Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 27)

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lƣu trữ hàng năm có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu nhƣ:

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn tài nguyên khác.

- Hệ thống hồ sơ, bản đồ, cở sở dữ liệu liên quan đến dự án trồng rừng phòng hộ từ năm 2011 - 2015

- Các văn bản pháp luật, các nghiên cứu về dự án trồng rừng phòng hộ - Kế thừa tài liệu có liên quan khác đến các vấn đề nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Phƣơng pháp thu thập số liệu theo ô tiêu chuẩn rừng (ôtc): Sử dụng phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời để đo đếm các chỉ tiêu sinh trƣởng của rừng trồng phòng hộ. Mỗi lô rút để lập ra một ô tiêu chuẩn điển hình. Do điều kiện nghiên cứu có hạn và diện tích rừng trồng lớn, luận văn chỉ tiến hành nghiên cứu tình hình sinh trƣởng của một loài cây trồng có diện tích nhiều nhất của Dự án trên địa bàn 02 xã: xã Du Tiến, xã Bạch Đích.

- Mỗi xã lập 03 ô tiêu chuẩn với diện tích 100m2/ôtc (10mx10m). Tổng số ô tiêu chuẩn đƣợc điều tra nghiên là 06 ôtc. Trên các ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các chỉ tiêu lâm học: đƣờng kính thân cây, chiều cao vút ngọn; mật độ cây trồng, phẩm chất cây rừng…

+ Đƣờng kính gốc cây: Dùng thƣớc kẹp kính để đo theo hai hƣớng Đông Tây và Nam Bắc.

+ Chiều cao vút ngọn: Đo bằng thƣớc dây kết hợp với sào đo cao với độ chính xác đến dm.

+ Phẩm chất cây: Trong khi đo đếm các chỉ tiêu đƣờng kính, chiều cao trong ôtc, dựa vào hình thái cây rừng và khả năng sinh trƣởng để phân cấp cây rừng ra thành các cấp sau:

(1) Cây tốt: là cây có các chỉ tiêu sinh trƣởng vƣợt trội so với lâm phần, có tán lá phát triển cân đối, không sâu bệnh, không bị cong queo, không gãy ngọn.

(2) Cây trung bình: là cây tham gia vào tán rừng, nhƣng các chỉ tiêu khác kém hơn chỉ tiêu cây tốt.

(3) Cây xấu: là cây sinh trƣởng kém, cây cong queo, sâu bệnh, lệch tán, gẫy ngọn, tán cây nằm dƣới tán rừng.

*Ghi chú: Do một số lý do khách quan, tác giả đã sử dụng 6 OTC với diện tích 100m2

kèm với số liệu kiểm kê rừng năm 2015 để đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá chất lƣợng rừng cũng nhƣ hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả của hoạt động trồng rừng phòng hộ. Xử lý bằng 02 phƣơng pháp sau:

2.4.3.1. Tính các thông số có liên quan đến đầu vào của trồng rừng phòng hộ

* Các chỉ số diện tích, độ dốc, thảm thực bì,.. đƣợc tổng hợp bằng các báo cáo tổng kết cuối năm, báo cáo kết quả trồng rừng, các hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng,…

* Tỷ lệ sống đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đếm số cây hiện còn để

tính mật độ cây cho 1 ha và chia cho mật độ trồng rừng.

* Đánh giá phẩm chất lô cây rừng bằng bảng phân - đánh giá cấp phẩm chất lo cây rừng theo phƣơng pháp của Phạm Văn Điển (Hướng dẫn kiểm kê rừng thuộc Dự án JBIC) [12]. Có thể tóm tắt phƣơng pháp này nhƣ sau (theo bảng 1.1 và bảng 1.2):

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá cấp phẩm chất lô cây rừng Cấp phẩm chất

của lô rừng

Tỷ lệ về số cây (%)

Cây tốt Cây trung bình Cây xấu

A (Tốt) ≥34 - <34

B (Trung bình) 34 - 66 - 34 - 66

C (Xấu) <34 - ≥66

Diễn giải:

- Phẩm chất cây rừng đƣợc phần thành 3 cấp là tốt, trung bình, xấu. Gọi T là tỷ lệ phần trăm số cây tốt, TB là tỷ lệ phần trăm số cây trung bình, X là tỷ lệ phần trăm số cây xấu, ta có:

T + TB + X = 100 (%) (2.1)

0 ≤ T ≤ 100 0 ≤ TB ≤ 100

0 ≤ X ≤ 100

- Do quy luật bù trừ, nên với TB bất kỳ và T = X, thì lô rừng thuộc cấp phẩm cấp trung bình (vì T = X, tức là số cây tốt bằng số cấy xấu, quy đổi bằng trung bình). Vì xác suất xuất hiện của T, TB và X bằng nhau, nên có thể chia tỷ lệ số cây có phẩm chất bất kỳ thành 3 khoảng bằng nhau: 0 - 34, 34 - 66, 66 - 100. Ta lập đƣợc bảng 1.2 dƣới đây:

Bảng 1.2: Phân cấp mức độ tốt, trung bình, xấu

Tỷ lệ % 0 - < 34 34 - < 66 66 -100

T 3 2 1

TB 3 2 1

X 1 2 3

- Ở bảng 1.2, số 1 chỉ mức độ mong đợi nhất (tốt), số 2 chỉ mức độ mong đợi vừa phải (trung bình), số 3 chỉ mức độ ít mong đợi nhất (xấu).

