Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhƣng với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Mai Sơn (huyện Lục Yên) đã có những chuyển biến tích cực, những con đƣờng bê tông khang trang, sạch sẽ nối liền các thôn, bản gần xa; những mái trƣờng với đầy đủ trang thiết bị học tập; những mô hình chăn nuôi tiền tỷ, quy mô lớn... Đặc biệt, chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc quan tâm. Mai Sơn đã huy động, phát huy tốt các nguồn lực đầu tƣ trong việc hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, phát triển kinh tế, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất… Đến nay, toàn xã có 67 tuyến đƣờng với tổng chiều dài đƣờng trục xã 42,6 km, trong số đó gần 20 km
đã nhựa hóa, bê tông hóa. Nhờ đó, hoạt động giao thƣơng, phát triển kinh tế của ngƣời dân có nhiều thuận lợi, góp phần tích cực cho chƣơng trình XDNTM. Diện mạo nông thôn ở Mai Sơn có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ngày càng nâng cao.
Xã đã và đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, từ đó nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Đó là các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, hiệu quả cao nhƣ: chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản, chăn nuôi gà, ba ba, sản xuất lúa hàng hóa cánh đồng mẫu lớn, trồng cây măng mai. Cùng với đó, xã cũng tập trung huy động mọi nguồn lực cho thực hiện Chƣơng trình XDNTM; các tổ chức đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên của mình tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của kết hợp nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc để thực hiện có hiệu quả mô hình XDNTM; tiếp tục chú trọng vào đầu tƣ xây dựng, mở rộng các công trình đƣờng giao thông nông thôn…
Xã Mai Sơn là một xã thuần nồn miền núi thuộc phía bắc của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cần phải xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có hạ tàng kinh tế xã hội hiện đại và môi trƣờng trong lành, sạch đẹp, tạo một diện mạo mới cho nông thôn của xã.
Vì vậy Xây dựng quy hoạch NTM là sự cần thiết để xã phấn đấu đạt mục tiêu của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông tôn mới của chính phủ và để triển khai thực hiện tốt quy hoạch NTM trên địan bàn xã, nhằm lồng ghép các chƣơng trình dự án huy động nguồn lực, nhân dân xây dựng NTM .
hƣơng 2
Ụ TIÊU, ỐI TƢỢ G, PHẠ VI, ỘI DU G VÀ PHƢƠ G PHÁP GHIÊ ỨU
2.1. ục tiêu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch xây dựng xã Mai Sơn hƣớng tới năm 2020 trở thành một xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn xã giaiđoạn 2011 - 2015
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu toàn bộ đất đai và hạ tầng kỹ thuật khu vực xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Đối tƣợng quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng và sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, bền vững theo yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Phạm vi quy hoạch theo ranh giới hành chính vực xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái với quy mô quy hoạch.
2.3. ội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
-Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2015 theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM ; Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2015 theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM ;
- Công tác quy hoạch (1 tiêu chí) - Về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) - Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) - Về văn hóa - xã hội - môi trƣờng (4 tiêu chí) - Về hệ thống chính trị (2 tiêu chí)
2.3.3. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2020. tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2020.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thu thập những tài liệu thứ cấp đã có trên địa bàn. Các tài liệu kế thừa gồm:
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và đặc điểm nguồn gốc tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc trên địa bàn xã Mai Sơn
- Tài liệu kinh tế xã hội: Tài liệu về dân số, lao động, thành phần dân tộc, tài liệu về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và địa phƣơng liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của xã.
- Thu thập bản đồ địa phƣơng: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ điện, nƣớc…
- Tài liệu về kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã đã đƣợc phê duyệt
- Những thông tin số liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trƣớc đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình xây dựng nông thôn mới dựa trên các tiêu chí mà nhà nƣớc quy định
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
- Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời dân về đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp…để làm căn cứ xây dựng phƣơng án quy hoạch.
- Gặp gỡ cán bộ xã đại diện cho từng vùng để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trƣờng.
- Thông qua ngƣời dân đề xuất phƣơng án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phƣơng án, đƣa ra các giải pháp thực hiện (Phƣơng pháp PRA – phƣơng pháp có sự tham gia của ngƣời dân).
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp đƣợc sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…để lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất.
2.4.4. Phương pháp phân tích thị trường và dự báo tiềm năng cho phát triển
Dự báo dân số trong tƣơng lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tƣơng lai. Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lƣợng lao động trong toàn vùng và tiểu vùng. Cách tính dân số phát triển tự nhiên:
NT = No 100 P + 1 t hay NT = No 100 v P + 1 t (2.1)
Trong đó: NT là dân số tƣơng lai, ngƣời No là dân số hiện tại, ngƣời
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học ( do nhập vào hay chuyển đi), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
Biểu thức: 100 v P + 1 đƣợc tính sẵn ứng với P cho trƣớc.
Dựa vào cơ cấu lao động ta tính đƣợc số lao động tăng tự nhiên. Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu cầu lao động (N1đ ).
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, định mức lao động từng các ngành, từng đối tƣợng (loại cây trồng, loại gia súc, loại công việc) để xác định nhu cầu lao động qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ năng lao động hiện thực quy trình công nghệ, xác định yêu cầu, trình độ lao động, nghề nghiệp.
N1đ = ) ( 100 100 C B Ax
Trong đó: N1đ là dân số theo nhu cầu lao động
là tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất B(%) là tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ
C(%) là tỷ lệ dân số không tham gia lao động (trẻ em, ngƣời già, tàn tật, C = 50% ).
Biện pháp tổ chức lao động, dân số
So sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số tính theo nhu cầu lao động quy hoạch để nghiên cứu giải pháp phân bố dân cƣ ta có:
N1đ - NT = ∆ Khi ∆ > 10% so với N1đ
chuyển dân đi nơi khác.
