Mô hình ―Làng mới‖ ở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã mai sơn, huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2016 2020​ (Trang 25)

Hàn quốc vào những năm 1960 vẫn là một nƣớc chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn. Những suy nghĩ mang tính thụ động và ỷ lại ở phần đông nông dân cần đƣợc thay đổi; do vậy, các chính sách mới khơi dậy đƣợc niềm tin và tính tích cực đối với việc phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của đội ngũ nông dân ở khu vực nông thôn

Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho ngƣời dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù sáng tạo và mang tính cộng đồng.

Phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất, tạo động lực cho phát triển là ― phát triển tinh thần của ngƣời nông dân‖, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân

Một số hoạt động của mô hình ―Làng mới‖ trong việc nâng cao vai trò của ngƣời dân trong việc tham gia xây dựng mô hình.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, tổ chức từ Cơ sở đến Trung ƣơng. Cấp đƣợc coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên đƣợc tiến hành là bầu cử ra một tổ chức ở cấp cơ sở đƣợc gọi là ―Ủy ban Phát triển Làng mới‖

- Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm:

Nhà nƣớc hỗ trợ vật tƣ, nhân dân đóng góp công, sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nƣớc giảm dần khi quy mô của địa phƣơng và sự tham gia của dân gia tăng. Nông dân chủ động trong vấn đề ra quyết định thứ tự ƣu tiên, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu và giám sát công trình.

- Một số kết quả đạt đƣợc từ phong trào ―Làng mới‖:

Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau 08 năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Trong vòng 20 năm, rừng đã đƣợc che phủ khắp nƣớc và trong vòng 06 năm, thu nhập bình quân các nông hộ gấp 3 lần, tình hình thƣơng mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở vật chất, đƣờng làng nhà xƣởng, hệ thống cung cấp nƣớc, điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích lũy vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trƣờng…

Đầu tƣ phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn đƣợc khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào ―Làng mới‖ là một trong số những mô hình phát triển nông thôn cần đƣợc nghiên cứu và áp dụng một cách chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nƣớc ta

* Từ những thành tựu đã đạt đƣợc trong việc quy hoạch nông thôn mới trên thế giới, họ đã đƣa ra có một số kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới nhƣ:

Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phƣơng châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, ―Nhà

Nƣớc bỏ ra 1 vật tƣ, nhân dân bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của‖. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ƣu tiên làm trƣớc, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình.

Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đƣợc xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng nhƣ có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất.

Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, xác định nhân tố quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Nhà nƣớc xây dựng các trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lƣới trƣờng nghiệp vụ của các ngành ở địa phƣơng. Nhà nƣớc đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1 - 2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực nhƣ kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.

Thứ tƣ: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn: Thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phƣơng.

Thứ năm: Thành lập và phát triển các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Với vai trò của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác.

Thứ sáu: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vƣờn ƣơm và trồng rừng để hƣớng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng.

1.3. Vấn đề quy hoạch T ở Việt am

1.3.1. Tình hình chung về xây dựng nông thôn mới của cả nước

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế, trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, sở dĩ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và có những thành tựu to lớn, là bởi các chính sách của Ðảng và Nhà nƣớc ta phù hợp với tình hình thực tiễn, nên đƣợc ngƣời dân cả nƣớc, nhất là nông dân hƣởng ứng và lao động sáng tạo.