Chẳng hạn, nếu tỷ lệ cây tốt (T) ở khoảng 66 - 100 là tốt, tốt nhất bằng 100%; nêý tỷ lệ cây xấu (X) trong khoảng 0 - 34 thì tốt, tốt nhất có X = 0.

- Căn cứ vào bảng 1.2, sẽ lập đƣợc những tổ hợp gồm 3 số, số đầu chỉ mức độ tỷ lệ cây tốt, số thứ hai chỉ mức độ của tỷ lệ trung bình, số thứ ba chỉ mức độ của tỷ lệ cây xấu. Chẳng hạn, nếu lập đƣợc tổ hợp là 223, thì có nghĩa tỷ lệ cây tốt của lâm phần ở mức độ 2, tỷ lệ số cây trung bình ở mức độ 2 và tỷ lệ cây xấu ở mức độ 3.

- Về mặt toán học, xác định đƣợc 27 tổ hợp. Tuy nhiên, thực tế chỉ tồn tại 16 tổ hợp (trừ các tổ hợp 111, 112, 113, 122, 123, 133, 212, 213, 211, 313).

+ Lô rừng tốt (A), gồm 4 tổ hợp: 131, 121, 221, 231 (tốt nhất là 131)

+ Lô rừng xấu (B), gồm 3 tổ hợp: 333, 233, 323 (xấu nhất là 333)

+ Lô rừng trung bình (C), gồm 9 tổ hợp còn lại: 332, 331, 321, 311, 322, 312, 222, 232, 132.

- Với phƣơng pháp trên, bảng 1.1 không cần thiết phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của số cây có phẩm chất trung bình. Mặc dù việc ghi thêm vào là hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Có thể sử dụng 16 tổ hợp nêu trên để đánh giá cấp phẩm chất của lô rừng bất kì, nhƣng sẽ phức tạp hơn so với việc sử dụng bảng 1.1 mặc dù cả hai đều cho kết quả tƣơng tự.

2.4.3.2 Tính các chỉ số phản ánh 2.4.3.1. Hiệu quả về kinh tế

Sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR để đánh giá:

- Chỉ tiêu NPV: NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value) là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận đạt đƣợc trong cả chu kỳ kinh doanh của 1 chƣơng trình đầu tƣ nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận). Công thức tính nhƣ sau:

         n i i i i r C B NPV 1 1 (2.2) Trong đó: Bi- Thu nhập đạt đƣợc ở kỳ thứ i Ci- Chi phí bỏ ra ở kỳ thứ i

(Bi -Ci)- lợi nhuận đạt đƣợc ở kỳ thứ i r- tỷ lệ lãi suất vốn đầu tƣ

i là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm) Nếu NPV>0: dự án có lãi

Nếu NPV=0: dự án hoà vốn Nếu NPV<0: dự án lỗ vốn

- Chỉ tiêu IRR: Là tỷ lệ hoàn vốn nội tại. IRR (Internal Rate of Return)

là một hệ số mà nếu chƣơng trình đầu tƣ vay vốn bằng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn. Tức là nếu r = IRR thì : NPV(IRR) = 0 hay:

         0 1 i i i IRR C B NPV (2.3)          n i n i i i i IRR C IRR B 1 1 1 (1 ) (2.4)

- IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của 1 chƣơng trình đầu tƣ. Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ đƣợc trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về ngƣời trồng rừng.

- IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà dự án đầu tƣ có thể chấp nhận đƣợc mà không bị lỗ vốn. IRR đƣợc tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tƣ có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh, cụ thể:

Nếu IRR = r: dự án hoà vốn Nếu IRR < r: dự án lỗ vốn

- Chỉ số BCR: Là tỷ suất thu nhập so với chi phí. BCR (Benefits to Costs ratio) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của thu nhập so với giá trị hiện tại của chi phí trong cả chu kỳ sản xuất của 1 chƣơng trình đầu tƣ nhất định. Công thức tính nhƣ sau:         n i i i n i i i r C r B CPV BPV BCR 1 1 ) 1 ( ) 1 ( (2.5) Trong đó:

BCR là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí BPV là giá trị hiện tại của thu nhập CPV là giá trị hiện tại của chi phí

Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, cụ thể:

Nếu BCR > 1 dự án có lãi Nếu BCR = 1: dự án hoà vốn Nếu BCR < 1: dự án lỗ vốn

2.4.4.2. Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả về xã hội đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân với các tiêu chí sau:

- Tạo việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng

- Thay đổi nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng

2.4.4.3. Hiệu quả về môi trường

- Mức độ độ che phủ của rừng trong phạm vi huyện - Mức độ thay đổi về nhóm thực bì

