Xuất một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả trồng phòng hộ trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 70)

địa bàn nghiên cứu

Qua nghiên cứu cho thấy, sau 5 năm tỷ lệ thành rừng đạt của 2 xã Bạch Đích (42,39%) và Du Tiến (68,25%) là thấp, chƣa đủ điều kiện thành rừng. Vì vậy tác giả có một số đề xuất nhƣ sau:

- Thời gian xây dựng rừng là 7 năm (1 năm trồng + 6 năm chăm sóc)

đối với các loài cây mọc chậm nhƣ (Thông mã vĩ, Sa mộc), không phù hợp với quy định cũ là 4 năm (1 năm trồng + 3 năm chăm sóc) để đáp ứng đƣợc chất lƣợng rừng sau khi trồng.

- Cần có thêm về các nghiên cứu về loài cây có khả năng phù hợp với tiêu chí trồng rừng phòng hộ.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống ở 2 xã Du Tiến (65,6%) và Bạch Đích (71,9%) là thấp. Bởi vậy:

+ Việc thiết kế các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phải áp dụng theo đúng hƣớng dẫn quy định: Từ khâu khảo sát, lựa chọn lập địa, lựa chọn loài cây trồng (cây giống trồng rừng phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí đánh giá chất lượng cây giống). Trong quá trình thiết kế trồng rừng ngoài việc chú trọng đến loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, cần tăng cƣờng phƣơng thức phục hồi rừng bằng khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung đối với các diện tích đang đƣợc khoanh nuôi bảo vệ ở những lô bên cạnh nhằm tăng cƣờng sự hỗ trợ về điều kiện sinh thái của các diện tích đang đƣợc khoanh nuôi, bảo vệ.

+ Tiếp tục đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt đƣờng giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, kiểm tra, giám sát.

+ Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Ban quản lý thực hiện chƣơng trình trồng rừng phòng hộ từ cấp tỉnh, huyện, xã và ngƣời dân tham gia. Đồng thời xây dựng một cơ chế quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ, để các hoạt động trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện đúng kỹ thuật, tiến độ và thời gian quy định.

- Phẩm chất lô cây rừng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ % cây trung bình chiếm cao (47,2 - 51,5%), vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ cần phải thực hiện theo đúng

quy trình và hƣớng dẫn kỹ thuật. Cần mở các lớp tập huấn để ngƣời dân nắm đƣợc các kiến thức cơ bản về chăm sóc quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt là phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh.

- Sử dụng kiểm định t - student để so sánh sinh trƣởng của loài Thông mã vĩ giữa hai xã Du Tiến và Bạch Đích cho thấy sự khác nhau. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm về các loài cây phù hợp với điều kiện lập địa tại xã Bạch Đích.

- Đối với rừng phòng hộ đã trồng, những nơi có tỷ lệ thành rừng thấp, thực hiện điều chế rừng hợp lý và bổ sung các cây bản địa để dần xây dựng phòng hộ có chất lƣợng.

- Đối với rừng phòng hộ phân chia theo mức độ xung yếu, nên chọn các loài cây có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa, đặc tính sinh trƣởng, kết cấu hệ rễ, kết cấu tán, khả năng sống hỗn giao, hình thành rừng đa dạng tầng tán, khả năng gây trồng, khả năng tái sinh, mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và khả năng chấp nhận của ngƣời dân, ví dụ nhƣ:

+ Rất xung yếu: Nghiến, Bách Vàng, Sa mộc, Pơ mu.

