3.3.2.1. Điều tra tại hiện trường
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan, các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu, về kỹ thuật gây trồng các loài cây bản địa.
- Sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu, chọn ra các diện tích điển hình để lập tuyến điều tra.
- Thu thập số liệu sinh trưởng của 34 loài cây ở các tuổi khác nhau (trên cơ sở đã lập tuyến điều tra) trên cùng một điều kiện lập địa.
* Lập tuyến điều tra: căn cứ vào mật độ trồng, công thức trồng của từng lâm phần để xác định số tuyến điều tra. Mỗi lâm phần điều tra chỉ lập ba tuyến ở vị trí đỉnh, sườn và chân đồi. Bố trí tuyến theo các băng bậc thang theo đường đồng mức, mối tuyên đi điều tra 3 hàng (rộng 12 m dài hết lâm phần), điều tra tất cả các cây trồng trên tuyến. (cây trên băng bậc thang)
- Điều tra trên tuyến: Nhận xét chung về các đặc điểm, vị trí, độ dốc, hướng dốc.. độ cao được xác định bằng bản đồ địa hình, độ dốc được xác định bằng địa bàn. Các chỉ tiêu cần điều tra là:
+ Đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng thước kẹp kính theo hai chiều Đông tây – Nam bắc rồi tính giá trị trung bình. Trường hợp cây lớn quá dùng thước dây đo chu vi sau đó tính ra đường kính. Đơn vị tính là cm.
+ Đo đường kính tán (DT) bằng thước sào theo hai chiều Đông tây – Nam bắc rồi tính giá trị trung bình. Đơn vị tính là m
+ Đo chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dưới cành (HDC) bằng sào cao 4 m (có khắc vạch đến cm) và thước Bulây. Đơn vị tính là m.
* Đánh giá chất lượng cây rừng: Kết hợp với điều tra sinh trưởng để phân loại phẩm chất cây trồng theo 3 cấp bằng mục trắc:
+ Cây tốt (T): Có thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cây cân đối, không cong queo, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt.
+ Cây trung bình (TB): Có thân cân đối, tán đều, không cụt ngọn, không cong queo, sinh trưởng bình thường.
+ Cây xấu (X): Cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán lệch, sinh trưởng kém.
* Đánh gía sâu bệnh: Khi tiến hành đo cây xong, đánh giá luôn tình hình sâu bệnh bằng mục trắc.
* Các mẫu biểu điều tra:
Bảng 3.1: Điều tra sinh trưởng của cây trồng bản địa
Địa điểm; Vị trí tuyến ĐT;
Hướng dốc; Ngày điều tra;
Độ dốc; Người điều tra;
TT T Loài cây D00(cm) D1.3(cm) HDC (m) HVN (m) DT(m) Sinh trưởng, hình thái Phân cấp theo tính kháng sâu bệnh ĐT NB TB ĐT NB TB ĐT NB TB T TB X M TB Y 3.2.2.2. Xử lý số liệu * Phân tích tổng hợp.
* Sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu.
- Xác định đặc trưng mẫu (Xtb, S2, S, S%...) cho cả 4 nhân tố điều tra: D1.3, DT, HDC, HVN.
- Tính hệ số biến động theo công thức:
S% = (S/Xtb) x 100 (3.1)
- Tính lượng tăng trưởng bình quân năm của các chỉ tiêu theo công thức:
a X
X
(3.2)
Với X D1.3 ;HVN;DT;HDC và a là tuổi của lâm phần