NT < N1đ dân số ít, lao động thiếu cho phép nhập dân đến
Khi ∆ < 10% so với N1đ có thể cân đối lao động tại chỗ bằng cách mở rộng ngành nghề.
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
2.4.5.1. Phương pháp xây dựng bản đồ
Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.
- Hai loại bản đồ trên đƣợc xây dựng theo phƣơng thức số hóa trên phần mềm utocad.
2.4.5.2. Phương pháp phân tính toán hiệu quả kinh tế a. Xác định các dự án ưu tiên và suất đầu tư
- Danh mục các dự án ƣu tiên thực hiện (trƣờng học chuẩn, bê tông hoá thuỷ lợi, đƣờng liên thôn, nhà văn hoá ...)
b. Dự tính nhu cầu đầu tư
- Nhu cầu đầu tƣ cho xây dựng ƣu tiên trên địa bàn xã
- Tổng nhu cầu đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá xã hội và môi trƣờng để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã
c. Dự tính phương án huy động vốn
hƣơng 3
KẾT QUẢ GHIÊ ỨU VÀ THẢ UẬ
3.1. iều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã ai Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mai Sơn nằm ở phía Bắc huyện Lục Yên có diện tích tự nhiên: 1.752,88 ha cách trung tâm huyện 08 km:
Phía Bắc: Giáp với xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên và xã Vĩ Thƣợng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Phía Nam: Giáp xã Tân Lĩnh và xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Phía Đông: Giáp xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Phía Tây: Giáp với xã Lâm Thƣợng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Là một xã có địa hình đồi núi cao có các con suối chảy qua địa bàn xã xen kẽ những cánh đồng tƣơng đối bằng phẳng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông đƣờng bộ liên xã đi qua khu trung tâm xã nên rất thuận tiện cho việc giao lƣu phát triển kinh tế xã hội.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Theo số liệu điều tra của trung tâm khí hậu thủy văn tỉnh Yên Bái, xã Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hƣớng gió chủ đạo là gió đông nam, nhiệt độ không khí trung bình từ 210c đến 230c, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 91%, độ ẩm trung
bình tháng thấp nhất 62%.
Hƣớng gió chủ đạo là gió Đông Nam - Tây Bắc, tốc độ gió 1,2 m/s. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình không khí: Từ 21°c - 23°c, max: 37°c - 39°C; min: l°c - 2°c.
Độ ẩm không khí trung bình năm: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 91%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 62%, lƣợng bốc hơi cả năm 692mm.
Chế độ nắng: Tổng giờ nắng trung binh hàng năm là 6.500h ― 7.500h, trung bình vào mùa hè 9 -10 h/ngày,
Lƣợng mƣa:
+ Mùa mƣa: Từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lƣợng mƣa của cả năm. Lƣợng mƣa trung bình năm: (1.700 - 2.200)mm/năm.+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thƣờng có mƣa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hƣởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lƣợng mƣa nhỏ nhất chỉ đạt 17- 26 mm vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Gió, bão: Hƣớng gió chủ đạo là gió Đông Nam và Tây Bắc (từ tháng 11-3 năm sau), mùa hạ gió chủ đạo là gió Đông Nam (từ tháng 4 - 10), mang theo hơi nƣớc và không khí ẩm. Bão, áp thấp nhiệt đới thƣờng xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mƣa lớn.
Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt: Sƣơng muối, sƣơng mù, thƣờng xuất hiện vào tháng 1 - 3 , nhƣng ít ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp
- Thủy văn: Hệ thống thủy văn của xã bao gồm nhiều khe suối nhỏ và đƣợc tập trung vào con suối Ngòi Biệc, suối có lƣợng nƣớc mặt tự nhiên là nguồn cung cấp nƣớc tƣới và sinh hoạt cho nhân dân. Về mùa mƣa thƣờng có lũ gây sạt lở hai bên bờ.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
cho sản xuất nông-lâm nghiệp. Theo số liệu kiểm kê đất đai và số liệu quy hoạch 3 loại đất tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 1752,88 ha Trong đó:
Đất nông nghiệp là: 1.582,05 ha chiếm 90,26% tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp là: 77,84 ha chiếm 4,44% tổng diện tích tự nhiên. Đất chƣa sử dụng là: 92,99 ha chiếm 5,30% tổng diện tích tự nhiên. - Tài nguyên nƣớc: Tài nguyên nƣớc đƣợc nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nƣơc chính là nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm.
Nguồn nƣớc mặt: Chủ yếu đƣợc khai thác và sử dụng từ các khe suối, trên địa bàn, trong đó suối Ngòi Biệc là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, các chất thải, rác' thải trên địa bàn xã ngày càng nhiều làm ô nhiễm các khe, suối, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc mặt của xã.
Nguồn nƣớc ngầm: Theo kết quả nghiên cứu chung của tỉnh thì nguồn nƣớc ngầm của xã khá phong phú, chất lƣợng nƣớc tốt, chiều sâu của tầng chứa nƣớc thay đổi từ 30 đến 50 mét, tuy nhiên nƣớc ngầm hiện tại mới đƣợc khai thác sử dụng cho sinh hoạt của các khu dân cƣ, Trong tƣơng lai cần khai thác đƣa vào phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
-Tài nguyên rừng: Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc có kế hoạch giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình cá nhân để nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất mình đƣợc giao, hiệu quả cho thấy rõ rệt độ che phủ của rừng tăng lên, hàm lƣợng mùn tăng lên, tình trạng xói mòn rửa trôi đƣợc hạn chế.
Hiện nay xã Mai Sơn có 791,14 ha rừng trồng sản xuất, diện tích này góp phần vào việc làm chức năng lọc không khí, điều tiết nƣớc, nhiệt độ, điều