Trước khi trồng rừng mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp và lựa chọn cây trồng bản địa tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc hữu lũng lạng sơn​ (Trang 29 - 30)

Tại khu vực Hữu Lũng – Lạng Sơn trong những năm 60 của thế kỷ 20, nơi đây đã có những cánh rừng Lim xanh tự nhiên gần như thuần loài, đường kính to đến 1 – 1,2 m (Phùng Ngọc Lan, 1962). Rất tiếc là con người đã xóa đi những “di sản thiên nhiên” quý báu của thảm thực vật cổ xưa. Qua khai thác nhiều lần biến thành trảng cây bụi, trảng cỏ guột. Tại đây bắt đầu xuất hiện những loài cây có khả năng chống lửa cao như Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Thẩu táu (Aporosa

sp), sau đó đến tái sinh Sau sau (Liquidamba formosana) và hình thành nên quần

thể rừng sau sau thuần loài, một loài cây rụng lá điển hình ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Sau sau là loài cây ưa sáng, tán thưa, độ tàn che của rừng khoảng 0,4 – 0,5 rất thích hợp cho tái sinh của loài Lim xanh. Một thế hệ cây Lim xanh mới được hình thành dưới tán rừng Sau sau và tham gia vào tổ thành của rừng sau này. Ngoài ra còn có các loài cây hỗn giao lá rộng khác như Kháo (Phoebe sp), Re (Cinnamomum sp), Dẻ gai (Castanopsis sp), Dẻ đá (Lithocarpus sp) … [ 13]

(Nguồn: Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam - GS,TS Phùng Ngọc Lan chủ biên, 2006)

Khu vực nghiên cứu là rừng Lim xanh gần như thuần loài bị khai phá làm nương trồng sắn nhiều lần trong một thời gian dài, đất đai bị thoái hóa, năng xuất cây trồng thấp rồi được bỏ hóa tự nhiên để trảng cỏ được phục hồi trở thành trảng cỏ cây bụi và trảng cây bụi. Từ năm 1993 đến nay thực hiện chương trình 327 và 661. Trại thực nghiệm đã tiến hành trồng rừng cây bản địa trên diện tích 64,42 ha với 34 loài cây.

* Điều tra bổ sung các nhân tố tự nhiên trước khi trồng:

- Loại đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, thành phần cơ giới của đất thịt trung bình, độ dầy tầng đất từ 46 đến 60 cm, tỉ lệ đá lẫn ít, không có đá nổi.

- Thực bì: Chủ yếu là lau chít, chè vè, cây bụi và có ít tái sinh ưa sáng mọc nhanh, độ che phủ của thực bì từ 60 đến 75%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp và lựa chọn cây trồng bản địa tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc hữu lũng lạng sơn​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)