Bộ máy quản lý hành chính và chính sách trong quản lý CTRSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 61 - 83)

4.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính

Hiện nay, công tác quản lý CTRSH sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình đã có sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, mỗi cấp, mỗi ngành đều có trách nhiệm và giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTRSH. Để công tác quản lý CTRSH có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan từ đó giúp cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 29/11/2017 quy định về phân công, phân cấp quản

lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Quyết định số 18/2019/QĐ- UBND ngày 18/6/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh. Trong đó một số nội dung phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn chính sau:

+ Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trong quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, thẩm định đơn giá, dự toán thu gom xử lý chất thải rắn, quản lý nhà nước trực tiếp đối với chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, bùn thải từ bể tự hoại và hệ thống thoát nước đô thị;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thống nhất quản lý nhà nước đối với chất thải rắn bao gồm: Chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, cơ sở sản xuất mà Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, được giao nhiệm vụ kiểm soát, quản lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

+ Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về dây truyền công nghệ áp dụng các dự án xử lý chất thải rắn trên địa bàn;

+ UBND thành phố có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý giám sát chất thải rắn trên địa bàn. Phê duyệt và ban hành Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH sinh hoạt tại mỗi địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Chủ động bố trí từ ngân sách cấp thành phố và chỉ đạo bố trí từ ngân sách cấp xã để kịp thời hỗ trợ chi phí vận chuyển và xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động cho các đơn vị môi trường. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn (Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng quản lý đô thị) phối hợp cùng đơn vị thu gom, vận chuyển, đơn vị xử lý để giải quyết vấn đề CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố;

+ UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý CTRSH trên địa bàn được giao. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia và giữ gìn vệ sinh môi trường tại nơi cư trú. Mỗi xã, phường cử 01 đồng chí lãnh đạo chịu trách

nhiệm trước UBND huyện và 01 đồng chí cán bộ môi trường phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố tổ chức tốt các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, tham gia kiểm tra, nghiệm thu đánh giá chất lượng và khối lượng các công việc duy trì VSMT do đơn vị chuyên trách thực hiện vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý;

+ Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình được UBND thành phố, UBND phường xã thuê làm đơn vị thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn;

+ Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Bắc Việt là đơn vị xử lý CTRSH cho toàn địa bàn thành phố.

Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTRSH tại thành phố Hòa Bình

4.2.1.2. Ban hành và triển khai các văn bản hướng dẫn trong quản lý CTRSH

Trong những năm qua, chính quyền địa phương từ cấp tỉnh tới cấp thành phố đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường công tác quản lý trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sinh hoạt và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn thành phố nói riêng.

Công tác tuyên truyền được chú trọng, xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH sinh hoạt cũng được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn thành phố. Từ đó, công tác VSMT, cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn.

Bảng 4.7. Tổng hợp văn bản quản lý CTR tại địa phương

STT Tên văn bản Số ký hiệu Thời gian Cơ quan

ban hành

1

Nghị quyết Về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tập trung giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý CTRSH, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, nông thôn”

11-NQ/TU 30/12/2016 Tỉnh ủy

Hòa Bình

2

Quyết định về việc quy định mức thu một số khoản phí trên địa bàn tỉnh 33/2014/QĐ- UBND 28/11/2014 UBND tỉnh 3

Quyết định về phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

42/2017/QĐ-

UBND 29/11/2017

UBND tỉnh

4

Văn bản về việc công bố bộ đơn giá xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 1838/QĐ- UBND 08/12/2017 UBND tỉnh 5

Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo

Quyết định 42/2017/QĐ-

UBND ngày 29/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh

18/2019/QĐ-

UBND 18/6/2019

UBND tỉnh

STT Tên văn bản Số ký hiệu Thời gian Cơ quan ban hành

6

Văn bản về việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố 19/CV- UBND 09/01/2018 UBND thành phố Hòa Bình 7

Kế hoạch quản lý đô thị, VSMT, thu gom CTRSH, cây xanh, điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Hòa Bình 32/KH- TNMT 29/01/2018 UBND thành phố Hòa Bình 8

Kế hoạch quản lý đô thị, VSMT, thu gom CTRSH, cây xanh, điện chiếu sáng trên địa bàn thành phố Hòa Bình 47/CV- UBND 09/02/2019 UBND thành phố Hòa Bình 9

Quyết định ngày ban hành quy định tạm thời giá sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá 02/2017/QĐ- UBND 17/01/2017 UBND tỉnh Hòa Bình

4.2.1.3. Đánh giá thực trạng bộ máy quản lý hành chính và chính sách trong quản lý CTRSH

* Những kết quả đạt được

- Vẫn đề vệ sinh môi trường tại thành phố Hòa Bình đã được tỉnh, thành phố và các cấp chính quyền địa phương quan tâm và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý và xử lý CTRSH.