+ Xung yếu: Tống quá sủ, Bách Xanh, Thông nhựa, Thông mã vĩ. + Ít xung yếu: Quế, Lát Hoa

- Hiệu quả về kinh tế trong dự án này là rất thấp (không có lãi về mặt kinh tế). Cần tăng thêm suất đầu tƣ hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ, vì mức đầu tƣ 15 triệu đồng/ha hiện nay là quá thấp, chƣa đủ chi phí công lao động cho ngƣời làm rừng. Chính vì vậy các hoạt động trồng rừng phòng hộ chƣa có sức hấp dẫn và thu hút ngƣời dân tham gia. Bên cạnh đó cần xây dựng định suất đầu tƣ cho từng loại cây trồng và điều kiện lập địa khác nhau, tránh hiện tƣợng cào bằng nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình thực hiện việc đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang luận văn đã đi đến những kết luận sau:

- Sau 5 năm thực hiện chƣơng trình rừng phòng hộ giai đoạn 2011 - 2015 toàn huyện đã triển khai thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đƣợc 4.147,2 ha. Diện tích rừng trồng phòng hộ trên địa bàn huyện đƣợc trồng cao nhất là năm 2013 (với diện tích 1.418,3 ha) và thấp nhất là năm 2015 (với diện tích 386,7 ha). Trồng rừng phòng hộ thực hiện 4.147,2 ha/1.590,3 ha đạt 260,8% kế hoạch của dự án.

- Vùng đất phục vụ cho trồng rừng chủ yếu là vùng xung yếu (chiếm 85,4%), thực bì nơi trồng rừng chủ yếu là thực bì cấp II (chiếm 78,3%), độ đốc khu vực trồng rừng chủ yếu có độ dốc từ 15 - 25% (chiếm 76,5%), hƣớng dốc chủ yếu là hƣớng Đông Nam và Tây Nam;

- Kết quả khảo sát đánh giá các chất lƣợng rừng trồng phòng hộ cho thấy, sau 4 năm:

+ Về tỷ lệ cây sống tại xã Du Tiến (1.050 cây/ha, đạt 65,6%) thấp hơn so với tỷ lệ cây sống tại xã Bạch Đích (1.150 cây/ha, đạt 71,9%); (Tỷ lệ sống trước khi nghiệm thu chăm sóc đạt trên 80%.)

+ Tỷ lệ thành rừng tại xã Bạch Đích (42,39%) và Du Tiến (68,25%) là thấp. Tuy nhiên, với điều kiện lập địa và khí hậu khắc nghiệt thì kết quả ở đây là khả quan.

+ Phẩm chất cây rừng tại xã Du Tiến thấp, chất lƣợng kém hơn so với tại xã Bạch Đích. Cho thấy chất lƣợng cây rừng ở xã Du Tiến là không bảo đảm.

- Kiểm định t - student để so sánh sinh trƣởng và tăng trƣởng tại xã Du Tiến và Bạch Đích cho thấy:

+ Đối với D0: Sig = 0,75 > 0,05, phƣơng sai hai mẫu đƣợc coi là bằng nhau. Sig. (2-tailed) = 0 < 0,05, hai mẫu quan sát không thuần nhất với nhau. Có sự sai khác về đƣờng kính gốc giữa hai dạng địa hình.

+ Đối với Hvn: Sig = 0,28 > 0,05, phƣơng sai hai mẫu đƣợc coi là bằng nhau. Sig. (2-tailed) = 0 < 0,05, hai mẫu quan sát không thuần nhất với nhau. Có sự sai khác về chiều cao giữa hai dạng địa hình.

Từ những số liệu trên có thể kết luận, điều kiện lập địa ở hai xã Du Tiến và Bạch Đích là khác nhau, có chênh lệch lớn về D0 và Hvn. Tại xã Bạch Đích, cơ cấu cây trồng còn chƣa phù hợp với điều kiện lập địa, việc áp dụng các kỹ thuật còn chƣa tốt dẫn đến chất lƣợng cây rừng ở đây chƣa đảm bảo.

+ Sinh trƣởng của cây trồng trong các mô hình đều ở mức trung bình và khá. Trên những điều kiện lập địa thích hợp, loài cây cho sinh trƣởng tốt là Thông mã vĩ. Vì vậy cũng đã tạo nên các mô hình thành công nhƣ: Thông Mã vĩ thuần loài; Sa mộc thuần loài,...

