(1). Phân cấp theo tốc độ sinh trưởng, 3 cấp: - Nhanh.
- Trung bình. - Chậm.
(2). Phân cấp theo khối lượng thể tích gỗ, 6 nhóm thành 3 cấp: Nặng; Trung bình; Nhẹ [23] Cấp 1 – Nặng: - Đặc biệt nặng: 0,86 (g/cm3) trở lên. - Rất nặng: 0,73 - 0,85 (g/cm3). Cấp 2 – Trung bình: - Nặng: 0,62 – 0,72 (g/cm3). - Trung bình: 0,55 - 0,61 (g/cm3). Cấp 3 – Nhẹ: - Nhẹ: 0,50 – 0,54 (g/cm3). - Rất nhẹ: 0,49 (g/cm3) trở xuống.
(3) Phân cấp theo giá trị kinh tế hay ý nghĩa sản phẩm: Căn cứ vào cấu tạo và công dụng của gỗ, phân ra làm 8 nhóm. Kết hợp với việc tìm hiểu giá gỗ trên thị trường hiện nay để làm căn cứ đánh giá giá trị kinh tế của loài cây phân chia làm 3 cấp:
- Cao: Gỗ thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III.
- Trung bình: Gỗ thuộc nhóm VI, nhóm V, nhóm VI. - Thấp: Gỗ thuộc nhóm VII, nhóm VIII.
(4). Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn, phân cấp và xếp hạng các loài cây để tìm ra những loài có triển vọng cho trồng rừng, phục hồi rừng.
Từ các kết quả tính toán được tiến hành phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao.
- Tốc độ tăng trưởng đường kính ngang ngực D1.3 của các cây bản địa được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2: Bảng phân cấp tăng trưởng đường kính ngang ngực cây bản địa
Cấp đường kính Nhóm loài cây Điểm
Cấp 1: > 1,00 cm/năm 1
Cấp 2: (0,65 – 1,00) cm/năm 2
Cấp 3: < 0,65 cm/năm 3
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao vút ngọn của các cây bản địa được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Bảng phân cấp tăng trưởng chiều cao vút ngọn cây bản địa
Chiều cao vút ngon Nhóm loài cây Điểm
Cấp 1: >0,92 m/năm 1
Cấp 2: (0,56 – 0,92) m/năm 2
Cấp 3: < 0,56 m/năm 3
Tổng hợp điểm về tăng trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn (HVN), tính điểm trung bình và phân cấp cây trồng như sau:
- Cấp 1 (nhanh): ≤1.5 điểm. - Cấp 2 (trung bình): 1.6 – 2.5 điểm. - Cấp 3 (chậm): > 2.5 điểm.
* Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để so sánh và tìm ra những cây có triển vọng nhân rộng.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn sau:
(1). X1 (Tốc độ sinh trưởng: Cấp 1;2;3 tương ứng với Nhanh; Trung bình; Chậm).
(2). X2 (Giá trị king tế: Cao, nhóm I,II,III; Trung bình, nhóm IV,V,VI; Thấp, nhóm VII,VIII).
(3). X3 (Khả năng thích ứng: Cao, Trung bình, Thấp). (4). X4 (Tính khắng sâu bệnh: Mạnh, Trung bình, Yếu). (5). X6 (Hình thái thân cây: Tốt, Trung bình, Xấu).
(6). X7 (Khả năng về nguồn giống: Nhiều, Trung bình,ít). (7). X8 (Mức độ gây trồng: Dễ, Trung bình, Khó)
(8). X5 (Khối lượng thể tích gỗ: Nặng, Trung bình, Nhẹ). * Phương pháp xác định các tiêu chuẩn để đánh giá tổng hợp.
Theo nhiều chuyên gia: Lựa chọn loài cây bản địa trồng phù hợp trước hết cần căn cứ vào tốc độ sinh trưởng, hiệu ích kinh tế, tính thích ứng, tính kháng sâu bệnh, khả năng cung cấp nguồn giống, tính mỹ quan, khả năng phát huy chức năng sinh thái của loài cây được lựa chọn…Tính thích ứng của loài cây được thể hiện bởi tính chịu bóng, tính chịu hạn, chịu đất nghèo, khả năng kháng bệnh, tính mỹ quan và hiệu ích sinh thái… đây cũng là 8 tiêu chí quan trọng làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng. Trong đó đánh giá về hiệu ích sinh thái, tính thích ứng và khả năng gây trồng… được coi là đánh giá mang tính tổng hợp.
Trong 8 tiêu chuẩn đánh giá, mức độ quan trọng không như nhau vì vậy cần lựa chọn trọng số cho từng tiêu chuẩn. Trọng số của mỗi một tiêu chuẩn phản ánh mức độ quan trọng của tiêu chuẩn đó. Trong 8 tiêu chuẩn đánh giá chọn loại cây trồng, trọng số được cho như sau:
- X1 (Tốc độ sinh trưởng) = 0,3 - X2 (Giá trị king tế) = 0,2 - X3 (Khả năng thích ứng) = 0,1 - X4 (Khả năng chống sâu bệnh) = 0,1 - X5 (Hình thái thân cây) = 0,1 - X6 (Khả năng về nguồn giống) = 0,1 - X7 (Mức độ gây trồng) = 0,05 - X8 (Khối lượng thể tích gỗ) = 0,05
Độ lớn của trọng số thể hiện sự chú trọng của chuyên gia đến tầm quan trọng của từng tiêu chuẩn đánh giá (tầm quan trọng thể hiện theo không gian và thời gian). Từ giá trị của trọng số nêu trên có thể thấy các chuyên gia rất
quan tâm đến tốc độ sinh trưởng và giá trị kinh tế, ngoài ra còn quan tâm đến khả năng chịu đất khô và nghèo dinh dưỡng, tính mỹ quan và hiệu ích sinh thái… * Phương pháp đánh giá tổng hợp và phân cấp các loài cây bản địa trồng tại rừng mẫu.
Các loài được đánh giá thông qua cho điểm từng tiêu chí các (Xab), Pab là trọng số của các tiêu chuẩn (cũng là trọng số của các tiêu chí), Yab là trị số tổng hợp. Trị số tổng hợp được xác định như sau:
Yab= Xab/3*Pab
Kết quả đánh giá cho điểm được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 3.4. Bảng đánh giá tổng hợp và phân cấp cây trồng bản địa.
TT Loài cây
Trọng số (điểm) của các tiêu chí Cấp
0,3 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,05 0,05
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 Y
Ví dụ đánh giá:Nếu một cây nào đó có:
- Tốc độ sinh trưởng: + Nhanh tương ứng X1 = 3 thì Y1 = 3/3 * 0,3 + Trung bình tương ứng X1= 2 thì Y1= 2/3 * 0,3 + Chậm tương ứng X1 = 1 thì Y1= 1/3 * 0,3 - Giá trị kinh tế : + Cao tương ứng X2 = 3 thì Y2= 3/3 * 0,2
+ Trung bình tương ứng X2 = 2 thì Y2= 2/3 * 0,2 + Thấp tương ứng X2= 1 thì Y2 = 1/3 * 0,2
* Phương pháp phân cấp: Căn cứ vào mức độ cao thấp của trị số tổng hợp (Y) tiến hành phân 4 cấp.
- Cấp I: Y > 0,85.
- Cấp II: Y từ 0,75 – 0,85. - Cấp III: Y từ 0,65 – 0,75. - Cấp IV: Y < 0,65.
Chương 4
Kết quả nghiên cứu và thảo luận