- Bộ máy hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã khá chặt chẽ. Có sự phân cấp rõ ràng và mang tính phối hợp cao giữa các cấp, các phòng, ban chuyên môn. Về số lượng đội ngũ cán bộ từ huyện đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Các Văn bản ban hành về quy hoạch quản lý CTRSH, quy hoạch khu xử lý CTR theo các giai đoạn cũng như các quy định về công tác thu gom, xử

lý CTRSH đã bám sát theo hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của Chinh phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Những tồn tại, hạn chế

Tồn tại về công tác quản lý CTRSH từ cấp Trung ương:

- Trách nhiệm quản lý chất thải ở cấp trung ương thuộc Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT hiện không có sự phân chia rõ ràng. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự mập mờ trong nhiệm vụ và trách nhiệm tới các cấp địa phương;

- Cụ thể sự phân chia cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm về việc xây dựng các chính sách, chiến lược, pháp luật giữa hai nghành TNMT và Xây dựng là không rõ ràng. Chưa có đơn vị thống nhất quản lý chung đối với vấn đề chất thải rắn đã dẫn đến các bất cập như: Các văn bản, quy chuẩn quy phạm, quy định, kế hoạch tài chính về quản lý CTRSH do nhiều Bộ ban hành, dẫn đến những chồng chéo trong việc triển khai các chương trình quản lý CTR ở địa phương. Ngoài ra, các chính sách và chiến lược quốc gia đã được xây dựng cho việc quản lý CTRSH đô thị nhưng các bộ ngành liên quan chưa ban hành các hướng dẫn hoặc các hướng dẫn có nhưng không nhất quán;

- CTRSH ở vùng nông thôn, làng nghề vẫn chưa xác định được đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đã cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý. Trách nhiệm quản lý CTRSH khu vực nông thôn (bao gồm vai trò, chức năng và các bộ chịu trách nhiệm) không được đề cập trong các nghị định của chính phủ (Giải pháp: Đã được Chính phủ chỉ đạo theo lộ trình thống nhất ngành Tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối quản lý CTR).

Tồn tại về công tác quản lý CTRSH từ cấp địa phương:

- Quy mô dân số trên địa bàn thành phố Hòa Bình nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung vẫn còn nhỏ. Chủ yếu nằm các vùng đô thị dẫn đến việc CTRSH ít, nằm phân tán, khó khăn trong việc thu gom. Việc thu hút dự án đầu tư bằng nguồn xã hội hóa gặp khó khăn, do không đủ lượng rác để kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư khu xử lý;

- Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã lập quy hoạch tổng thể về CTRSH đô thị nhưng chưa được triển khai, điều này có thể phản ánh các ưu tiên của tỉnh nói chung và thành phố Hòa Bình nói riêng đối với các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực quản lý chất thải;

- Ngoài cơ quan đầu mối phụ trách chính trong việc quản lý CTRSH là Sở Tài nguyên và Môi trường (bộ phận chuyên trách là Chi cục Bảo vệ môi trường) thì các Sở, nghành khác có nhiệm vụ, trách nhiệm trong quản lý CTRSH sẽ gặp khó khăn về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Ví dụ như Sở Xây dựng không cán bộ được đào tạo theo chuyên nghành môi trường mà chi có phòng Phát triển đô thị và hạ tầng sẽ phụ trách công việc liên quan đến quản lý CTR trên địa bàn tỉnh;

- UBND cấp xã được UBND thành phố phân công tự quản lý việc thu gom CTRSH trên địa bàn nhưng không có hướng dẫn rõ ràng và hỗ trợ kỹ thuật từ cấp huyện/thành phố. Công tác quản lý môi trường tại cấp xã chưa được chuyên nghiệp hóa, vì vậy thường dẫn đến tình trạng mỗi xã triển khai theo một phương thức khác nhau;

- Cơ quan quản lý cấp xã bao gồm UBND xã, cán bộ chuyên trách môi trường, các trưởng thôn, xóm. Trong đó, Cấp xã là đơn vị quản lý môi trường trực tiếp ở từng địa phương. Do hiện nay chưa có chỉ tiêu biên chế cho nhiệm vụ quản lý môi trường tại cấp xã nên nhiệm vụ trong công tác quản lý môi trường do từng xã sắp xếp 01 cán bộ kiêm nhiệm, thông thường đó là cán bộ phụ trách địa chính sẽ kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, môi trường, khoáng sản) dẫn đến tình trạng chất lượng công việc được giải quyết chưa cao. Hơn nữa, cấp xã chính là nơi tiếp xúc trực tiếp nhất đối với công tác bảo vệ môi trường, nên cần có những cán bộ chuyên trách và có chuyên môn sâu về môi trường;