Nổi bật nhất là các chính sách và sự chỉ đạo về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu để nông nghiệp từng bƣớc hiện đại hóa. Ðó là việc rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo đó, các cơ quan khoa học đã tăng cƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất giống, canh tác, chăm sóc, tăng cƣờng cơ giới hóa khâu sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Cùng với các chính sách lớn để ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tƣ cho tam nông trong vòng ba năm qua đã lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần so với ba năm từ 2006 đến 2008. Trong phân bổ đầu tƣ đã thực hiện tốt chủ trƣơng hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lƣợng sau thu hoạch. Coi trọng hơn công tác khuyến nông, công tác thú y, bảo vệ thực vật... đã tích cực và thiết thực giúp nông dân áp dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Tuy vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách tam nông trong những năm qua vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Nổi lên là việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại còn chậm và chƣa thật gắn kết với xây dựng nông

thôn mới. Những số liệu điều tra của ngành thống kê cho thấy một nghịch lý. Các vùng đất nông nghiệp rộng lớn thì có tỷ lệ lao động thấp, phân bố lao động lại chƣa phát huy đƣợc lợi thế về đất đai tạo ra sự dịch chuyển lao động rất lớn từ nông thôn ra thành thị. Ví nhƣ vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lƣợng lao động, còn khu vực Tây Nguyên rộng lớn chỉ chiếm 5,8% lao động. Ðáng chú ý là sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp ba năm gần đây có những biến động tiêu cực do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới. Nếu trƣớc năm 2008 lao động nông nghiệp đã giảm từ 54,7% vào năm 2006 xuống 47,7% vào năm 2008 thì năm 2009 tỷ lệ lao động nông nghiệp lên đến 53,9% và năm 2010 là 59,1% do việc cắt giảm mạnh lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ .

Xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình quốc gia với những quyết sách lớn và tầm nhìn xa của Ðảng và Nhà nƣớc. Trong đó nội dung lớn xuyên suốt là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới ở thế kỷ 21.

Ðể phát triển nền nông nghiệp hiện đại gắn liền với xây dựng nông thôn mới, trƣớc tiên cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến gắn với quy hoạch các điểm dân cƣ nông thôn. Trên nền tảng của quy hoạch cần thiết phải điều chỉnh để tiếp tục triển khai xây dựng các chƣơng trình phát triển nông nghiệp một cách khoa học và xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới.

Ði vào hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì quy hoạch phải làm trƣớc. Do đó, trong công tác quy hoạch nông nghiệp và nông thôn cần thiết phải tính toán một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền và liên vùng để tránh sự lãng phí và những mâu thuẫn của quá trình phát triển.

mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nƣớc thì quy hoạch phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, chƣơng trình hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Công tác quy hoạch phát triển nông thôn ở nƣớc ta có những bƣớc tiến bộ và thu đƣợc những thành tựu trên nhiều mặt. Trong đó, kinh tế đang chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển nông – lâm – ngƣ nghiệp gắn liền với công nghiệp, chế biến và dịch vụ. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại hơn, nâng cao chất lƣợng sống của nhân dân, đồng thời gắn liền sự phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Năm 2012, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị tổng kết chƣơng trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011 đã đánh giá: Sau 4 năm (2009 -2012) triển khai thực hiện thí điểm xây dựng chƣơng trình nông thôn mới tại 11 xã do Trung ƣơng chỉ đạo. Kết quả đạt đƣợc ở mỗi xã khác nhau nhƣng đã hình thành mô hình nông thôn mới với sản xuất phát triển nhƣ các xã Tân Thông Hội (TPHCM), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thịnh (Lạng Sơn)... đã hình thành đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của ngƣời dân các xã thí điểm tăng hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã đƣợc cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; bản sắc văn hóa đƣợc gìn giữ, trình độ dân trí và chất lƣợng hệ thống cơ sở đƣợc nâng cao.

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay có thể nói còn rất mới mẻ, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Đây lại là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có đầu tƣ thích đáng về thời gian và tiền của nên nhìn

chung chúng ta còn thiếu hụt về thông tin, về phƣơng pháp luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Do vậy chúng ta cần phải tiếp tục có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện dần phƣơng pháp luận cũng nhƣ tích luỹ dần kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời làm phong phú thêm nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu sau này.