+ Thông qua việc đánh giá lô rừng bằng phân cấp cấp phẩm lô cây rừng tại 2 xã Bạch Đích và Du Tiến lại cho thấy là tốt.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ cấu loài cây trồng đa dạng bao gồm các loài cây trồng nhƣ: Thông mã vĩ, Sa mộc, Trẩu, Sở… Trong số các loài đó, loài cây trồng đƣợc lựa chọn chủ yếu là Thông mã vĩ và Sa mộc

(hai loài cây này chiếm tỷ lệ trồng rừng 93,7%), cá biệt có một số lập địa loài cây trồng đƣợc lựa chọn 100% là Thông mã vĩ;

- Các mô hình chủ yếu là trồng thuần loài, cơ cấu cây trồng đơn giản, có một số mô hình trồng hỗn giao.

- Về mật độ trồng rừng 1.600 cây/ha;

- Các hƣớng dẫn kỹ thuật có ƣu điểm là đã chú ý, quan tâm đến các loài cây đa tác dụng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhƣ chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về từng loài cây trong từng mô hình, trên từng dạng lập địa cụ thể, thiếu

hƣớng dẫn tỉa thƣa, thiếu các biện pháp lâm sinh tác động để điều khiển quá trình phát triển của rừng nhƣ mong muốn,… Bên cạnh đó, việc lựa chọn loài cây lá kim (Thông mã vĩ, Sa mộc,..) kèm với mô hình trồng rừng thuần loài là chƣa phù hợp với tiêu chí trồng rừng phòng hộ.

- Ngay sau khi triển khai thực hiện Dự án tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định quy định về mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tƣ - dự toán các công trình lâm sinh thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang với tổng chi phí đầu tƣ cho trồng rừng là 15 triệu đồng/ha.

Đánh giá đƣợc hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng khi triển khai trồng rừng phòng hộ tại huyện Yên Minh:

+ Hiệu quả về kinh tế: Chƣơng trình thực hiện không có lãi về mặt kinh tế mà có ý nghĩa chủ yếu về mặt xã hội và môi trƣờng. Không có khả năng thu hồi vốn, phản ánh đúng bản chất của chƣơng trình trồng rừng phòng hộ.

+ Hiệu quả về xã hội: Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập đƣợc cho khoảng 13.600 lao động. Bình quân mỗi hộ tham gia thực hiện dự án nhận đƣợc 511.500 đ/hộ/năm. Chính sách đã hỗ trợ gạo cho ngƣời dân tham gia trong việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án nhận đƣợc 28,35kg gạo/hộ/năm và đã giải quyết đƣợc một phần vấn đề an ninh lƣơng thực, an sinh xã hội.

+ Hiệu quả về môi trƣờng: Lồng ghép công tác trồng rừng phòng hộ với công tác tác bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, cải thiện chất lƣợng rừng và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, góp phần phát huy tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn, duy trì đƣợc nguồn nƣớc phục vụ sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao và cung ứng DVMTR cho các đơn vi sử dụng DVMTR. Diện tích đất trống giảm 14.547,3 ha, độ che phủ của rừng toàn huyện tăng lên 35,1% (tăng 3,9% từ năm 2011 - 2015). Thảm thực bì trƣớc và sau khi trồng không thay đổi

- Với điều kiện và tình hình thực tế khi triển khai thực hiện trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Yên Minh tác giả đã đề xuất đƣợc 2 giải pháp cơ bản để nâng cao và cải thiện kết quả trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện và có thể áp dụng cho các nơi có điều kiện tƣơng tự: Giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách. Để kết quả trồng rừng phòng hộ thành công cần lồng ghép và phát huy tối đa các giải pháp này đồng bộ phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và môi trƣờng tại địa phƣơng.

