Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 52)

- Về giáo dục và đào tạo: Các nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học, chất lượng học tập không ngừng được nâng cao. Thực hiện Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017 - 2020. Đến nay, toàn thành phố có 36/48 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 75%. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục. Thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, năm 2018 có 93% số hộ, 82% xóm, tổ dân phố, 85% cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn danh hiệu văn hóa.

- Về văn hóa - thông tin - thể thao: Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước. Hướng dẫn các Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Tuyên truyền về thực hiện công tác giải tỏa, xử lý các hành vi vi phạm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn.

- Về công tác y tế: Công tác khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế được thực hiện tốt, thực hiện nghiêm các quy định về tinh thần, thái độ và trách nhiệm phục vụ nhân dân. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được thực hiện thường xuyên, nhất là trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn. Hoàn thành kế hoạch với 100% phường, xã trên địa bàn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế.

- Công tác về dân tộc, tôn giáo: Ủy ban nhân dân thành phố luôn phối hợp với MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội trong công tác tuyên truyền vận động bà con giáo dân chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của địa phương. Các chính sách dân tộc, tôn giáo được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, tạo sự gần gũi, thân thiện, đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn.

* Về dân số và lao động

Dân số ở thành phố Hòa Bình liên tục được tăng qua các năm qua. Năm 2017, dân số toàn huyện là 95.182 người thì sang đến năm 2019, dân số toàn

huyện là 97.462 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức 1%/năm. Điều này cũng làm cho tỷ lệ lao động của huyện cũng tăng lên.

Công tác lao động việc làm, giảm nghèo và các chính sách xã hội thường xuyên được quan tâm. Năm 2018, thành phố đã giải quyết việc làm cho 2720 lao động, đạt 108,8% kế hoạch. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,05%, giảm 60 hộ (0,26%) so với năm 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 57%.

* Đánh giá chung về kinh tế thành phố Hòa Bình

Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hòa Bình có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019, thành phố Hòa Bình phấn đấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 423 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 4.800 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,98%; giải quyết việc làm cho 2.600 lao động trở lên; xây dựng 01 xã đạt nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020... Đồng thời, duy trì 100% xã, phường đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế đến năm 2020 và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

* Tình hình triển khai quy hoạch quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình

- Theo Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố có 02 khu xử lý rác là Khu xử lý rác tại xã Yên Mông và Khu xử lý CTRSH tại xã Thống Nhất (bổ sung mới). Tuy nhiên thành phố chưa được đầu tư xử lý CTRSH. KXL CTRSH tại xã Yên Mông được UBND thành phố lập quy hoạch chi tiết và kêu gọi nhà đầu tư để thực hiện dự án theo hình thức xã hội

hóa, tuy nhiên do chưa được sự đồng thuận của nhân dân trong khu vực, nên chưa thực hiện được, nên đồ án quản lý chất thải rắn điều chỉnh bổ sung khu xử lý dự phòng tại xã Thống Nhất. Hiện nay, đã có một số nhà đầu tư đề xuất khu xử lý CTR tại thành phố Hòa Bình (Công ty TNHH xây dựng và thương mại Vi Anh, Công ty CP năng lượng Thiên Phúc, Công ty CP Kiều Thi, Công ty CP môi trường đô thị Hòa Bình), UBND tỉnh Hòa Bình đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu việc xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu xử lý CTRSH cho thành phố.

Nhận xét:

Sau khi huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào thành phố Hòa Bình. Chắc chắn lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình mới sẽ phát sinh rất lớn. Vì vậy, việc quy hoạch lại khu xử lý CTR là vô cùng cần thiết.

* Hiện trạng phát sinh CTRSH của thành phố Hòa Bình

Theo Báo cáo về việc thực hiện công trình nước thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường của Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình và quá trình khảo sát thực tế cho thấy chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hòa Bình phát sinh từ những nguồn chính sau:

+ Từ sinh hoạt hàng ngày của khu vực dân cư, các hộ gia đình;

+ Từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh như: Khu vực chợ lớn trên toàn địa bàn như chợ Phương Lâm, chợ Nghĩa Phương, chợ Vồ… một số siêu thị trong khu vực như siêu thị Hoàng Sơn, Trung tâm thương mại Vincom, phường Đồng Tiến và một số công ty có số lượng công nhân làm việc và ở nội trú lớn;

+ Từ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trường học; khu vực công cộng như quảng trường, nhà văn hóa thành phố, bệnh viện đa khoa tỉnh.

Hình 3.2. CTRSH từ cơ quan hành chính, chợ trung tâm và từ các hộ gia đình (từ trái sang phải)

Kết quả khảo sát CTRSH sinh hoạt phát sinh:

Bảng 3.1. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm 2019 Nguồn phát sinh Số lượng Lượng thải bình quân (tấn/ngày/đơn vị) Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) Tỷ lệ theo nguồn phát sinh (%)

Khu vực dân cư, các hộ

gia đình 49.062 1,31 x 10

-3 64,32 76,39

Khu chợ lớn, trung tâm

thương mại 32 0,186 5,95 7,07

Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trường học, khu vực công cộng

211 0,066 13,93 16,54

Tổng 84,2 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát sinh CTR trên địa bàn thành phố năm 2019 - UBND thành phố Hòa Bình)

Từ kết quả trên ta có biểu đồ về tỷ lệ thành phần CTRSH theo khối lượng như sau:

76% 7%

17%

Tỷ lệ khối lượng CTRSH theo nguồn phát sinh

Khu vực dân cư, các hộ gia đình

Khu chợ lớn, trung tâm thương mại

Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trường học, khu vực công cộng

Hình 3.3. Tỷ lệ khối lượng CTRSH theo nguồn phát sinh

Nhận xét: Lượng CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình lớn nhất chiếm 90,6% tổng khối lượng CTRSH phát sinh toàn thành phố. Như vậy, việc quản lý CTRSH của các hộ dân trên địa bàn thành phố là vô cùng quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn dân số và kinh tế thành phố đang trên đà phát triển hiện nay.

Cũng theo Báo cáo về việc thực hiện công trình nước thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường năm 2020 của Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình thống kê cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các hộ dân trên thành phố của thành phố hiện nay là khoảng 23.000 tấn/năm (khoảng 64 tấn/ngày đêm) tương đương lượng rác phát sinh trung bình 0,66 kg/người/ngày đêm. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được tính toán dựa trên tổng số dân của thành phố Hòa Bình theo niên giám thống kê năm 2019.

Bảng 3.2. Khối lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình từ năm 2014 - 2019

STT Năm Dân số Khối lượng CTRSH (tấn/ngày đêm) Khối lượng CTRSH (tấn/năm) Tỷ lệ gia tăng CTRSH so với các năm trước (%) 1 2014 92.754 60,3 22009,5 2 2015 93.541 60,8 22192 0,83 3 2016 94.337 61,3 22374,5 0,82 4 2017 95.182 61,9 22593,5 0,98 5 2018 96.039 62,4 22776 0,81 6 2019 97.462 64,4 23141 1,60

Từ số liệu của bảng trên về khối lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh thành phố Hòa Bình từ năm 2005 đến năm 2008 ta có biểu đồ diễn biến phát sinh CTRSH được thể hiện trong hình dưới đây:

30,000 40,000 50,000 60,000 70,000

Khối lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình từ năm 2014 - 2019 (tấn/ngày đêm)

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​ (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)