSH, quy hoạch khu xử lý CTR theo các giai đoạn cũng như các quy định về công tác thu gom, xử lý CTRSH đã bám sát theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chinh phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thiếu sự hướng dẫn rõ ràng và hỗ trợ kỹ thuật từ UBND thành phố về việc quản lý việc thu gom CTRSH trên địa bàn xã, phường. Công tác quản lý môi trường tại cấp xã chưa được chuyên nghiệp hóa, vì vậy thường dẫn đến tình trạng mỗi xã triển khai theo một phương thức khác nhau.

4

Việc quy hoạch khu xử lý CTRSH và quy hoạch khu dân cư chưa có tầm nhìn dài hạn. Dẫn đến việc khu dân cư năm ngay cạnh khu xử lý CTRSH. Gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân.

5

Việc bố trí kiểm gia giám sát định kỳ và đột xuất công tác thu gom do đơn vị thu gom hoặc đội vệ sinh môi trường thực hiện ở các xã, thị rất ít, chưa thường xuyên, dẫn đến một số xã có tần suất thu gom ít bị tồn động rác gây mất mỹ quan và bị người dân phản ảnh.

STT Kết quả đạt được Tồn tại, hạn chế Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH

1

Công nhân thu gom CTRSH có đầy đủ trang thiết bị, phương tiên đảm bảo thu gom toàn bộ CTRSH trên địa bàn thành phố. Công nhân cũng được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, mức lương và chế độ bảo hiểm, trợ cấp độc hại đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cho công nhân.

CTRSH chưa được phân loại mà thu gom, đổ lẫn với CTRCN, CTNH, phế thải xây dựng gây khó khăn, tốn kém khâu phân loại và gây ô nhiễm môi trường.

2

Hàng năm, UBND tỉnh đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho cấp huyện nói chung và UBND thành phố Hòa Bình nói riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Công tác thu gom rác chưa được triệt để, nhất là đối với các xã mức phát triển kinh tế thấp dẫn đến một lượng lớn CTRSH thất thoát ra ngoài môi trường.

3

Nhận thức của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, xử lý CTRSH sinh hoạt nói riêng đã được cải thiện rõ rệt.

Chưa quản lý, giám sát những cơ sở thu gom chất thải có khả năng tái chế và có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

4 Hình thành được hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH từ thành phố tới các phường, xã và đã hoạt động khá hiệu quả.

Việc phân bổ ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường thấp dẫn đến việc thu hút các doanh nghiệp xử lý CTRSH gặp khó khăn

STT Kết quả đạt được Tồn tại, hạn chế

5

Công tác tuyên truyền về thu gom, xử lý CTRSH sinh hoạt và bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của người dân về việc phân loại rác tại nguồn.

6

Mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xử lý CTRSH theo quy hoạch quản lý chất thải thành phố, tầm nhìn đến năm 2030 chưa được đầu tư đồng bộ (chưa hoàn thiện việc quy hoạch các điểm tập kết trung chuyển CTRSH, chưa đầu tư xây dựng các khu xử lý CTRSH theo quy hoạch đưa ra).

7

Việc phân cấp cho các phường, xã trên địa bàn thành phố tự quản lý việc thu gom CTRSH trên địa bàn có thể gây khó khăn khi áp dụng các đề án về phân loại rác tại nguồn vì hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)