2. Tồn tại

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài chƣa khai thác đánh giá đƣợc hết kiến thức bản địa, điều kiện lập địa của địa phƣơng nên đề tài còn chƣa chuyên sâu nội dung; Chƣa đánh giá đƣợc khả năng phòng hộ của rừng.

- Chƣa điều tra khảo sát, đánh giá đƣợc lập địa ở các mô hình mà chỉ điều tra ngoài thực địa 06 ÔTC 100m2

(10x10m).

- Do kết quả nghiệm thu thành rừng trong 4 năm chƣa đại diện cho xã, huyện nên tác giả chƣa nghiên cứu sâu về vấn đề này…

3. Khuyến nghị

- Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ cụ thể trên từng vùng, từng dạng lập địa để có thể căn cứ chọn loài cây và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng hiệu quả.

- Cần có đánh giá chi tiết, tính toán cụ thể về giá trị thực cần đầu tƣ cho 1ha rừng trồng phồng hộ là bao nhiều, lấy đó làm cơ sở để tăng suất đầu tƣ cho trồng rừng phòng hộ theo từng dạng lập địa và loài cây trồng rừng khác nhau.

- Để đánh giá đƣợc tỷ lệ thành rừng cho một xã, huyện cần thời gian nhƣ trong giải pháp: Là 7 năm đối với các loài cây sinh trƣởng chậm,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1.Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (1993), Quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy phạm: Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN/14-92), Hà Nội.

2. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (1998), Quyết định số 175/1998/QĐ/ BNN-KHCN, ngày 4 tháng 11 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kèm theo Quy phạm: Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21 - 98),

Hà Nội.

3.Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2001), Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, Hà Nội.

4.Cao Lâm Anh (2003), Nghiên cứu đánh giá các mô hình lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, Báo cáo đề tài nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

5.Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Nguyễn Bá Chất (1995), Xây dựng mô hình Làm giàu rừng ở các vùng Lâm nghiệp chủ yếu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội

7.Trần Văn Con (2001), “Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lƣợng rừng phòng hộ ở Gia Lai”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 4- 2001, Hà Nội.

8.Đặng Văn Dung (2008), “Đánh giá sinh trƣởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) làm

nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk và Đăk Nông”, Tạp chí khoa học lâm nghiệp số 2/2008, Hà Nội.

9.Nguyễn Anh Dũng (2009), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả phòng hộ đầu nguồn của một số mô hình rừng trồng vùng hồ Hoà Bình. Tạp chí nông nghiệp và PTNT số 6/2009, Hà Nội.

10.Nguyễn Anh Dũng (2011), Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế - xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Ngô Quang Đê, Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh (1993), Trồng rừng phòng hộ, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

12.Phạm Văn Điển (2008), Hướng dẫn kiểm kê rừng thuộc Dự án JBIC, Tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật của Dự án JBIC, Hà Nội.

13.Hội chữ thập đỏ (2002), Tài liệu hội thảo PIMES - Chương trình phòng ngừa thảm họa, Hà Nội.

14.Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

15.Võ Đại Hải (2000), “Những cơ hội và các giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên”, Tạp chí Lâm nghiệp

(10), trang 16-18.

16. Võ Đại Hải (2004), Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn và kết quả nghiên cứu về xói mòn đất dưới các thảm thực vật khác nhau ở Việt Nam, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

17.Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh rừng tự nhiên”, Tập san Lâm nghiệp số 07/1969.

18.Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh rừng tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra - Quy hoạch rừng, Hà Nội.

19. Nguyễn Thế Hƣng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

20. Ngọc Lê Huy (2012), Đánh giá kết quả thực hiện dự án 661 tại khu vực trồng rừng phòng hộ Yên Lập - Quảng Ninh, giai đoạn 1998-2010.

Thái Nguyên

21. Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999). Nghiên cứu tăng sản lượng rừng trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996). Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011 2015 tại huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)