Kết quả điều tra sinh trưởng của cây trồng bản địa tại rừng mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp và lựa chọn cây trồng bản địa tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc hữu lũng lạng sơn​ (Trang 40 - 41)

- Mô hình rừng cây mẫu tại Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông Lâm Đông Bắc được xây dựng từ năm 1993 đến nay. Khi trồng đã sử dụng một cách triệt để lớp cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh kết hợp với trồng các loài Keo hợp lý. Đến nay mô hình rừng cây mẫu đã sưu tập trồng hơn 34 loài thân gỗ trên diện tích 64,42 ha. Mô hình này không chỉ làm nhiệm vụ sưu tập, lưu giữ, bảo tồn nguồn thực vật phong phú của vùng mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, học tập của học sinh, sinh viên và tiến tới cung cấp nguồn giống để phát triển nguồn giống lâu dài.

* Tỷ lệ sống:

Sau hơn 10 năm, đa số các loài cây lá rộng bản địa đều sinh trưởng bình thường đến xanh tốt. Trong 34 loài có trong mô hình có tới 29 loài sinh trưởng bình thường đến xanh tốt (chiếm 85,29%), các loài cây này kết hợp với những cây tái sinh đã tạo nên một quần thể rừng khá ổn định. Còn lại 14,71% sinh trưởng kém, sâu bệnh nặng hoặc sinh trưởng phát triển kém do khí hậu, độ cao và đất đai không thích hợp. Đây là tỷ lệ sống và thích nghi khá cao trong việc trồng rừng cây bản địa.

* Tuổi cây trồng:

Do tập đoàn cây trồng ở mô hình rừng cây mẫu tiến hành trong nhiều năm nên tuổi cây trong mô hình là khác nhau, điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1: Tuổi cây rừng mẫu nghiên cứu

Năm trồng 1993 1994 1995 1996 1997

Tuổi cây (năm) 15 14 13 12 11

4.1.1. Đánh giá sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vútngọn (HVN), đường kính tán (DT) và chiều cao dưới cành (HDC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp và lựa chọn cây trồng bản địa tại trại thực nghiệm trường trung cấp nghề cơ điện và kỹ thuật nông lâm đông bắc hữu lũng lạng sơn​ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)