3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.5. Tài nguyên rừng
3.1.5.1. Thực vật rừng
Do yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên rừng huyện Yên Minh mang nhiều đặc trƣng của các ƣu hợp thực vật trong kiểu phụ miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Với các loài trong họ Dẻ, họ Đậu, họ Trám. Ngoài ra còn một số loài đặc hữu nhƣ: Chò, Nghiến, Pơ mu, Thông tre.
3.1.5.2. Các kiểu rừng
Do đặc điểm về khí hậu, địa hình huyện Yên Minh có các kiểu rừng: - Kiểu rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng tự nhiên chủ yếu trên núi đá vôi còn lại do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động. Loài cây chủ yếu là Nghiến, Trai, Ôrô… Trong đó có những loài đặc biệt quý hiếm cần đƣợc bảo tồn nguồn gen.
- Kiểu rừng dầy ẩm: Thƣờng xanh do đặc điểm về đất đai khí hậu rừng sinh trƣởng quanh năm cây lá rộng trên núi trung bình nhiệt đới ẩm, tổ thành loài thực vật trong kiểu rừng này đa dạng loài cây chủ yếu là Dẻ, Kháo…
- Kiểu rừng phục hồi sau nƣơng rẫy: Tổ thành là những cây ƣa sáng, mọc nhanh nhƣ: San san, Thành ngạch… rừng chƣa phân tầng tán, mật độ cây tái sinh có triển vọng nhất từ 1.500m đến 3000 cây/ha.
- Kiểu rừng trồng cây bản địa: cây Thông, Sa mộc và rừng trồng cây lâu năm, cây lấy dầu (Sở), cây ăn quả.
- Kiểu thảm cây gỗ xen cây tái sinh, nứa tép xen đất trống cây gỗ rải rác, cây tái sinh là cây gỗ có triển vọng, nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng.
- Kiểu thảm cây bụi, đất tràng cỏ không có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng, đây là đối tƣợng chủ yếu để trồng rừng của dự án.
3.1.5.3. Hiện trạng tài nguyên rừng
Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2007 của huyện Yên Minh đã đƣợc phê duyệt và kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng hàng năm. Năm 2010, theo thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Yên Minh thì hiện trạng tài nguyên rừng huyện Yên Minh phong phú đa dạng cả về diện tích và chất lƣợng rừng. Với tổng diện tích đất có rừng là 34.322,1 ha phân bố cụ thể: - Rừng trung bình: diện tích 2.647,2 ha với các loại chủ yếu nhƣ: Sồi, Dẻ, Kháo, Giổi, Tranh… và các loài gỗ quý nhƣ: Đinh, Nghiến, Lát hoa,… Đây là trạng thái rừng nguyên sinh hoặc rừng khai thác ở cƣờng độ thấp, rừng có giá trị kinh tế cao và giá trị bảo tồn cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích này tập trung ở các xã Du Tiến, Du Già.
- Rừng nghèo (IIIa1): Diện tích 2.750,4 ha rừng đã qua khai thác nhiều lần với cƣờng độ lớn, tầng tán bị phá vỡ, thành phần chủ yếu gồm Kháo, Ràng ràng, Phay, Trám… Trữ lƣợng và giá trị kinh tế của rừng thấp.
- Rừng phục hồi (IIa và IIb): Diện tích 17.314,8 ha có ở hầu hết các xã trong huyện. Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy với quần thể chủ yếu là cây tiên phong ƣa sáng: Chẹo, Sồi, Dẻ, Bồ đề, Ba soi…
- Rừng tre nứa thuần loài: gồm các loại chủ yếu nhƣ là Nứa, Vầu, Tre đƣợc phân bố ở tất cả các xã trong huyện.
- Rừng núi đá: diện tích là 2.924,2 ha bao gồm các trạng thái rừng giàu, trung bình và rừng hỗn giao với các loài cây đặc thù của núi đá nhƣ: Đinh, Nghiến, Dẻ, Lát hoa, Kháo, Ôrô…
- Rừng trồng: diện tích là: 8.685,5 ha trong đó: rừng trồng có trữ lƣợng: 4.399,9 ha; rừng trồng chƣa có trữ lƣợng: 3.228,6 ha; rừng trồng cây đặc sản 350,1 ha.
3.1.5.4. Động vật rừng
Gồm có Gấu, Sơn dƣơng, Khỉ và một số loài thú nhỏ khác nhƣ: Cáo, Cày, Sóc và một số loài chim nhỏ.