4.1. Một số yếu tố đầu vào cho trồng rừng phòng hộ
4.1.2. Cơ cấu loài cây trồng rừng phòng hộ
- Loài cây giống trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện đƣợc lựa chọn từ các tập đoàn loài cây: Thông, Sa mộc, Trẩu, Sở… (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Đất đai, khí hậu, thời tiết, điều kiện thực tế của vị trí trồng rừng phòng hộ tại khu vực bên cạnh, nhu cầu trồng rừng của các hộ nhận khoán, tổ chức, cá nhân).
- Những loài cây này có đặc điểm là dễ thích nghi với khí hậu khắc nghiệt. Các loài cây: Trẩu, Sở là những loài cho lâm sản ngoài gỗ rất hiệu quả; hạt của các loại cây này có chứa 50-70% dầu, có giá trị xuất khẩu cao; thông thƣờng sau 6 năm sẽ cho thu hoạch.
- Kết quả tổng hợp tỷ lệ các loài cây tham gia trồng rừng phòng hộ thông qua diện tích (ha) và vùng xung yếu đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Tỷ lệ các loài cây đƣợc trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện
STT Địa điểm
Diện tích loài cây trồng (ha) Tổng cộng Thông mã vĩ Sa mộc Sở Trẩu Loài khác 1 Toàn huyện 4.147,2 2.402,1 1.483,2 160,4 50,2 51,3 2 Xã Du Tiến 313,7 313,7 3 Xã Bạch Đích 690,0 210,9 372,3 71 33,7 2,12
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)
Kết quả tỷ lệ các loài cây đƣợc trồng rừng phòng hộ đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau: 2402,1 1483,2 160,4 50,2 51,3 313,7 210,9 372,3 71 33,7 2,1 0,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 3000,0 Thông mã vĩ Sa mộc Sở Trẩu Loài khác Diện tích (ha) Loài cây Toàn huyện Xã Du Tiến Xã Bạch Đích
Bảng 4.6: Diện tích loài cây đƣợc trồng phòng hộ theo vùng xung yếu (ha)
STT
Loài cây
Vùng Thông mã vĩ Sa mộc Sở Trẩu Loài khác
1 Rất xung yếu 648,7 1113,8
2 Xung yếu 1753,4 365,8 49,6 3,9
3 Ít xung yếu 3,6 110,8 46,3 51,3
Tổng cộng 2402,1 1483,2 160,4 50,2 51,3
(Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)
Kết quả diện tích các loài cây đƣợc trồng rừng phòng hộ phân theo vùng xung yếu đƣợc thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ các loài cây phân theo vùng xung yếu
Qua bảng 4.5, 4.6 và biểu đồ 4.5, 4.6 cho thấy: Số lƣợng loài cây đƣợc lựa chọn để trồng rừng phòng hộ rất đa dạng, tuy nhiên về tỷ lệ các loài cây đƣợc lựa chọn là khác nhau. Loài cây đƣợc lựa chọn chủ yếu là Thông mã vĩ
Diện tích (ha)
và Sa mộc (hai loài cây này chiếm tỷ lệ trồng rừng 93,7%), trồng ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy có những xã thành phần loài cây đƣợc lựa chọn trồng rừng phòng hộ 100% là Thông mã vĩ
(xã Du Tiến). Các loài cây còn lại nhƣ Sở, Trẩu và một số loại khác đƣợc trồng chủ yếu ở nơi ít xung yếu.
- Trong quá trình nghiên cứu, việc chọn lựa các loài cây phục vụ cho công tác trồng rừng có ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại của việc trồng rừng. Tuy nhiên, những loài cây ở đây chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về khả năng phòng hộ.
- Với mục tiêu là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn nên việc chọn loại cây giống có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa, đặc tính sinh trƣởng, kết cấu hệ rễ, kết cấu tán, khả năng sống hỗn giao, hình thành rừng đa dạng tầng tán, khả năng gây trồng, khả năng tái sinh, mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và khả năng chấp nhận của ngƣời dân là chƣa phù hợp. Vì vậy, việc thay thế loài cây là cần thiết để đáp ứng đƣợc các tiêu chí trồng rừng phòng hộ.
- Với một số điều kiện lập địa không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt,... lại chọn loài giống cây mọc chậm cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tỷ lệ che phủ rừng. Vì sau 4 năm việc nghiệm thu thành rừng là không khả quan.