thương phẩm của 34 loài nghiên cứu
4.1.3.1. Giá thị trường của một số loại gỗ (gỗ hộp)
Được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7: Giá trị thị trường hiện nay (gỗ hộp) của 34 loại cây gỗ (đồng/m3)
TT Tên Việt Nam Giá trị thị trường(đồng) TT Tên Việt Nam Giá trị thị trường(đồng) 1 Tếch 15.500.000 18 Re xanh 4.500.000 2 Chò chỉ 7.500.000 19 Trâm sừng 4.500.000 3 Cẩm lai 12.000.000 20 Giáng hương 13.500.000
4 Dẻ cau 3.500.000 21 Đinh 12.000.000
5 Dẻ gai 3.500.000 22 Dẻ đỏ 7.500.000
7 M.chó LT 3.000.000 24 Kháo vàng 2.500.000
8 Lim xanh 19.500.000 25 Kháo Nhớt 2.500.000
9 Chẹo tía 4.500.000 26 Trai lý 11.000.000
10 Sao đen 8.500.000 27 Sấu 2.000.000
11 Gội nếp 5.000.000 28 Trám trắng 2.000.000 12 Re Gừng 4.500.000 29 Trám chim 2.000.000
13 K.đuôi dông 2.000.000 30 Tô hạp ĐB 3.000.000
14 Dẻ xanh 4.500.000 31 Dạ nâu 3.500.000
15 Lõi thọ 7.500.000 32 Lim xẹt 5.000.000
16 Dền 4.000.000 33 Sồi phảng 4.500.000
17 Hà nu 3.500.000 34 Bời lời BV 3.000.000
(Nguồn tham khảo tại C.ty TNHH Hà Sơn - Lạng Giang - Bắc Giang tháng 7/2008)
Từ bảng 4.7 chính là giá trị thị trường của một số loại cây gỗ hay sử dụng đã được gây trồng tại rừng mẫu. Biết được giá trị của từng loại gỗ sẽ góp phần lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp với mục đích kinh tế, để kinh doanh rừng đạt hiệu quả cao.
4.1.3.2. Phân cấp gỗ theo khối lượng thể tích
Để đánh giá chất lượng thực chất của gỗ có một trong đơn vị thể tích của gỗ người ta dùng khái niệm khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích của gỗ là tỉ số giữa khối lượng gỗ trên một đơn vị thể tích gỗ. Căn cứ vào khối lượng thể tích có thể đánh giá được một phần cường độ và giá trị công nghệ của gỗ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Kết quả phân loại của 34 loài cây bản địa trồng tại rừng mẫu theo khối lượng thể tích như sau:
Bảng 4.8: Bảng phân cấp gỗ theo khối lượng thể tích. Cấp (g/cm) Ký hiệu Loài cây Xếp hạng Đặc biệt nặng (>0,86)
1 Trai lý; Lim xanh; Đinh; Cẩm lai; Giáng hương quả to; Sao đen
Nặng Rất nặng (0,73 - 0,86) 2 Dẻ xanh; Tếch; Chò chỉ; Dẻ cau; Dẻ đá; Dẻ đỏ; Trâm sừng; Lõi thọ. Nặng (0,62 - 0,72)
3 Lim xẹt; Gội nếp; Hà nu; Máu chó lá to; Dẻ gai; Re gừng; Re xanh, Kháo vàng;
Kháo nhớt; Chẹo tía; Dạ nâu; Huỷnh Trung bình Trung bình
(0,55 - 0,61)
4 Sồi phảng; Tô hạp điện biên; Sấu; Dền; Kè đuôi dông
Nhẹ (0,5 - 0,54)
5 Trám trắng; Trám chim; Bời lời ba vì
Nhẹ Rất nhẹ
(<0,49)
6
4.1.3.3. Phân cấp gỗ theo nhóm thương phẩm
Căn cứ để phân loại gỗ theo nhóm thương phẩm là cấu tạo, tính chất cơ lý, độ bền tự nhiên và giá trị kinh tế của loại gỗ.
Nhóm I: Tiêu chuẩn chính của loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường được dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt…
Nhóm II: Tiêu chuẩn chính của loại gỗ trong nhóm này là có tính chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uốn tĩnh, kéo dọc thớ, có trị số lớn nhất. Gỗ nhóm này dùng trong việc xây dựng cầu cống lớn, tà vẹt,…
Nhóm III: Tiêu chuẩn chính của loại gỗ trong nhóm này là có tính chất cơ lý cao nhưng kém hơn nhóm II. Yêu cầu chính là gỗ phải dẻo dai.Các loại gỗ nhóm này dùng làm vỏ tàu thuyền, làm dụng cụ thể dục thể thao,…
Nhóm IV: Tiêu chuẩn chính của loại gỗ trong nhóm này là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, ít co dãn. Nhóm này thích hợp cho đóng thùng dựng chất lỏng, đồ mộc tốt,…
Từ nhóm V đến nhóm VIII: Tiêu chuẩn để dựa vào là khối lượng thể tích, cường độ, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng giảm dần. Gỗ của nhóm V, VI dùng cho đồ mọc thông dụng, xây dựng công trình, nhà cửa kiên cố,… Gỗ nhóm VII, VIII dùng cho xây dựng tạm thời, cốt pha… [27]
Bảng 4.9: Phân loại giá trị gỗ theo nhóm thương phẩm
Nhóm Loài cây Cấp
I Cẩm lai, Giáng hương quả to
I II Lim xanh, Đinh, Trai lý
III Tếch, Chò chỉ, Sao đen, Huỷnh
IV Re gừng, Re xanh, Hà nu, Gội nếp, Bời lời Ba vì
II V Dẻ cau, Dẻ gai, Dẻ đá, dẻ xanh, Dẻ đỏ, Kè duôi dông,
Chẹo tía, Lõi thọ, Dền (na hồng), Trâm sừng, Tô hạp điện biên, Dạ nâu, Lim xẹt
VI Máu chó lá to, Kháo vàng, Kháo nhớt, Sồi phảng, Sấu VII Trám trắng, Trám chim
III VIII
Qua bảng phân loại trên ta thấy các loại gỗ tại nơi điều tra có giá trị thương phẩm rất đa dạng. Tại khu vực nghiên cứu một số loài cây có giá trị thương phẩm cao. Có loài cây được phân bố tự nhiên như Lim xanh một số loài cây khác đã gây trồng như: Đinh, Cẩm lai, Trai lý, Sao đen, Chò chỉ…