- Việc quy hoạch khu xử lý CTRSH chưa có tầm nhìn dài hạn. Tại thời điểm phê duyệt quy hoạch, vị trí quy hoạch đảm bảo đúng quy định và các quy chuẩn về xây dựng. Nhưng theo thời gian với tỉ lệ gia tăng dân số lớn như

hiện nay thì việc địa phương cấp đất cho dân ở gần vị trí khu xử lý rác đã được quy hoạch nhưng chưa được triển khai xây dựng diễn ra phổ biến hiện nay, từ đó xảy ra những khiếu nại, kiện cáo đến từ người dân dẫn đến việc triển khai xây dựng các khu xử lý CTRSH gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại nhiều nơi, nhân dân không đồng tình ủng hộ việc xây dựng bãi rác. Ví dụ như tại bãi rác Yên Mông cũ tại xã Yên Mông, còn xảy ra tình trạng nhân dân tụ tập đông người ngăn chặn việc vận chuyển rác đến khu chôn lấp, xử lý hoặc các hộ dân tại khu vực KXL rác Lương Sơn có đơn kiến nghị về ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí do ảnh hưởng của bãi rác;

- Công tác tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm do nhiều nguyên nhân như:

+ Chưa phân bổ được ngân sách đồng đều cho các lĩnh vực, vốn doanh nghiệp khó thu hút nhà đầu tư vì hiệu quả dự án không cao do lượng CTRSH không nhiều;

+ CTRSH tại khu vực nông thôn có tỷ lệ thu gom còn thấp, cự ly vận chuyển xa, việc tập trung xử lý sẽ dẫn đến kinh phí đội lên nhiều. Với kinh phí xử lý rác thấp thì hiệu quả xử lý CTRSH tại một số khu xử lý, bãi chôn lấp chỉ ở mức chấp nhận được nhưng về lâu dài sẽ có những sự cố gây nên hậu quả khó lường trong quá trình hoạt động;

+ Chưa bố trí được quỹ đất trên địa bàn thành phố và dễ vướng phải sự phản đối của người dân địa phương.

- Việc bố trí khu xử lý CTRSH trong đó bao gồm khu bãi đổ thải vật liệu xây dựng là chưa phù hợp với thực tế, hiện tại một số thời điểm còn xảy ra việc đổ thải vật liệu xây dựng không đúng quy định, chưa quản lý được.

- Việc bố trí kiểm tra giám sát định kỳ và đột xuất công tác thu gom do đơn vị thu gom hoặc đội vệ sinh môi trường thực hiện ở các xã, thị rất ít, chưa thường xuyên, dẫn đến một số xã có tần suất thu gom ít bị tồn đọng rác gây mất mỹ quan và bị người dân phản ảnh.

4.2.2. Thực trạng việc thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH

4.2.2.1. Tình hình thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH * Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH

Hình 4.4. Sơ đồ quản lý việc thu gom vận chuyển CTRSH

- Công tác thu gom CTRSH: Ủy ban nhân dân thành phố (cũ) thực hiện việc giao Ủy ban nhân dân các phường, xã chịu trách nhiệm về công tác thu gom CTRSH trên địa bàn (trừ tại các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố, UBND thành phố sẽ tự ký hợp đồng). Tất cả 15 xã, phường của thành phố cũ thực hiện công tác thu gom CTRSH sinh hoạt.

Trong đó:

+ Ủy ban nhân dân các xã: Yên Mông, Thái Thịnh, Hòa Bình, Thống Nhất, Dân Chủ tự thành lập Tổ thu gom CTRSH sinh hoạt để tự đi thu gom CTRSH tại địa bàn xã;

+ Ủy ban nhân dân các phường: Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị,

Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang và các xã: Sủ

Ngòi, Trung Minh chọn hình thức ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom CTRSH sinh hoạt.

- Các phường, xã thực hiện các hình thức khác nhau tại các khu vực khác nhau để phù hợp với thực tế và nâng cao tỷ lệ thu gom CTRSH sinh hoạt. CTRSH sinh hoạt sau khi thu gom được tập kết về các điểm tập kết được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Các chợ có quy mô lớn trên địa bàn thành phố tự chịu trách nhiệm trong việc thu gom và xử lý CTRSH phát sinh. Phần lớn các sạp bán hàng đều không có vật dụng để lưu trữ CTRSH. Thay vào đó, người bán hàng sử dụng bao bì nilon để lưu trữ CTRSH. CTRSH tại chợ sau khi gom sẽ được tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 61 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)