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Minh là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang và là 01 trong 62 huyện nghèo nhất nƣớc. Gồm 01 thị trấn và 17 xã với tổng diện tích 78.365,2 ha, dân số là 87.832 ngƣời (năm 2015). Huyện lỵ là thị trấn Yên Minh nằm trên đƣờng Quốc lộ 4 (4C) cách thành phố Hà Giang khoảng 98 km về hƣớng Đông Bắc. Tỉnh lộ 176 theo hƣớng Nam đi huyện Bắc Mê, và có địa giới hành chính nhƣ sau:

- Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc, phía Đông Bắc giáp huyện Đồng Văn, phía Đông Nam giáp huyện Bảo Lâm (Cao Bằng)

- Phía Tây giáp huyện Quản Bạ - Phía Nam giáp huyện Bắc Mê

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

3.1.2. Địa hình, địa thế

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 78.365,17 ha. Yên minh là huyện nằm trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình khá lớn từ 500 - 1.200m, có nhiều dãy núi cao, trong đó có những đỉnh cao trên 1.500m. Do địa hình nằm trên cấu trúc địa chất bị chia cắt mạnh, phức tạp, độ dốc lớn của địa hình đã tạo nên sự khác biệt lớn về địa thế, thời tiết giữa các vùng.

Căn cứ điều kiện tự nhiên các xã trong huyện phân chia ra các kiểu địa hình chính sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao nhƣ Lao và chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250

.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dƣới 900m, phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, Thị trấn Yên Minh, Bạch Đích. Ở dạng địa hình này, độ

dốc và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.

- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp nhƣ thung lũng thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này đƣợc cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvi.

- Địa hình casto: Phân bố ở các xã Thắn Mố, Phú Lũng, Sủng Thái, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đƣờng Thƣợng. Chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thƣờng là đất đỏ vàng (Ferasols), tầng đất dầy, kết cấu tốt. Về mùa khô dạng địa hình ở khu vực này thƣờng thiếu nƣớc nghiêm trọng.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm và mƣa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô; thƣờng có sƣơng muối, mƣa đá, gây ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.

Nhiệt độ trung bình năm là 15,70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 20,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 8,80

C (tháng 1).

Lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1.400 mm, khí hậu đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm (khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm), thời gian này thƣờng xẩy ra lũ quét, lũ ống, gây thiệt hại, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và các công trình khác nhƣ giao thông thủy lợi. Mùa khô thƣờng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

(khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm), trong khoảng thời gian này không có mƣa, hoặc mƣa rất ít, thời gian này thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng.

Số giờ nắng bình quân trong năm khoảng 1.316 giờ Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân: 84%

Lƣợng bốc hơi: bình quân năm là 63,8%

3.1.3.2. Thủy văn

Trên địa bàn còn có hai con sông lớn là sông Miện và sông Nhiệm. Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc qua Yên Minh đến Thành phố Hà Giang, đổ ra sông Lô có chiều dài 48km, đi qua 6 xã của Yên Minh. Sông Nhiệm chảy qua Yên Minh - Mèo Vạc và hợp lƣu với sông Gâm, có chiều dài 22km. Đây là 2 nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

Ngoài ra còn có hệ thống khe, suối nhỏ khá dầy đặc phân bố đều khắp trong toàn huyện tạo nên lƣợng nƣớc lớn cung cấp, tƣới tiêu cho đồng ruộng. Nhƣng do địa hình phức tạp, các khe, suối đều ngắn và dốc, trên đầu nguồn các khe, suối rừng bị tàn phá chƣa có thời gian hồi phục, tỉ lệ che phủ của rừng thấp nên vào mùa khô thƣờng thiếu nƣớc.

Vào mùa mƣa hay gây ra lũ quét, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân trong vùng. Về mùa khô chỉ có những xã núi đất mới đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt, ở những xã núi đá ngay cả nƣớc dùng cho sinh hoạt cũng thiếu nhiều nên hầu nhƣ không đáp ứng đƣợc cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.4.1. Địa chất

Yên Minh có nền địa chất đƣợc hình thành từ kỷ Đề-vôn, trải qua quá trình phong hoá và biến động địa chất đã tạo nên nền địa chất với các nhóm đá có nguồn gốc trầm tích, biến chất. Một số loại đá mẹ chủ yếu trong vùng là đá phiến thạch, đá sa thạch, đá hỗn hợp và hệ thống núi đá vôi.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Đất đai huyện Yên Minh đƣợc hình thành từ đá mẹ có nguồn gốc trầm tích và biến chất với một số loại chính: phiến thạch, sét, đá vôi,…Từ những loại đá mẹ trên, trải qua quá trình phong hoá lâu đời đã tạo nên 05 nhóm đất chủ yếu:

- Nhóm đất đồi (nhóm đất đỏ): Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sƣờn dốc. Đƣợc hình thành trên nền đá Macmabazơ và đá vôi, đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua. Có quá trình tích lũy Fe, Al

(sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng; mức tích lũy phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Hàm lƣợng mùn và đạm tổng số ở tầng mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)