Địa hình, địa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 33 - 34)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.2. Địa hình, địa thế

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 78.365,17 ha. Yên minh là huyện nằm trong vùng chủ yếu là núi đá xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình khá lớn từ 500 - 1.200m, có nhiều dãy núi cao, trong đó có những đỉnh cao trên 1.500m. Do địa hình nằm trên cấu trúc địa chất bị chia cắt mạnh, phức tạp, độ dốc lớn của địa hình đã tạo nên sự khác biệt lớn về địa thế, thời tiết giữa các vùng.

Căn cứ điều kiện tự nhiên các xã trong huyện phân chia ra các kiểu địa hình chính sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao nhƣ Lao và chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250

.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi dƣới 900m, phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, Thị trấn Yên Minh, Bạch Đích. Ở dạng địa hình này, độ

dốc và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.

- Địa hình thung lũng: Ở Yên Minh có các thung lũng kín xung quanh là núi thấp nhƣ thung lũng thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này đƣợc cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvi.

- Địa hình casto: Phân bố ở các xã Thắn Mố, Phú Lũng, Sủng Thái, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đƣờng Thƣợng. Chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thƣờng là đất đỏ vàng (Ferasols), tầng đất dầy, kết cấu tốt. Về mùa khô dạng địa hình ở khu vực này thƣờng thiếu nƣớc nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)