Đánh giá thực trạng quản lý CTRSH thành phố Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 35 - 38)

2.4.2.1. Các tiêu chí cần điều tra chủ yếu

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh bộ máy quản lý: + Số lượng cán bộ công chức đảm nhận công việc;

+ Tỷ lệ công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; + Số lượng cán bộ, công chức có trình độ cao học, đại học, sau đại học... - Nhóm chỉ tiêu phản ánh kinh phí đầu tư cho quản lý CTRSH:

+ Số kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho quản lý CTRSH; + Số kinh phí cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH;

+ Số kinh phí người dân đóng góp.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện quy trình quản lý:

+ Chỉ tiêu về phân loại: Số hộ gia đình phân loại CTRSH rắn sinh hoạt trước khi thu gom. Tỷ lệ hộ cho là cần thiết hoặc không cần thiết phân loại CTRSH tại nguồn;

+ Chỉ tiêu về thu gom: Số lượng công nhân thực hiện thu gom, thời gian thu gom, số lượng phương tiện, công cụ thu gom;

+ Chỉ tiêu về hoạt động vận chuyển: Số lượng phương tiện vận chuyển, khối lượng vận chuyển;

+ Chỉ tiêu về xử lý: Số lượng bãi rác bị ô nhiễm, quá tải…; + Tỷ lệ số hộ phân loại CTRSH tại nguồn.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý:

+ Tỷ lệ CTRSH được thu gom so với lượng phát sinh;

+ Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của người dân như số lượng và tỷ lệ ý kiến đáng giá hài lòng của người dân;

+ Lượng CTRSH phát sinh;

+ Lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển, xử lý.

2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu có liên quan đến tình hình quản lý CTRSH thông qua các phòng ban của UBND thành phố Hòa Bình: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố, Phòng Quản lý đô thị thành phố, Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố, UBND các xã, thị trấn, Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình về thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn nghiên cứu.

- Thu thập thông tin, số liệu từ sách báo, internet, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu có liên quan.

* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp (Dữ liệu sơ cấp là những thông tin, số liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu)

- Để thu thập thông tin sơ cấp, tiến hành phương pháp điều tra mẫu. Thông qua điều tra trực tiếp đối với người dân, tổ thu gom, cán bộ quản lý… bằng nhiều hình thức khác nhau như phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp.

- Phát phiếu điều tra được thực hiện với 3 nhóm điều tra khác nhau gồm có người dân, chính quyền và công nhân VSMT. Nhằm thu thập thông tin về thực trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn từ các khía cạnh khác nhau về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:

+ Tiến hành điều tra tại một số hộ gia đình để có được những thông tin số liệu liên quan đến nhận thức của người dân về phân loại CTRSH, tỷ lệ hài lòng của các hộ đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH;

+ Tiến hành phỏng vấn thông qua phiếu điều tra đối với cơ quan quản lý nhà nước (chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, cán bộ phụ trách về môi trường cấp xã, phường);

+ Tiến hành điều tra đối với cả 03 tổ công nhân VSMT ở 3 xã, thị trấn nhằm thu thập thông tin về những khó khăn, vướng mắc thực tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ.

- Dự kiến nội dung phiếu điều tra đánh giá được thông tin cơ bản theo bảng sau:

Bảng 2.1. Nội dung phiếu điều tra, đánh giá

Tiêu chí Thông tin cần có Cách thu thập

- Đánh giá kết quả thực hiện.

- Thông tin về khó khăn/thuận lợi trong công tác quản lý.

- Đánh giá của người dân về dịch vụ VSMT.

- Khó khăn trong các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

- Phát phiếu điều tra đối với người dân. - Phỏng vấn công chức trực tiếp thực hiện công việc.

- Công tác tuyên truyền.

- Đánh giá của người dân về cách thức, hình thức, nội dung tuyên truyền.

- Phát phiếu điều tra đối với người dân. - Kiểm tra,

giám sát.

- Đánh giá của người dân và công nhân VSMT về công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

- Phát phiếu điều tra đối với người dân và công nhân VSM. - Đánh giá kết

quả thực hiện.

- Đánh giá của cán bộ, công chức và người dân về công tác VSMT trên địa bàn thành phố.

- Phát phiếu điều tra đối với cán bộ, công chức và người dân. - Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý CTRSH.

- Đánh giá của cán bộ cấp trên. - Đánh giá của người dân.

- Phát phiếu điều tra đối với cán bộ, công chức và người dân.

- Nhận thức của người dân.

- Các chỉ tiêu về phân loại CTRSH: Số lượng hộ phân loại, số lượng hộ cho là việc phân loại CTRSH là cần thiết. - Khó khăn trong phân loại RT.

- Đánh giá của cán bộ, công chức và công nhân VSMT về ý thức của người dân.

- Phát phiếu điều tra đối với cả 3 đối tượng điều tra.

- Kinh phí. - Đánh giá của người dân về mức phí

VSMT phải đóng hàng tháng.

- Phát phiếu điều tra đối với người dân.

* Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. - Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả, là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, những yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và vấn đề quản lý CTRSH nói riêng;

+ Phương pháp thống kê so sánh, là phương pháp được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp. Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình lượng CTRSH qua các năm, so sánh lượng vận chuyển, xử lý CTRSH qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)