Thực tế hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 26/TQ-TW , các Bộ, ngành đã sớm ban hành các văn bản, thông tƣ và các cuốn sổ tay hƣớng dẫn công tác quy hoạch. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của các tỉnh, thành phố đã sớm cụ thể hoá các nội dung quy hoạch nông thôn mới nhƣ ban hành đề cƣơng, định mức, xây dựng quy hoạch mẫu ở một số xã để rút kinh nghiệm, tổ chức các cuộc họp với các đơn vị tƣ vấn, ban chỉ đạo huyện để triển khai công tác quy hoạch. Do vậy, đến nay số xã trong diện triển khai thí điểm đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chung là 1.040 xã (11,67%) với 200 xã đã hoàn thành một số quy hoạch chi tiết cần thiết (khu dân cƣ và trung tâm xã, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp); số xã đã hoàn thành đồ án quy hoạch chung, chờ thẩm định là 1.083 xã (12,15%). Số xã đang triển khai lập đồ án quy hoạch là 2.732 xã (30,66%). Mô hình nông thôn mới theo 19 tiêu chí đã đƣợc hình thành, khẳng định việc lấy xã làm địa bàn tổ chức thực hiện và tổ chức xây dựng mô hình theo Bộ tiêu chí nông thôn mới là phù hợp. Chƣơng trình đã góp phần xác định rõ hơn những nội dung về huy động nội lực, cách thức để ngƣời dân thực sự là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới .

* Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới đã bộc lộ một số hạn chế:

- Phần lớn các xã đã quá chú trọng đến đầu tƣ xây dựng cơ bản mà chƣa quan tâm đúng mức sản xuất. Có mô hình sản xuất còn quá thiên về nông nghiệp, chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng vào phát triển ngành nghề, công nghiệp nông thôn, dịch vụ và các vấn đề văn hóa. Nội dung dân chủ chƣa

đƣợc thể hiện rõ trong các dự án, đa số các xã đều dàn trải mong muốn thực hiện nhiều vấn đề mà chƣa xác định rõ những nội dung trọng tâm để triển khai thực hiện.

- Phƣơng châm của chỉ đạo xây dựng mô hình là dựa vào nguồn lực tại chỗ là chính, Nhà nƣớc hỗ trợ một phần, nhƣng chỉ khoảng một nửa số xã tự huy động đƣợc sự đóng góp của ngƣời dân từ 47-55% tổng vốn đầu tƣ, các xã còn lại có mức huy động chỉ đạt 10% tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tƣ của Nhà nƣớc còn phổ biến.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho các xã đòi hỏi vốn lớn nhƣng đến nay ngoài nguồn vốn thông qua một số chƣơng trình dự án của Bộ NN&PTNT, của tỉnh còn lại là Bộ, ngành khác chƣa có sự quan tâm đầu tƣ thỏa đáng.

- Chƣơng trình này, từ khi xây dựng và thông qua đã không xác định rõ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc và không đƣợc ghi vốn riêng. Do vậy, khi triển khai đã thiếu nguồn lực cụ thể, không thể tạo ra động lực thu hút nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Do không có nguồn vốn riêng cho chƣơng trình, các dự án mô hình đều phụ thuộc vào việc lồng ghép các chƣơng trình rất thụ động, không thƣờng xuyên và hiệu quả rất hạn chế.

- Việc phối hợp tổ chức thực hiện mô hình của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở chƣa tập trung đồng bộ; đội ngũ cán bộ xã tuy có đƣợc đào tạo nhƣng trình độ vẫn còn hạn chế, chƣa nắm vững yêu cầu và phƣơng pháp triển khai dự án, nhiều xã điểm chƣa phát huy đƣợc tiềm năng sẵn có, việc nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn.

- Một trong những nhƣợc điểm quan trọng nhất là việc thực hiện chƣơng trình vẫn chủ yếu xuất phát từ mong muốn của cấp trên đƣa xuống, sự tham gia của ngƣời dân từ khâu đề xuất những công trình thiết yếu cho đời sống, sản xuất…đến việc quản lý điều hành còn rất yếu, nhiều nơi ngƣời dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã mai sơn, huyện lục yên, tỉnh yên bái giai đoạn 2016 2020​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)